Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2023

 

Thủy tính và con đò của sinh mệnh

 01/03/2023 55 lượt xem
(Ảnh: Fotolia)

Nếu con người tiên sinh thông thủy tính, vậy thì con đò chỉ là ngoại vật, nó chỉ có thể mang chứa phụ trợ sinh mệnh, mà chủ tể của sinh mệnh vẫn đương nhiên là bản thân con người chứ không là ngoại vật, bởi con người tự thân có bản năng tiềm tại có thể lặn trọng nước, biết thủy tính.

Trong “Liệt Tử‧Hoàng Đề thiên”, có một đoạn đối thoại khiến người ta tự thâm sâu thức tỉnh, đó là đoạn Nhan Hồi thỉnh giáo Khổng Tử về kỹ thuật chèo đò.

Nhan Hồi hỏi Khổng Tử: “Có lần con đi qua một vực sâu gọi là Thương Thâm. Kỹ thuật chèo đò của người lái đò đó đơn giản là xuất thần nhập hóa. Con hỏi ông ấy: ‘Kỹ thuật chèo đò có thể học được không?’ Ông ấy trả lời: ‘Có thể, người biết bơi thì có thể dạy, người bơi giỏi thì có thể lĩnh hội rất nhanh, còn người có thể lặn thì dù chưa từng nhìn thấy đò cũng có thể lập tức chèo lái được.’ Con lại hỏi, nhưng ông ấy chỉ im lặng. Xin hỏi lời ông ấy nói là có ý tứ gì?”

Khổng Tử hồi đáp: “Ôi! Ta đã dạy con học những tri ​​thức sách vở đó từ lâu. Nhưng nếu con không có kinh nghiệm thực tiễn, làm sao bản thân con có thể nắm vững Đạo? Người biết bơi có thể dạy, là vì họ không sợ nước; người bơi giỏi học rất nhanh vì đã quen với thủy tính (thuộc tính của nước); còn người biết lặn dù chưa bao giờ thấy con đò mà có thể lập tức điều khiển được, vì anh ta coi vực sâu như thổ sơn, lật đò lại mà nhìn thì như xe đi ngược. Vạn vật lật ngược đồng thời trình hiện trước mắt, nó không thể làm anh ta lay động nội tâm chút nào. Người như vậy, gặp tình huống nào mà chẳng bình tĩnh? Cậy vào hòn đất (ý tứ là dựa vào tự thân), phát huy kỹ thuật thì đắc kỹ xảo nhất định; cậy vào tiền bạc, tâm lý sẽ sợ hãi; cậy vào vàng kim, đầu não sẽ tăm tối hồ đồ. Kỹ xảo tài năng uyên bác bản lai là như nhau, nhưng khi hữu sở cố tích (có thói quen nuông chiều bản thân) liền xem ngoại vật rất trọng, phàm đã coi trọng ngoại vật, thì nội tâm sẽ ngu dốt đần độn.”

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2023

Hội thảo về tranh Hàm Nghi tại Pháp

 

Hội thảo về tranh Hàm Nghi tại Pháp




Hội thảo với sự tham gia nói chuyện của nữ Tiến sỹ Lịch sử Nghệ thuật Pháp, cháu năm đời hậu duệ trực tiếp của Vua Hàm Nghi, chị Amandine Dabat.

Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch. Ông thoạt đầu không nằm trong số các thái tử được truyền ngôi, mà sống cùng với mẹ ruột trong cảnh cơ hàn. Do chính biến thời cuộc, ông đã được tôn lên làm Hoàng đế dưới sự phụ chính của Tôn Thất Thuyết, vào ngày 2/8/1884, khi mới 13 tuổi. Sau nhiều thăng trầm trong phong trào Cần Vương, ông bị Pháp bắt và bị đi đày tại thành phố Alger, thủ đô của Algeria. Chính tại đây, ông đã khuây khỏa nỗi hoài niệm cố quốc bằng hội họa.

Trong một số bức tranh của mình, ngài ký tên Xuân Tử. Và theo các họa sỹ cùng thời thì ngài là một nghệ sỹ đích thực. Họa sỹ Nhật Bản Foujita đã bình phẩm về tranh của Hàm Nghi: "Những bức tranh của ngài ấy hết sức thú vị, tỏ rõ tính chất thực sự của người nghệ sỹ và nhất là một sự nhạy cảm tinh tế".

