Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

Đường vắng – hay là những số phận muốn được cất tiếng

TÁC PHẨM VÀ DƯ LUẬN (báo Văn Nghệ Trẻ)

Đường vắng – hay là những số phận muốn được cất tiếng 

Tôi đã bắt đầu suy nghĩ rất lung về chủ đề đàn ông bị bạo hành khi đọc tác phẩm “Thời xa vắng” của nhà văn Lê Lựu. Khi ấy, tôi đã nghĩ nhà văn gạo cội này đã hư cấu quá nhiều nhưng dù sao mối ngờ vực về vấn nạn này bắt đầu thâm nhập vào tôi và tôi để tâm quan sát kỹ lưỡng hơn những gì diễn ra xung quanh mình, những mảnh đời mà tôi nghi ngờ đã bị vướng vào “mớ bòng bong” này. Rồi qua năm tháng của cuộc sống thực tế, bằng những trải nghiệm và những quan sát của mình, thúc giục tôi viết nên “Đường vắng” .

Nhà văn Hiệu Constant chia sẻ với Văn Nghệ Trẻ về cuốn tiếu thuyết mới của mình.

“Chúng ta hơi bất công với nam giới”

l  Phóng viên (PĐ): Vấn đề phụ nữ bị bạo hành là vấn đề tòan cầu, dễ tìm được tiếng nói chia sẻ. Nhưng ở “Đường vắng” chị chọn một đề tài khá lạ: nam giới bị bạo hành?

-Hiệu Constant: Bạn nói đúng nhưng theo quan điểm của tôi là chưa đủ. Tức là ta chỉ nên dùng cụm từ «nạn bạo hành” thôi. Bởi như tôi đã nói ở phần mở đầu cuốn sách: “người ta có thể dễ dàng nhìn thấy vết bầm tím trên thân thể một người đàn bà, chứ mấy ai nhìn thấy trái tim người đàn ông đang rỉ máu”! Nạn bạo hành có nhiều cung bậc và những cách thức diễn ra khác nhau, nhưng những nạn nhân của nó thì cùng chung một nỗi bất hạnh đớn đau giống hệt nhau. Với phụ nữ thì còn có nhiều hội đoàn ủng hộ, bảo vệ, còn với đàn ông thì rất ít. Cũng là do những người đàn ông khi bị bạo hành thì họ cảm thấy tự ti mặc cảm, họ xấu hổ, họ không dám thổ lộ hay chia sẻ với người khác, thậm chí là người thân hay bạn bè, nên họ đành lựa chọn cách sống khép kín, âm thầm sống với nỗi đau ấy… Tôi thấy điều này hơi bất công! Chúng ta vẫn luôn đòi hỏi bình đẳng giới, thì tôi thiết nghĩ chúng ta cũng nên bình đẳng trong chuyện này.

-       Trang đầu cuốn tặng có dòng chữ “Tặng Claude”.Độc giả sẽ rất dễ suy diễn đây là một trong những nguyên mẫu của “Đường vắng”. Nếu không có gì bí mật, chị có thể cho biết Claude là ai? Tại sao chị dành tặng cuốn sách này cho Claude?

- Chả có gì bí mật đâu, mà ngược lại tôi rất muốn chia sẻ với bạn đọc điều này bởi Claude chính là “anh xã” tôi. Nhưng bạn an tâm đi, tôi đảm bảo là chồng tôi chưa bao giờ bị vợ bạo hành đâu. Khi đề tặng anh ấy cuốn sách này, thì đó là cách tôi cảm ơn “nửa kia” của mình, bởi anh luôn khuyến khích tôi trong công việc sáng tác văn học. Khi viết “Đường vắng”, tôi đôi khi cũng tham khảo ý kiến của anh ấy… Viết đề tặng anh ấy, và qua những trăn trở day dứt khi viết tác phẩm này, tôi cũng có ý định “răn mình” để trở nên hoàn hảo hơn trong mắt chồng!

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam

 

Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam

https://nghiencuulichsu.com/2013/08/06/bang-tra-cac-chuc-quan-pham-tuoc-hoc-vi-thoi-phong-kien-viet-nam/?fbclid=IwAR3ddB0EOvCKa7DPwS6YrRjLsv1JT6EK7UtfSkHpGgt7-V5kzsyPY0NU7Hk

Án sát : Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bat y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở Quảng Nam. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) quy định Án sát dưới quyền Tổng đốc, Tuần phủ. Ty Án sát sứ các tỉnh có Thông phán, Kinh lịch, bát cửu phẩm Thư lại, Vị nhập lưu thư lại. Số lượng nhiều ít tuỳ theo từng tỉnh.

Ở các tỉnh nhỏ chỉ có Tuần vũ thì Án sát giữ vị trí tỉnh Phó giữ  việc hình. Thời Tự Đức (1848-1883) Án sát coi như tỉnh Phó của tỉnh nhỏ.

Án sát sứ ty: là cơ quan phụ trách việc hình thời Nguyễn. Là ty giúp việc cho Tổng đốc hoặc Tuần vũ.

Ấm chức: Theo Phan Huy Chú-Lịch triều hiến chương loại chí- Cấp bậc phong Ấm thực thi từ thời Trần Thánh Tông, năm Thiệu Phong thứ 10(1267). Lúc bấy giờ định lệ phong Ấm cho Tôn Thất. (Con cháu trước làm tới chức tước gì thì quy định ông cha được truy phong ở mức nào). Đến thời Lê, thời Lê Thánh Tông lệ phong Ấm được quy định khá chi tiết.

Ví dụ: Quận công thì cha và ông đều được phong tước hầu, mẹ và bà đều được phong Chánh phu nhân, vợ được phong Phu nhân, con trưởng được phong Triều liệt đại phu, các con được phong Hoằng tín đại phu, cháu trưởng được phong Hiển cung đại phu.