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

Tình Viễn Xứ của Hiệu Constant - CHẤT THƠ CỦA TÌNH NGƯỜI, TÌNH ĐỜI

 

CHẤT THƠ CỦA TÌNH NGƯỜI, TÌNH ĐỜI.

(Đọc tiểu thuyết Tình Viễn Xứ của Hiệu Constant)

Lương Thìn

Đọc một cuốn sách hay cũng như trò truyện với một người bạn thông minh” tôi tâm đắc câu nói này của đại văn hào Lép Tônxtôi, đặc biệt là khi tôi đã hơn một lần trò chuyện với nhà văn Hiệu Constant qua những cuốn sách của chị, và càng ngày thấy những cuộc trò chuyện như có nhiều thêm chất men say không dứt bởi mỗi cuốn sách của chị lại mang đến cho tôi một góc khám phá mới mẻ về người bạn thông minh này, nhất là với cuốn tiểu thuyết vừa ra mắt độc giả của chị: Tình Viễn Xứ- NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành 2023.

Hiệu Constant đã đưa bạn đọc đến một chân trời mới lạ thú vị, vì thế từ mở đầu đến kết thúc mỗi trang đều có sự hấp dẫn riêng.Vậy điều gì làm nên thành công của cuốn tiểu thuyết ấy? Với tôi đó là bởi chất thơ thấm đẫm qua nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Chất thơ chính là tính chất trữ tình - tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn.

 

Đọc “Tình viễn xứ” của nhà văn Hiệu Constant    

Hào Trần)

Tạp chí KIỀU BÀO VỚI QUÊ HƯƠNG

Cuộc đời viễn xứ luôn đầy ắp những bất ngờ, nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không thiếu những khó khăn. Nó hẳn sẽ làm thui chột những ý chí èo uột nhưng sẽ là cơ hội cho những tâm hồn cởi mở, cầu tiến, thích khám phá và tìm hiểu, sẵn sàng hòa nhập với cuộc sống và nền văn hóa mới.

THỜI GIAN NHƯ NGỪNG TRÔI TRONG NGÔI NHÀ CỦA BALZAC

 

THỜI GIAN NHƯ NGỪNG TRÔI TRONG NGÔI NHÀ CỦA BALZAC

Báo AN NINH THẾ GIỚI

Paris là một trong những thành phố nổi tiếng về Văn hóa đọc. Là nơi thường xuyên tổ chức những buổi lễ hội Sách, Hội chợ Sách, Triển lãm sách… Trung tâm Sách quốc gia Pháp, nằm ở quân 7, cũng thường xuyên tổ chức những cuộc trò chuyện của các nhà văn. Hàng năm vào mùa khai trường cũng là lúc khai mùa văn chương, các Nhà xuất bản cũng tổ chức các cuộc giao lưu giữa các nhà văn với các độc giả, Đại diện văn học… khiến khoảng cách giữa tác giả và độc giả không còn quá xa!

 Những nơi ở xưa của các đại danh hào được tu chỉnh để trở thành những tụ điểm văn hóa, nhà bảo tàng. Paris có Nhà Victor Hugo, Lâu đài Monte-Cristo… Đến thăm những nơi ở (Nhà bảo tàng) hôm nay, chúng ta được khám phá thêm khung cảnh sống, hầu như vẫn giữ nguyên trạng, những giai thoại, những thói quen làm việc, sở thích của nhà văn thời ấy. Những gì liên quan đến sự ra đời của các nhân vật, những bút tích bản thảo viết tay còn gạch xóa…

Vị trí những nơi ở này tùy thuộc nguồn tài chính của các nhà văn khi còn đương thời. Hôm nay chúng ta cùng tới thăm Nhà Balzac, giờ đây còn được gọi là Nhà bảo tàng Balzac.

Thăm Lâu đài Monte-Cristo, nhớ Alexandre Dumas

 

Thăm Lâu đài Monte-Cristo, nhớ Alexandre Dumas 

 

Báo An Ninh Thế Giới

«Ở ngay tại chỗ này này, anh hãy họa cho tôi một khu công viên theo kiểu Anh và ở phần trung tâm, tôi muốn có một tòa lâu đài theo phong cách Phục Hưng, đối diện là một biệt thự theo lối Gothique có dòng nước bao quanh… có những con suối chảy róc rách đêm ngày, và anh sẽ tạo cho tôi cả những dòng thác nữa nhé !» - Đó là những gì mà cha đẻ của Ba người lính ngự lâm đã ủy thác cho kiến trúc sư Hippolyte Durand nhân một chuyến đi dạo trong một công viên rộng 9 ha, ở thành phố Port-Marly thuộc tỉnh Yvelines, ngoại ô phía tây Paris hiện nay. Khi phát biểu điều này thì Alexandre Dumas vẫn còn cư trú ở thành phố Saint Germain-en-Laye, cách đó không xa. Khu đất ông vừa tậu được nằm trên một sườn đồi quay ra sông Seine, chế ngự khắp vùng, bao gồm những cánh đồng và rừng cây. Ông muốn cho xây tại đó một dinh thự theo phong cách của riêng mình. Và ông đã thuê một trong những kiến trúc sư nổi tiếng nhất thời bấy giờ là Hippolyte Durand để thiết kế bản vẽ và xây dựng.

Ở tuổi bốn mươi hai, khi cuối cùng Alexandre Dumas cũng đã đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của mình nhờ thành công vang dội của tuyệt tác Ba người lính ngự lâm thì ông vẫn còn muốn tiếp tục xây dựng một tuyệt tác nữa: một tòa lâu đài huyền thoại. Một tòa lâu đài trong đời thực, chứ không phải chỉ được miêu tả trên giấy qua những trang tiểu thuyết. Một tuyệt tác được ra đời, thuần khiết bước ra từ một trí tưởng tượng hết sức phong phú, một dự án gần như quá sức người, nhưng rõ ràng minh bạch, là hình ảnh của người đã sáng tạo ra nó: điên điên khùng khùng, nồng hậu và gần như hoang tưởng! Lâu đài Monte-Cristo.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

Kinh điển cổ đại truyền tải trí huệ Chuyên gia: Học cổ văn cả đời thụ ích

 

Kinh điển cổ đại truyền tải trí huệ Chuyên gia: Học cổ văn cả đời thụ ích

https://www.dkn.tv/van-hoa/kinh-dien-co-dai-truyen-tai-tri-hue-chuyen-gia-hoc-co-van-ca-doi-thu-ich.html


Mục đích của việc học Trung văn, cổ văn là gì? Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, Tiến sĩ Khúc Tranh, một học giả về văn hóa truyền thống và là phó giáo sư tại Đại học Midtown North ở New York, nói rằng ngôn ngữ không chỉ là một công cụ để giao tiếp biểu đạt mà đồng thời còn là một công cụ để tư duy, thông qua duyệt đọc cổ văn mà hấp thụ trí huệ của tiền nhân là điều vô cùng trọng yếu. 

Giá trị vĩnh hằng của các kinh điển cổ đại được truyền thụ lại xuyên việt thời đại. Học sinh thông qua cổ văn mà tiếp thụ truyền thống dưỡng dục; sự thụ ích của học sinh không nhất định là ngay lập tức. 

Gần đây, một số nhà lập pháp ở Đài Loan đã kêu gọi “bãi bỏ kỳ thi quốc (cổ) văn”, trích dẫn đề xuất của các cựu thành viên ủy ban khảo thí Lâm Ngọc Thể, Lý Khánh Hùng và những người khác vào năm 2008 rằng “những người trẻ tuổi không nên lãng phí tuổi thanh xuân của mình cho việc viết cổ văn”, ngoài ra, cũng có một đề xuất của Liên minh Sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan về việc bãi bỏ khóa học quốc văn bắt buộc đối với sinh viên năm nhất và chuyển nó thành một khóa học giáo dục phổ thông, đã làm dấy lên các cuộc thảo luận giữa các cư dân mạng.

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

TÔI THẤY PHẬT

 

TÔI THẤY PHẬT. 