Tước hầu thì cha và ông đều được phong Bá, mẹ và bà đều được phong Tự Phu nhân, các con trưởng được phong Hoằng tín đại phu, các con được phong Hiển cung đại phu, cháu trưởng được phong Mậu lâm lang…

Đời Huyền Tông, năm Cảnh Trị thứ 2 (1664). chuẩn định cho công thần khai quốc từ Tam thái, Tam thiếu trở lên con cháu đời đời là công thần tôn; công thần trung hưng, thì từ Tả Hữu Đô đốc, Tả Hữu Thị Lang trở lên con cháu đời đời là quan viên tử.

Bá: Tước thứ 3 trong 5 tước thời phong kiến: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam.

Từ thời Lý đã đặt ra tước: Tước Vương, tước công ban cho các thân vương của vua.

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

Amin Maalouf - thành viên Viện Hàn lâm Pháp gốc Liban


Amin Maalouf - thành viên Viện Hàn lâm Pháp gốc Liban  

HIỆU CONSTANT
(Sưu tầm và giới thiệu)

 


Thứ Năm ngày 14 tháng sáu năm 2012 vừa qua, nhà văn Pháp gốc Liban, Amin Maalouf, đã được đón tiếp trọng thể dưới mái vòm hoành tráng của viện Hàn Lâm Pháp. Năm 2011, ông đã được bầu vào chiếc ghế bỏ trống của cố nhà văn Claude Lévi-Strauss.

Trước ông, với sự hòa hợp và phát triển song song hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa Pháp - Arập, vào năm 2006, viện Hàn Lâm Pháp đã từng đón tiếp nữ văn sỹ chuyên viết tiểu thuyết gốc Algêrie: Assia Djebar, nhân vật đầu tiên của xứ Malgreb (Bắc Phi) được bầu vào Viện Bất tử.

Ông là nhà văn người Pháp gốc nước ngoài thứ năm được bước vào địa điểm huyền thoại này, nơi mà từ lâu vốn chỉ là pháo đài dành cho những người Pháp, trước khi hé mở cho các văn sỹ có gốc ngoại quốc. Lần đầu tiên vào năm 1983, dành cho thi sỹ - Tổng thống (Sênêgal) Léopold Sédar Sengor. Sau đó nơi này tiếp tục đón nhận Hector Bianciotti gốc Argentine, François Cheng gốc Trung quốc.

“Tôi đem theo mình tất cả những gì mà hai tổ quốc của tôi đã cho tôi: nguồn cội, ngôn ngữ, cách phát âm, niềm tin vào chính mình, những ngờ vực, và hơn tất cả là những ước mơ của tôi về sự hòa hợp, về sự tiến triển và tồn tại song phương...” đó là lời tâm tình của tân thành viên viện Hàn lâm Pháp trước các đồng sự của mình.

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

Tiểu thuyết Dạt Vòm

 

Tiểu thuyết Dạt Vòm

Tên tác phẩm nguyên bản : La Fugue

Tên tiếng Việt : Dạt Vòm

Tác giả : Valérie Sigward

Dịch giả : Hiệu Constant

NXB : Dân Trí


 

Giới thiệu :

Cuốn tiểu thuyết rất ngắn có thể đọc ở sân bay, trên máy bay khi đi nghỉ… Tuy nhiên, khó mà coi những gì chúng ta đọc được như là một cuốn tiểu thuyết “nhẹ nhàng”! Ngược lại, đây là một cuốn tiểu thuyết rất nhạy cảm nói về sự mất mát của một người thân yêu và những nỗi đau khó bày tỏ đối với những người ở lại. Một cuốn sách mãnh liệt, dữ dội, nghiêm túc và đanh thép. Chủ đề chính của cuốn truyện vốn vẫn được coi như là cấm kỵ, đó là vấn nạn tự tử ở tuổi vị thành niên, một việc làm khiến cha mẹ sững sờ không hiểu, một mất mát khó bù đắp.

Théo, một thiếu niên mười lăm tuổi có một người anh trai tên là Alex. Alex đã chết khi nhảy xuống từ một cây cầu. Chàng trai này ra đi mà không hề để lại bất kỳ một dòng chữ nào để giải thích việc làm của mình, cũng như trước đó cậu không hề có điều tiếng lẫn phàn nàn gì về cuộc sống cũng như gia đình. Alex có cô bạn gái tên Marie. Một năm trôi qua sau sự kiện thê lương ấy thì Théo không còn chịu đựng nổi nữa. Đâu đâu, chỗ nào cũng hiển hiện hình bóng của Alex, khung cảnh bao trùm lên cha mẹ và gia đình cậu. Nỗi đau trước sự ra đi của Alex đã nhấn chìm cha mẹ vào sự thờ ơ với mọi chuyện và họ từ chối sự hiện diện của đứa con trai thứ hai của mình và không hề nhận ra nỗi đau khổ của nó. Câu chuyện của Théo quả thật xúc động. Cậu thiếu niên mười lăm tuổi đã bị hoảng loạn và thất lạc giữa cha mẹ và người anh trai Alex quyên sinh. Đâu là chỗ của cậu giữa hai thế giới ấy ? Cậu tuy được bao bọc nhưng không ngừng tìm hiểu nguyên nhân sự ra đi của anh trai mình. Câu chuyện là cả một sự hồi hộp thót tim đến tận những dòng cuối cùng.

« Lúc nào và bao giờ thì cũng vẫn là một điệp khúc ấy, một cuộc sống ấy, chỉ có điều là hiện giờ em nhận thấy khắp thân thể mình đã bắt đầu mọc lông rồi, chỉ có cằm là chưa có, và  em thấy nhớ anh da diết, hay nói trắng ra thì em không thể tiếp tục sống như thế này được nữa.

Từ hôm qua, điều đó đã trở nên hiển nhiên, em chợt hiểu ra rằng cuộc sống của em sẽ chán chường biết bao nếu như em không thực hiện cái gì đó để chữa trị cho mình khỏi căn bệnh  do anh gây lên. Trị căn bệnh thoát khỏi anh, đó chính là làm sao để cho tất cả những gì mà anh đã đụng chạm vào, tất cả những gì mà anh đã nhìn thấy biến hết, làm cho cả vũ trụ của anh thời xưa biến sạch đi. Em phải đi đến một nơi nào đó mà anh chưa hề đặt chân đến, thậm chí còn chưa bao giờ nghĩ đến nữa. Anh đã từng mơ sẽ đi đến Trung Quốc, vậy thì em sẽ không đến đó đâu…

… Em sẽ để lại cho cha mẹ một lá thư bởi  em không phải là một thằng đểu giống anh, em không muốn họ lo lắng hoặc sẽ hình dung ra mọi điều, họ đau đớn như vậy là đã quá đủ rồi… »

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

Quán thân bất tịnh để trừ tâm ái dục

                              Quán thân bất tịnh để trừ tâm ái dục

"Bất tịnh" nghĩa là không sạch sẽ, trong lành. Quán bất tịnh tức là quán sát một cách tỉ mỉ, cùng tột thân con người để nhận thấy biết rõ ràng nó là không trong sạch.


Quán thân bất tịnh

Sắc dục cũng lại như thế, không bao giờ làm cho ta thỏa mãn, càng ân ái thì lòng dục càng tăng trưởng, càng thích thú, càng thèm khát tìm kiếm và cuối cùng không làm chủ được bản thân mà dính vào tội tà dâm, hoặc hiếp dâm. Hậu quả hiện đời là gia đình tan nát, hoặc bị tù tội, giam cầm khổ sở. Và trong đời sau có thể bị lạc đọa vào các loài súc sinh như chim sẻ, chim bồ câu chẳng hạn để thỏa mãn thú tính.

Trong thế gian này ai cũng tham sống sợ chết. Sự tham sống của con người vô cùng mãnh liệt, vì nó được tiếp nối từ vô thỉ kiếp cho đến nay. Vì tham sống cho nên chúng ta tìm đủ hết mọi cách để được sống. Vì tham sống cho nên con người ta bất chấp hết mọi thủ đoạn đê hèn, dã man và tàn nhẫn nhất để duy trì mạng sống cho chính mình. Tóm lại, tham sống sợ chết là không của riêng ai kể cả các loài vật khác. Con người, càng tham sống bao nhiêu lại càng sợ chết bấy nhiêu. Mà đã sợ thì không dám dùng từ chết, cho nên dùng từ mất, qua đời hoặc vãng sinh.

"Bất tịnh" nghĩa là không sạch sẽ, trong lành. Quán bất tịnh tức là quán sát một cách tỉ mỉ, cùng tột thân con người để nhận thấy biết rõ ràng nó là không trong sạch. Đối với tất cả mọi người thì "quán thây ma" như thế chưa phải là phương thuốc mầu nhiệm, để chúng ta nhàm chán cái thể xác của mình và của người khác. Muốn nhàm chán, ghê tởm cái thể xác nhơ nhớp này thì ta phải thấy tận mắt cái "bất tịnh" của nó, từ khi nó bắt đầu thành hình cho đến khi nó bị hủy hoại.

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

RỪNG THẲM (tiểu thuyết) Tác giả: Julien Gracq, Dịch giả: Hoàng Hà/Hiệu Constant

 

RỪNG THẲM (tiểu thuyết)

Tác giả: Julien Gracq, 

Dịch giả: Hoàng Hà/Hiệu Constant

 NXB Đà Nẵng

https://www.vinabook.com/rung-tham-tieu-thuyet-p20426.html

Giới thiệu tác phẩm (Hiệu Constant) 

Hiếm có một nhà văn nào mà đương thời những tác phẩm của mình lại đựoc tuyển chọn in trong bộ sưu tập Pléiade tại Pháp. Julien Gracq là một trong những nhà văn hiếm hoi đó. Ông không những là một nhà văn nổi tiếng  mà còn là một nhà phê bình văn học rất lớn như nhà văn Philippe Sollers đã từng  phát biểu: Gracq chiếm một vị trí đặc biệt đáng kể trong nền văn học Pháp ở thế kỷ XX. Ông là hiện thân của trào lưu văn học lãng mạn Pháp, vừa thiên cảm mộng mơ vừa có tính bác học. Trong ông hội tụ những phẩm chất có từ Goeth - một nhà phiêu lưu nhất cho tới Châtaubritan rồi lại tiến tới sự mạo hiểm của trường phái siêu thực...

Trong tác phẩm này, Julien Gracq đã trao gởi nhiều kinh nghiệm của chính bản thân mình trong cuộc đời quân ngũ mà ông đã ấp ủ bấy lâu. Vào năm 1939, đây là năm đầu tiên của thứ mà ta vẫn quen gọi là Cuộc chiến tranh kỳ cục. Giai đoạn chờ đợi phập phồng , thời kỳ chờ đợi sự đổ bộ của quân Đức quốc xã vào Pháp ở vùng Ardenner, nơi mà chuẩn ý Grange cùng với tiểu đội của mình có nhiệm vụ cầm chân những chuyến xe bọc thép của Đức tràn xuống nếu như cuộc chiến bùng nổ. Nơi đây, thực ra vừa là chốn tiền tiêu, lại giống như một thứ đảo hoang trên trận tuyến Meuse luôn có những dấu hiệu đầy nghi ngại. Qua tác phẩm của mình, Gracq tố cáo chiến tranh - một cuộc chiến hết sức vô nghĩa lý như những trò chơi trẻ con với "Những cú huých khuỷu tay, những cú đạp chân...".
Từ cuộc chiến vô nghĩa lý, tác giả nâng cao giá trị nhân văn, tình nhân loại yêu thương của con người trong thời chiến: những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa những người lính với những người dân địa phương, những mối tình chớm nở đã kịp để lại  cho họ những tình cảm gắn bó không dễ gì phai mờ.