(Thượng tọa Thích Tánh Tuệ)



Tôi thấy Phật ngự trong từng tia nắng

Khi vườn tâm yên ắng những buồn lo

Ai có biết Phật chưa từng đi vắng

Vì u mê, đường đến Phật quanh co..

Tôi thấy Phật trong tôi từng hơi thở

Khi tâm hồn rộng mở lối yêu thương,

Dừng lặng nhé, bình yên, không xáo động

Cọng cỏ khô cũng thấy đẹp như thường!

Tiếng của Phật dấu nơi lời chim hót

Giọt Cam Lồ thánh thót giữa sương mai,

Đừng kiếm Phật ở chín tầng cao vót

Bước chân ta Tỉnh thức hiện liên đài.

Tôi thấy Phật ngự trong làn gió mát

Mắt Phật cười xanh ngát cõi hồn nhiên

Khi sực tỉnh buông ưu phiền, oán giận

Tôi gặp Người nơi lẽ sống tùy duyên.

Tôi thấy Phật qua nụ cười em bé

Nơi bàn tay, trong đôi mắt Mẹ già.

Tôi biết Phật trú giữa lòng nhân thế

Lúc tim này độ lượng, sống bao la...

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2023

Pháp sư Hoằng Nhất nhìn lại những năm cuối đời: Nhân sinh là một hồi tu hành

 

Pháp sư Hoằng Nhất nhìn lại những năm cuối đời: Nhân sinh là một hồi tu hành 

San San | DKN

Năm tháng như thoi đưa, trong chớp mắt, chúng ta đã đi hết cuộc đời của mình, bản thân cũng trải qua vô số niềm vui và nước mắt. Khi quay đầu nhìn lại, chúng ta rất có thể sẽ cảm thán rằng thời gian vô tình, tuy nhiên mỗi người cũng đều sẽ lĩnh ngộ được ý nghĩa sinh mệnh và cảm thụ được nhiều hơn về niềm vui có được trong đời.

Pháp sư Hoằng Nhất (*) từng nói: “Nếu như trong đời chỉ sinh được một đứa con thì đến khi về già sẽ biết được 3 loại khổ: Khổ về thể xác và tinh thần, khổ về tài phú, khổ về tâm linh”. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu hàm ý thâm sâu ẩn sau câu nói này nhé. 

Trong hành trình của cuộc đời, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc gặp phải nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi tuổi còn trẻ, chúng ta thường đi đây đó bôn ba gây dựng sự nghiệp, trải qua những tháng ngày thăng trầm, chạy theo cái bóng của danh và lợi của cuộc đời. Nhưng theo năm tháng trôi qua, chúng ta dần trưởng thành, cũng cảm nhận thấy thân thể không dẻo dai như trước nữa, tóc bạc và nếp nhăn cũng theo thời gian mà xuất hiện ngày càng nhiều. Bệnh tật và thống khổ dường như trở thành cảnh tượng không thể tránh khỏi lúc tuổi già. Điều đáng buồn hơn nữa chính là những người thân, bạn bè quanh ta cũng có thể rời đi, khiến chúng ta cảm nhận được dư vị của sự cô độc. 

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2023

40 xem mặt, 50 xem tâm, 60 xem mệnh: Hiểu rõ, hậu vận

 

40 xem mặt, 50 xem tâm, 60 xem mệnh: Hiểu rõ, hậu vận 

Gia Viên | DKN 

 https://www.dkn.tv/van-hoa/40-xem-mat-50-xem-tam-60-xem-menh-hieu-ro-hau-van-ban-se-an-yen.html


Tưởng Tiệp thời Nam Tống đã viết trong “Ngu mỹ nhân – Thính vũ” như sau:

Thiếu niên thính vũ ca lâu thượng,
Hồng chúc hôn la trướng.
Tráng niên thính vũ khách chu trung,
Giang khoát vân đê,
Đoạn nhạn khiếu tây phong.

Nhà thơ Nguyễn Thị Vinh đã tạm dịch nghĩa: Khi tuổi còn trẻ, nghe mưa trên ca lầu, có ngọn nến hồng trong trướng gấm. Khi lớn lên thành người thanh niên cường tráng, đi chu du sông biển, nghe mưa khi làm khách trong thuyền, thấy sông dài trời rộng mây bay, tiếng nhạn kêu trong gió tây vọng tới. Mà nay nghe mưa dưới chòi, tóc cũng đã điểm bạc rồi!