Báo (Tuổi trẻ ONline)

TT - Những người lính đang dần dấn vào một con đường xuyên rừng. Thiên nhiên cứ dần đầy lên trước mắt họ. Với chuẩn úy Grange, thiên nhiên không chỉ ở phía trước mà còn ở bên trong.

Cảm giác có thể chạy đi mãi dưới tán rừng trong buổi sớm. Và giấc ngủ, “tay buông thõng xuống thành giường trên dòng sông Meuse giống như bên thềm một bến đò” hệt như giấc mơ lãng quên, êm dịu.

Nhưng đây là đang chiến tranh. Đang vào năm 1939 - năm mở đầu của “cuộc chiến tranh kỳ cục” cùng với tất cả sự đảo lộn, phập phồng, hoang mang... Tại khu vực rừng thẳm Ardenne (nước Pháp), chuẩn úy Grange cùng tiểu đội của anh có nhiệm vụ cầm chân những chuyến xe bọc thép của Đức tràn xuống. Chiến tranh không biết nổ ra lúc nào...

Trong bối cảnh đó, Grange tình cờ làm quen với cô nàng Nona xinh đẹp. Hay nói chính xác hơn, chính Nona đã “theo dõi” sát nút anh chàng mơ mộng Grange. “Em đã quyến rũ được anh” - Nona nói như vậy với một tình yêu tràn đầy tự nhiên. Cũng có thể nói là buồn cười vì trong bối cảnh chiến tranh luôn mang tính chất “hù dọa” như thế, họ đã có những ngày sống bên nhau thật dễ chịu, vui tươi, nồng nàn... Dường như, ở đây, tác giả đã làm một động tác là “xua” chiến tranh sang một bên, hay là biến nó thành một “trường chiêm bao” với tất cả những gì không thể cưỡng lại của cuộc sống tràn trề.

Julien Gracq - tác giả của tiểu thuyết Rừng thẳm - được xem là một trong số hiếm hoi những nhà văn có tác phẩm được đọc nhiều nhất ở Pháp và trên thế giới. Và cũng hiếm có nhà văn nào mà khi còn sống tác phẩm lại được tuyển chọn trong bộ sưu tập Pléiade (Pháp). Với bạn đọc VN, hẳn đã từng biết Julien Gracq qua tiểu thuyết Bờ biển Syrtes - một cuốn sách rất tuyệt. Là người luôn phản đối việc thương mại hóa văn học, Julien Gracq chủ trương một loại văn chương thuần chất đầy thiêng liêng. Ông là người đã từng đương đầu với Sartre bằng cuốn tiểu luận Văn chương dành cho dạ dày (năm 1949). Không màng tới những gì “ngoài văn học”, thậm chí Julien Gracq còn từ chối giải thưởng Goncourt cho cuốn Bờ biển Syrtes (năm 1951).

Trở lại Rừng thẳm. Tôi đã đọc và... trở lại cuốn sách này sau những ngày bận bịu. Một cảm giác hân hoan tràn ngập trở lại. Đọc xong cuốn sách rồi mà cứ muốn cầm giữ mãi trên tay. Có những loại sách mình chỉ có thể đọc nó khi trong đầu hoàn toàn không “mưu tính” điều gì. Cuốn Rừng thẳm này thuộc loại sách đó. Một cuốn sách tràn đầy cảnh sắc và nhạc điệu thiên nhiên. Nó làm cho người đọc vừa muốn lướt nhanh vừa muốn giữ chậm; vừa nôn nóng muốn biết xem cuối cùng Grange có chết, lại vừa nín lặng từng bước chờ theo hơi thở cảm xúc của con người này (?!). Cuốn tiểu thuyết đặt mình vào một trạng thái rất “vớ vẩn” như đang yêu, chứ không phải là đang... gặm chữ (!).

TRẦN NHÃ THỤY

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

Lời dạy của đức Phật về Lục hoà - 6 phép hòa kính

 

Lời dạy của đức Phật về Lục hoà - 6 phép hòa kính

(Hòa thượng Thích Thiện Hoa)

https://thuvienhoasen.org/a27001/phap-luc-hoa

Trong gia đình, anh em không hòa, thì cốt nhục chia ly. Vợ chồng không hòa, gia nghiệp chẳng thành, con cái đau khổ. Xóm làng không hòa, sinh ra cãi vã kiện cáo. Quốc gia không hòa sanh ra giặc giã loạn lạc, dân chúng khổ sở. Nhân loại bất hòa, thì chiến tranh tiếp diễn, nhân sinh điêu đứng, suy tàn.

"Đạo nghĩa Lục hòa vốn là điều căn bản của Phật giáo. Thân hòa cùng ở; miệng hòa không cãi nhau; ý hòa cùng vui vẻ; giới hòa cùng tu; kiến hòa cùng giải - thấy biết kiến thức thì chia sẻ cho nhau hiểu; lợi hòa cùng chia - có của cải, lợi ích thì chia nhau không ai tranh tham phần hơn cho mình. Vui với đạo pháp mà quên hết phiền não, xóa bỏ đau khổ cho mình và người khác. Nếu tinh thần lục hòa của Phật giáo mà được đem áp dụng vào đời thì trên từ quốc gia, dưới đến gia đình, khắp nơi đều an lạc vui vầy."

Tai hại của sự bất hòa

Trong sự sống chung đụng hằng ngày, không có gì tai hại bằng sự bất hòa. Sự bất hòa làm ung độc cuộc sống chung và bắt buộc người ta phải xa nhau, nếu không muốn ở gần nhau để làm khổ cho nhau.

Trong gia đình, anh em không hòa, thì tình cốt nhục chia ly. Vợ chồng không hòa, thì gia nghiệp chẳng thành, con cái phải bị đau khổ, vì gần cha thì phải xa mẹ; gần mẹ thì phải xa cha. Xóm làng không hòa thì hay sinh ra rầy rà, kiện cáo, chém giết lẫn nhau. Quốc gia không hòa thì sanh ra giặt giã loạn lạc, dân chúng khổ sở. Nhân loại bât shòa, thì chiến tranh tiếp diễn, nhân sinh điêu đứng, suy tàn.

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

TÓM LƯỢC LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI

 

TÓM LƯỢC LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI

Mai Công Uẩn

Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay hầu hết đều hời hợt về lịch sử của chính mình. Điển hình là trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2011, có đến hàng ngàn bài thi lịch sử bị điểm 0. Đây là tín hiệu báo động cho ngành giáo dục nói chung và việc dạy và học môn học này nói riêng. Các bạn trẻ ngày nay hầu hết đều bị ảnh hưởng bởi “làn sóng du nhập văn hóa” ít nhiều đặc biệt là từ Trung Quốc. Điều này không phải là điều xấu, tuy nhiên một người Việt Nam biết rành về lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam là vấn đề cần phải xem xét và tư duy một cách nghiêm túc. Để tiện cho việc tìm hiểu và tra cứu, tôi xin phép vắn tắt về lịch sử Việt Nam qua bài viết Tóm lược lịch sử Việt Nam qua các thời đại. 

 

Thời tiền sử 

  

·                 Thời đồ đá cũ : con người đã sinh sống từ hàng trăm ngàn năm trước ở lãnh thổ Việt Nam với các di tích của nền văn hóa Sơn Vi. 

·                 Thời đồ đá mới : khoảng từ 5700-15000 năm trước, tiêu biểu với nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn với nền văn minh lúa nước. 

·                 Thời đồ đồng-đá : khoảng 3500-4000 năm trước, tiêu biểu với nền văn hóa Phùng Nguyên. 

·                 Thời đồ đồng : cách đây khoảng 3000 năm trước, tiêu biểu với nền văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun. 

·                 Thời đồ sắt : khoảng 1200 TCN, tiêu biểu với nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo. 

 

Thời Hồng Bàng (2879 TCN – 208 TCN) 

  

·                 Nước Xích Quỷ : có thể coi đây là một nhà nước “liên bang” lỏng lẻo của các bộ tộc người Việt cổ, sinh sống ở vùng Lĩnh Nam. Tương truyền Đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế (tức Thần Nông) trong khi đi xuống phía Nam đã kết hôn với một vị tiên nữ và sinh được một người con tên là Lục Tộc. Đế Minh phong cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, phong cho con thứ là Lục Tộc làm vua phương Nam lấy hiệu là Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ. Như vậy Kinh Dương Vương chính là thủy tổ của dân tộc Việt. Kinh Dương Vương lấy con gái vua Động Đình Hồ là Long Nữ và sinh được một người con trai tên là Sùng Lãm. Sau Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho Sùng Lãm, tức là Lạc Long Quân. Sau Lạc Long Quân lấy một vị tiên nữ đẻ ra bọc trăm trứng nở trăm con. Đây chính là tổ tiên của người Bách Việt. 

TÙNG LÂM PHÁP YẾU - Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ

 

- Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ -



TÙNG LÂM PHÁP YẾU

- Tùng Lâm lấy thanh nhàn làm hưng thịnh

- Tu hành lấy niệm Phật làm ổn đáng

- Tinh tiến lấy giữ giới là thứ nhất

- Tật bệnh lấy bớt ăn là thang thuốc

- Trên phiền não nhẫn nhục là Bồ đề

- Trái phải không biện bạch là giải thoát

- Giữ chúng bậc lão thành là chân tình

- Làm việc lấy hết lòng là có công

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

Marion, mãi mãi tuổi 13

 

 Marion, mãi mãi tuổi 13

Tác giả: Nora Fraisse & Jacqueline Remy

Dịch giả: Hiệu Constant

NXB: Thế Giới

Giới thiệu tác phẩm 

Đây không phải là một tác phẩm văn học mà là một sự chia sẻ những đau đớn có thực của một bà mẹ đã mất đi đứa con mình một cách oan uổng nhất : BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG. Một cuốn sách gây rúng động tâm can, nhất là ai đã từng làm cha mẹ… Những kỉ niệm đau đớn trỗi dậy qua từng câu chữ của người mẹ trẻ. Và có lẽ những câu hỏi luôn ám ảnh các cha mẹ có con bị bạo hành học đường rằng tại sao trong chừng ấy tháng năm mà không có ai phát hiện hay đứng ra tố cáo chống lại vấn nạn hãi hùng mà các em đã phải chịu đựng trong suốt nhiều tháng trời để cuối cùng đã phải phạm điều không thể vãn hồi – tự kết thúc cuộc đời.