Thời gian trôi nhanh như bạch mã, vụt qua chỉ trong một cái búng tay. Trước khi chúng ta kịp nhận ra, thanh xuân đã qua đi không trở lại, dung nhan đã dần phai và chúng ta đã bước vào một giai đoạn khác của cuộc đời mà không hề hay biết.

Mà mỗi độ tuổi khác nhau lại có sự lĩnh ngộ khác nhau. Người xưa có câu: “Bốn mươi xem mặt, năm mươi xem tâm, sáu mươi xem mệnh”! Nếu muốn sống tốt trong nửa sau của cuộc đời, bạn cần nắm vững ba điều này.

Nội dung chính

·         40 xem mặt (dung mạo)

·         50 xem tâm

·         60 xem mệnh

40 xem mặt (dung mạo)

“Bốn mươi xem mặt”, chính là nói nhìn vào diện mạo của bạn, từ đó cũng có thể thấy được phần nào tinh thần, nội tâm của bạn.

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2023

Những danh ngôn, câu nói nổi tiếng của Quản Trọng về tư tưởng trị quốc

 

Những danh ngôn, câu nói nổi tiếng của Quản Trọng về tư tưởng trị quốc

(VOH) - Quản Trọng được xem là người tài hiếm có trong lịch sử Trung Quốc. Hơn thế, những câu nói hay của Quản Trọng về dùng người và và trị quốc vẫn còn giá trị đến ngày nay.

https://voh.com.vn/song-dep/quan-trong-452006.html

Mục lục

Là người đưa nước Tề trong thời Xuân thu trở nên hùng mạnh, Quản Trọng đã trở thành một tượng đài vĩ đại được Tề Hoàn Công và các bậc cao nhân lúc bấy giờ nể trọng và tôn kính. Dưới đây là tổng hợp những câu nói hay của Quản Trọng mà qua đó bạn có thể thấy được một bộ óc thiên tài về quân sự, chính trị của ông.

1. Quản Trọng là ai?

Quản Trọng (chữ Hán: 管仲) sinh năm 725 TCN mất năm 645 TCN, là một nhà chính trị, quân sự và tư tưởng thời Xuân Thu chiến quốc. Ông là người Dĩnh Thượng (nay là huyện Dĩnh Thượng, tỉnh An Huy), là hậu duệ của Chu Mục vương.

Gia cảnh nghèo khó nhưng tài năng hơn hơn người nên Quản Trọng được Bào Thúc Nha tiến cử làm quan.

Nhờ sự giúp đỡ của Bào Thúc Nha mà ông đã trở thành người phò tá cho Công tử Củ, còn Bào Thúc Nha phò tá cho Công tử Tiểu Bạch. Sau khi Tề Vô Tri lên ngôi, Công tử Củ phải lánh nạn sang nước Lỗ còn Công tử Tiểu Bạch phải đi tới nước Lã, cùng chờ thời cơ cướp lấy ngôi vua.

Không lâu sau thì Tề Vô Tri bị giết, cả hai vị công tử liền lên đường về nước để cướp lấy ngôi vua. Khi vô tình chạm mặt nhau, Quản Trọng vì muốn Công tử Củ làm vua nên đã bắn một mũi tên vào Công tử Tiểu Bạch. Tuy nhiên Công tử Tiểu Bạch chẳng những không chết mà còn trở về nước, kế thừa ngôi vị trở thành vua nước Tề - tức Tề Hoàn công.

Ngay sau đó, Tề Hoàn công liền thông báo cho nước Lỗ giết chết Công tử Củ và bắt giam Quản Trọng. Ông còn ban cho Bào Thúc Nha chức vị Thừa tướng, tuy nhiên Bào Thúc Nha lại nghĩ năng lực của bản thân chưa thật sự xuất sắc nên đã tiến cử Quản Trọng. 

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2023

Khi chán ghét một người

 

Khi chán ghét một người, cách xử lý thông minh nhất khiến mình thăng hoa là gì?