Mọi thứ diễn ra rất nhanh trong độ tuổi vị thành niên vốn được gọi là «bạc bẽo», chúng khó chấp nhận những gì không giống mình : Marion có những niềm đam mê khác ngoài những bộ áo quần mác sịn và điện thoại đời mới nhất, em không hút thuốc lá và luôn chăm chú trong giờ học, thế rồi một lời thóa mạ thốt ra, nhằm vào một điểm yếu nào đó của em, rồi ngày một ngày hai, những lời thóa mạ cứ tiếp tục và nhân rộng lên. Trước khi thực hiện điều tồi tệ nhất (treo cổ tự tử trong phòng ngủ của chính mình), Marion đã không hề bộc lộ gì trước các thầy cô cũng như với bố mẹ, bởi em thấy xấu hổ, bởi em không muốn bố mẹ mình thất vọng.

Cuốn sách cũng cảnh tỉnh các bậc cha mẹ nên để mắt đến các mạng xã hội của con cái như facebook, như điện thoại di động.

Cuốn sách như là một tiếng kêu đau thương của một người mẹ đi tìm câu trả lời cho hành động dại dột của con gái mình, nhưng hình như chị vẫn chỉ đối diện với những câu trả lời khó hiểu, những lời nói dối, những câu trả lời cho qua chuyện…

Đây là một câu chuyện buồn, một cuốn sách gây xúc động nhưng có lẽ sẽ khiến trẻ vị thành niên cảm thấy hứng thú đọc, bởi ít nhiều chúng thấy mình trong đó, dẫu ở trường hợp bị bạo hành hay đi bạo hành bạn bè.

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

Tạp chí Sông Hương 



41 QUY TẮC XÃ HỘI NGẦM KHÔNG AI NÓI VỚI BẠN

 

41 QUY TẮC XÃ HỘI NGẦM KHÔNG AI NÓI VỚI BẠN

(sưu tầm)

1. Trẻ con cãi nhau thường hay treo câu cửa miệng: "Nghỉ chơi đi, tớ không bao giờ làm bạn cậu nữa." Người lớn thì ngược lại, lời tuyệt giao không bao giờ nói ra, chỉ là âm thầm im lặng, âm thầm cách xa.

2. Nếu bạn nhận được tin nhắn từ ai đó, có thời gian nhớ hồi âm, dù là một icon cũng được.

3. Khi nhờ người khác giúp đỡ, nếu đối phương im lặng quá lâu vẫn chưa đáp ứng, vậy đa phần là muốn từ chối, lúc đó đừng cưỡng cầu làm gì.

4. Tiền rất quan trọng, tình cảm cũng rất quan trọng, tiền bạc nên rõ ràng, nhưng cũng đừng vì tiền làm tổn thương tình cảm.

5. Đừng lừa dối người khác, vì nhân quả không chừa một ai.

6. Nỗ lực để trở thành một người có ích cho xã hội, nhưng đừng lãng phí thời gian để chứng tỏ với người khác.

7. Trực giác của con người thường rất chính xác, đặc biệt là trực giác của phụ nữ. Thế nên, nếu cảm thấy quan hệ giữa hai người có vấn đề, nên lưu ý một chút.

8. Đừng tùy tiện đánh giá một người, đặc biệt là khi không có họ. Bởi vì 80% xác suất những điều bạn nói sẽ được truyền đến tai người đó bằng một phiên bản khác.

9. Đừng lấy lý do thẳng thắn để bào chữa cho việc thiếu giáo dục. Mượn cớ thẳng tính để nói lời tổn thương người khác chỉ chứng tỏ sự xấu tính của bạn mà thôi. 

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

Tác phẩm Nỗi Niềm Goncourt năm 1998

 

Tác phẩm Nỗi Niềm

Goncourt năm 1998

Tác giả : Paule Constant

Dịch giả : Hiệu Constant

NXB ; Hội Nhà Văn 2005

Chuyện xảy ra trong một tầng lớp mà ta quen gọi là tri thức. Bốn nữ nhân vật chính gồm một nhà văn, hai giáo sư giảng dạy ở một trường đại học nổi tiếng của nước Mỹ và một minh tinh màn bạc vang bóng một thời. Hẳn chúng ta đã quen nhìn tầng lớp của những con người này bằng con mắt ngưỡng mộ – họ là những con người khả kính, có trình độ uyên thâm, có học vấn sâu rộng và làm việc nghiêm túc với những quy tắc bất di bất dịch của giới…trí thức. Nhưng trong tác phẩm Nỗi Niềm, Paule Constant đã lội ngược dòng, bà đi sâu tìm hiểu vạch vòi đến tận chân tơ kẽ tóc, qua đó, thực chất đã được phơi bày. Thì ra trong tầng lớp cấp tiến này của xã hội cũng tồn tại muôn vàn những thứ cỏn con mà ta không dám gọi là tệ nạn, hay ganh ghét, hay đố kỵ, hay hiềm khích… vì sợ làm vấy bẩn những con người khả kính ấy. Chỉ giữa họ với nhau thôi, giữa bốn nhân vật chính trong truyện, ngoài việc cùng một tầng lớp « trí thức », họ còn là bạn vong liên, còn là những kẻ ngưỡng mộ nhau… Vậy mà chỉ trong có vài ngày chung sống dưới cùng một mái nhà, thì giữa họ đã nảy sinh bao mấu thuẫn, tư tưởng trái nghịch nhau. Lòng ghen ghét đố kỵ, chứng học đòi làm sang, chuyện đạo văn trong giới văn chương, rồi dè bửu lẫn nhau…đã phơi trần ra hết. Paule Constant đã rất thành công vạch trần bộ mặt thật ấy, và tác phẩm đã xứng đáng nhận giải thưởng Goncourt năm 1998. Và do Hiệu Constant đã giới thiệu và chuyển thể sang tiếng Việt, do Nhà XB Hội nhà văn cùng với sự giúp đỡ của Trung tâm văn hoá Việt – Pháp thuộc ĐSQ Pháp tại HN ấn hành đầu năm 2005.

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA TÔI CHỐNG QUÂN ĐẢO CHÍNH MIẾN ĐIỆN

 

Giới thiệu tác phẩm: CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA TÔI CHỐNG QUÂN ĐẢO CHÍNH MIẾN ĐIỆN

 


“Chúng không thể ngăn cản hoặc khiến chúng tôi im lặng, bởi vì chúng tôi không còn gì để mất nữa. Không phải là chúng tôi không biết điều gì sẽ có thể xảy ra với mình: Tôi sẽ có thể bị đánh đập, tôi sẽ có thể bị bắt, sẽ có thể bị giết. Nhưng Myanmar sẽ không bao giờ còn giống như vậy nữa”.

Ngày 1 tháng 2 năm 2021, quân đội Miến Điện đã nhấn đất nước chìm ngập trong bóng tối khi lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính, đưa một quốc gia đang dần hồi phục sau nhiều năm độc tài quay trở lại đống tro tàn của quá khứ hắc ám, và xóa bỏ tiến trình đã được Aung San Suu Kyi khởi xướng.

Sáng hôm đó, Thinzar Shunlei Yi, 29 tuổi, thức dậy với cảm giác mọi thứ sắp thay đổi. Là con gái của một đại úy quân đội, cô đã lớn lên trong một doanh trại và biết rõ những đặc quyền của sức mạnh quân sự, nhưng cô cũng biết rằng cần phải rời bỏ chúng để theo đuổi tự do. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng hơn 30.000 người theo dõi trên Facebook và Twitter của mình, nhà hoạt động xã hội trẻ đã đấu tranh cho nhân quyền, tự do báo chí và cho các nhóm dân tộc thiểu số (bao gồm cả người Rohinga) trong suốt mười năm.

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

PHÙ THUẬT & TÍN NGƯỠNG AN NAM (tác giả Paul Giran; dịch giả: Hiệu Constant)

 PHÙ THUẬT & TÍN NGƯỠNG AN NAM

(tác giả Paul Giran; dịch giả: Hiệu Constant)


Đoạn trích:

... Ngoài ma, chúng ta còn thấy nhiều âm linh quỷ hồn được tuyển mộ trong số những hồn người chết. Đó là những con tinh hoặc yêu tinh, những ngạ quỷ, v.v... Con tinh là quỷ cái, hồn người đàn bà đã chết và nhập vào thân cây. Người bản xứ thường không muốn đụng vào một cây cổ thụ nào đó vốn được đồn là nơi trú ngụ của một con tinh. Cũng chính vì tín ngưỡng này mà vào lúc khâm liệm một xác chết, người ta phải tiến hành những nghi lễ trừ tà nhằm trục xuất những yêu tinh có thể đã bị nhốt từ trước trong gỗ đóng quan tài.

Có thể đặt trên cùng một bình diện với âm binh, ma, v.v... những ác linh thuộc một thể loại rất chung chung: hung thần. Những hung thần này không có nguồn gốc xác định và do đó, chúng khác với âm binh hoặc ma, vốn chỉ được tuyển mộ trong số những hồn của người chết. Hung thần cũng không hề có những quyền hạn phân cấp cố định. Đây là bản liệt kê mà Tam Giáo (trang 3)(1)

1. Bản liệt kê này là nội dung trong một bài niệm chú nhằm mục đích xua đuổi những tà linh có thể tra tấn hồn của một người chết. Trong năm, có cả loạt những ngày xấu, và mỗi ngày trong số đó thuộc về một hung thần. Nếu ai đó qua đời vào những ngày đó, hồn người đó sẽ bị vị hung thần ngự trị trong ngày bất hạnh đó quấy nhiễu.đưa ra: “Thần Uế tích kim cương thích tạo ra rác rưởi; Mật tích kim cương có thói quen bí mật làm điều ác; Tam chử giải phả hủy hoại các gia đình; Hô thực hô sát đòi ăn liên tục bất chấp việc sát hại con người; Vong vị hung ương phạm nhiều điều ác hơn cả quỷ; Cô lư khô kháo muốn rằng tất cả những ngôi nhà tranh đều trở nên trống vắng tiêu điều, v.v...”

Quyền hạn của mỗi vị thần này được định nghĩa khá mập mờ và rất hay xâm phạm lẫn nhau; tuy nhiên cá tính của họ đậm nét hơn cá tính của ma, âm binh, v.v... Thực ra, những linh thể mới này có tên gọi riêng; họ cũng có một hộ tịch mà chúng tôi đã không đưa ra để tránh liệt kê dài dòng vô ích; vị này vốn người xứ Thanh, vị nọ đến từ đất Ngô, vị thứ ba từ đất Yên.(2)

Những câu nói hay của Khổng Tử dạy cách sống ở đời

 

Những câu nói hay của Khổng Tử dạy người quân tử cách sống ở đời


(VOH) - Cùng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử là một trong những nhà khai sáng Nho Giáo lỗi lạc. Những câu nói hay của Khổng Tử chính là kho tàng chân lý mà Ngài để lại sau khi mất.

Là một nhà khai sáng Nho Giáo, những câu nói hay của Khổng Tử dạy ta cách sống, dạy ta cách ăn ở, dạy ta cách thành công,... được lưu truyền rộng rãi đi khắp muôn nơi. Và cho đến nay, sau khi Khổng Tử đã qua đời thì những lời răn dạy ấy vẫn được người người tìm đọc, suy ngẫm và áp dụng vào cuộc sống.