Thanh Hoa | DKN 



Trong bộ phim truyền hình “Anh Hùng Xạ Điêu” có đoạn Hoàng Dược Sư lần đầu tiên gặp Quách Tĩnh liền nói thẳng với Hoàng Dung rằng: “Cha không thích người này”.

Đối với người mà con gái mình yêu đến chết đi sống lại, ông lại có thể tâm bình khí hòa nói thẳng ra cảm xúc yêu ghét của mình như vậy, thì phải nói rằng Hoàng Dược Sư đúng thật là cao nhân.

Biển người mênh mông, sống ở trên đời chúng ta không tránh khỏi gặp phải những người khiến ta cảm thấy không ưa, thậm chí là ghét cay ghét đắng.

Nhưng Khổng Tử lại nói: “Người quân tử quang minh lỗi lạc, tấm lòng thản đãng vô tư, kẻ tiểu nhân cân đo đong đếm, bụng dạ suy tính thiệt hơn”.

Nếu bạn ghét ai đó, bạn không cần phải buồn bực làm gì, cách xử lý tốt nhất là không chạm mặt nhau, lặng lẽ rời xa, suy nghĩ từ nhiều góc độ, thăng hoa bản thân mình.

Nội dung chính

·         Không cần tranh biện với người không cùng tầng thứ

·         Hãy quản tốt chính mình, không cần phải tranh luận hơn thua

·         Lời không hợp nhau, bảo trì im lặng; người không hợp nhau, lặng lẽ rời xa

·         Đặt mình ở vị trí người khác, mở rộng lòng bao dung

·         Đặt mình ở vị trí người khác, thăng hoa cảnh giới bản thân

Không cần tranh biện với người không cùng tầng thứ

Không hiểu thì đừng nói loạn, hiểu rồi thì đừng nói nhiều, có lời thì từ từ nói

 

Làm người: Không hiểu thì đừng nói loạn, hiểu rồi thì đừng nói nhiều, có lời thì từ từ nói

Minh Vũ 

Nói như thế nào là cả một quá trình tu dưỡng của con người. Có 3 nguyên tắc nhất định phải nhớ: Không hiểu thì đừng nói loạn, hiểu rồi thì đừng nói nhiều, có lời thì từ từ nói…


Nội dung chính

·         Không hiểu thì đừng nói loạn

·         Hiểu rồi thì đừng nói nhiều

·         Có lời thì từ từ nói

Không hiểu thì đừng nói loạn

Có câu: “Trăm cái hoạn, ngàn cái nạn cũng từ miệng mà ra”, thế nên đối với những sự việc mà ta không hiểu thì đừng có nói loạn bậy lung tung, đây chính là điều mà mỗi người đều nên ghi nhớ.

Cổ nhân thường nói: “Quân tử cận ngôn thận hành”. Người quân tử nhất cử nhất động, làm gì cũng chú ý lời nói và hành động của mình. Đối với bất kỳ việc gì, nếu như chưa thể hiểu được đầy đủ thì tuyệt đối không thể phát biểu lung tung. Nếu không, một khi nói sai thì trách nhiệm lại thuộc về bản thân người nói. Khi đối diện với sự việc mà có thể tĩnh lặng mà suy xét vấn đề sẽ khiến cho người khác thêm phần kính trọng và ấn tượng trong lòng.

Hiểu rồi thì đừng nói nhiều

Thuyền to thì sóng cả, cây cao thì đón gió lớn, tuy có thể hiểu nhiều biết rộng nhưng cũng vì đó mà không ngừng đón nhận những phiền phức. Làm người thì có những chuyện không nhất định nên nói ra tất cả, để lại một chút trong lòng vẫn là điều tốt nhất.

Trong “Chu Dịch – Lý Giảng” viết: “Cát nhân chi từ quả, tháo nhân chi từ đa”, tạm dịch là: Người tốt thì lời ít mà người nóng vội thì lời nhiều. Đôi khi biết nói chuyện chỉ là thể hiện năng lực, nhưng im lặng lại là thể hiện cảnh giới. Người trí huệ càng cao thì lại càng thâm trầm ít nói, chỉ nói khi cần thiết.