Khổng Tử là ai?


Khổng Tử (孔子) hay còn gọi là Khổng Phu Tử (孔夫子), Nguyên danh: Khổng Khâu (孔丘), Biểu tự: Trọng Ni (仲尼). Thân phụ là Khổng Hột, thân mẫu là Nhan Thị. Nguyên quán ở Làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu, nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.

Khổng Tử là nhà khai sáng Nho Giáo, giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông. Ông cùng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được coi là 2 nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất tới Văn hóa Á Đông, cả 2 người sống trong cùng một thời điểm lịch sử với nhau.

Cha mẹ mất sớm, Khổng Tử trở thành đứa con mồ côi, sống trong một gia đình nghèo khổ. Nhưng ông rất hiếu học. Khổng Tử là người đầu tiên mở trường tư thục vào thời phong kiến, nơi vốn chỉ dành cho con em vua quan, hàng quý tộc.

Khổng Tử sống vào một thời đại suy thoái, về mặt chính trị, đang lúc chế độ phong kiến nhà Chu bắt đầu băng hoại. Ngoài mặc Khổng Tử hành nghề dạy học nhưng thật ra là đang nuôi chí tìm minh chúa. Nhưng để tìm được một con rồng trong trời cao biển rộng không dễ dàng gì, Khổng Tử đã phí mất 40 năm mò kim đáy biển. Trong lúc thất vọng, ngài quay về nước Lỗ, chuyên tâm vào việc tu biên cổ tịch, soạn định Ngũ kinh: Thư, Dịch, Thi, Lễ, Nhạc, và hoàn thành cuốn Xuân Thu. Năm năm sau thì mất, thọ bảy mươi ba tuổi.

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

Câu nói hay của Lão Tử về nhân sinh

 50 Câu nói hay của Lão Tử về nhân sinh giúp ta có cái nhìn khác đi về cuộc sống

https://voh.com.vn/song-dep/50-cau-noi-hay-cua-lao-tu-ve-nhan-sinh-trong-dao-duc-kinh-382551.html

(VOH) - Những câu nói hay của Lão Tử giúp ta dễ dàng nhận thấy những chân chân lý trong cuộc sống, cách cư xử giữa người với người sao cho phải đạo làm người.

Lão Tử là một bậc tu đạo nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Trung Quốc. Ngoài những triết lý mà ông đưa ra, người ta biết rất ít về cuộc sống đời tư của ông. Chúng ta cùng tìm hiểu về Lão Tử và những câu nói hay mà ông đã để lại cho người đời nhé.

Lão Tử là ai?



Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, ông được xem là người viết Đạo Đức Kinh (道德經), được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖) - một trong ba tôn giáo (còn gọi là Tam giáo) có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa Trung Hoa.

·         Tên Lão Tử chữ Hán: 

·         Tên Lão Tử trong các văn bản phương Tây: Lao Tzu, Lao Tse, Laotze, Laotsu

Sự tồn tại của Lão Tử trong lịch sử Trung Quốc gây nhiều tranh cãi. Theo truyền thuyết, Lão Tử sống ở thế kỷ VI TCN, nhưng nhiều học giả hiện đại lại cho rằng thực ra ông sống ở thế kỉ IV TCN. Ông được miêu tả và phác họa là một ông lão hói đầu với chòm râu rất dài màu trắng hoặc đen và thường cưỡi trên lưng một con trâu.

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

Nhà văn, dịch giả Hiệu Constant: Mong có nhiều thời gian dịch văn học Việt sang tiếng Pháp

 

Nhà văn, dịch giả Hiệu Constant:

Mong có nhiu thi gian dch văn hc Vit sang tiếng Pháp

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/768975/mong-co-nhieu-thoi-gian-dich-van-hoc-viet-sang-tieng-phap

THI THI thực hiệndientu@hanoimoi.com.vn

Nhà văn-dịch giả Hiệu Constant

(HNM) - Nhà văn, dịch giả Lê Thị Hiệu (bút danh Hiệu Constant) là tác giả của 4 tác phẩm in riêng, một tập truyện ngắn in chung và khoảng gần 50 dịch phẩm (chuyển ngữ tiếng Pháp sang tiếng Việt).

Mặc dù định cư tại Pháp nhưng trong nhiều năm qua chị vẫn liên tục về Việt Nam tham dự các hoạt động giao lưu văn học. Ngày 9-7 tới, nhà văn, dịch giả Hiệu Constant sẽ tham dự Đại hội đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX tại Hà Nội.

Dịp này, phóng viên Báo Hànộimới có cuộc trò chuyện với chị về công việc dịch thuật - câu chuyện được quan tâm trong đời sống văn học hiện nay.

- Khoảng 50 đầu sách dịch văn học Pháp sang tiếng Việt quả là con số không nhỏ. Nhưng hình như Hiệu Constant vẫn được biết tới nhiều hơn với vai trò của một tác giả?

- Thật ra, tôi được biết đến với vai trò là một tác giả hay dịch giả nhiều hơn thì cũng còn tùy theo sở thích của bạn đọc. Bạn yêu văn học Pháp thì biết tôi nhiều hơn với vai trò dịch giả. Nhưng cũng phải thừa nhận là mỗi khi tôi có sáng tác mới được xuất bản thì giới truyền thông Việt Nam thường quan tâm nhiều hơn, có lẽ cũng bởi các bạn tò mò muốn biết quan điểm sáng tác của một nhà văn Việt kiều như thế nào, hay những trăn trở của một người Việt sống xa quê ra sao. Hơn nữa, sự quan tâm có thể còn do số người viết văn ở nước ngoài nhưng lại xuất bản ở trong nước cũng không nhiều.