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023

BÀI THUYẾT PHÁP Của TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA Cho LƯƠNG VÕ ĐẾ

 

BÀI THUYẾT PHÁP Của TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA Cho LƯƠNG VÕ ĐẾ
(Phạm Công Thiện dịch)

Bài kệ của TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA

吾本來玆土

傳法救迷情。

一華開五葉

結果自然成

Ngô bản lai tư thổ

Truyền pháp cứu mê tình.

Nhất hoa khai ngũ diệp

Kết quả tự nhiên thành.

Ta đến đây với nguyện,

Truyền pháp cứu người mê.

Một hoa nở năm cánh,

Nụ trái trổ ê hề.

Bài thuyết:

Sau đây là bản dịch Bài Thuyết Pháp của Bồ Ðề Ðạt Ma trong Histoire des Croyances Religieuses et des Opinions Philosophiques en Chine (Depuis l'origine jusquà nos jusquà nos jours) của Léon Wieger (1922).

Ðây là bài thuyết pháp đầu tiên của Bồ Ðề Ðạt Ma tại Trung Hoa. Ngài thuyết giảng ngay tại triều đình của Lương Võ Ðế có sự hiện diện của nhà vua và toàn thể văn võ bá quan là những thành phần trí thức ưu tú trong nước. Lương Võ Ðế tuy là một ông vua sùng đạo và các quan văn trong triều tuy là những bậc trí thức trong nước, nhưng cũng không lãnh hội và chấp nhận nổi những ý chính trong bài thuyết pháp, một phần vì nhà vua và các quan còn chấp thủ, một phần vì lời thuyết pháp quá ư mạnh bạo, gần như sổ sàng tuy lý luận rất đanh thép, ngôn từ rõ ràng và cô đọng. Bài thuyết pháp tuy rất ngắn gọn nhưng thật là đầy đủ ý nghĩa, bao gồm được tất cả tinh hoa của giáo pháp Phật và cốt lõi của thiền. Có thể nói cuốn Ðạt Ma Huyết Mạch Luận chỉ triển khai những tư tưởng trong bài thuyết pháp nàỵ. Thất bại trong lần thuyết pháp đầu tiên ở Trung Hoa, Bồ Ðề Ðạt Ma bỏ ra đi. Ngài không thuyết pháp nữa mà ngồi thiền trước một bức tường (bích quán) trong suốt chín năm trời.

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2023

Thất tình lục dục

 

Thất tình lục dục

Thất tình lục dục là một câu nói thường được dùng trong Phật giáo. Theo Phật pháp, thất tình chính là 7 sắc thái biểu cảm khác nhau của con người như vui, buồn, giận hời, tủi… Còn lục dục là 6 nguyên nhân khiến cho con người đem lòng yêu mến một ai đó. Do đó, thất tình lục dục có nghĩa là chỉ những cảm xúc của con người trong cuộc sống thường ngày. Đó có thể là cảm xúc của bạn với những người thân, bạn bè… Thất tình lục dục có thể khiến con người ta mất đi lý trí và không kiểm soát được bản thân. 

Ý nghĩa của thất tình lục dục

Ý nghĩa của thất tình

Trong Phật giáo, thất tình là trạng thái tâm lý liên quan đến tình cảm, cảm xúc bao gồm: Hỷ - mừng, nộ - giận, ai - buồn, lạc - vui, ái - thương, ố - ghét, dục - muốn. Cụ thể:

·         Hỷ: Là tin vui, niềm hạnh phúc, mừng rỡ được thể hiện thông qua ánh mắt, nụ cười, các cử chỉ hạnh phúc trên nét mặt của bạn. Hỷ chính là trạng thái cảm xúc khi chúng ta đạt được thành công.

·         Nộ: Là sự tức giận, bực bội khi bạn cảm thấy không vừa lòng một điều gì đó. Đôi khi, nộ có thể dẫn đến những hành động mất kiểm soát.

·         Ai: Là sự đau khổ, buồn rầu khi chúng ta làm mất một thứ gì đó. Trạng thái này rất dễ nhận biết, ta chỉ cần nhìn qua cách ứng xử và hành động là có thể thấy.

·         Lạc: Là biểu hiện của sự vui mừng nhưng có thể sẽ nhẹ nhàng hơn hỷ rất nhiều. Tuy nhiên, niềm vui này chỉ là nhất thời và không kéo dài lâu.

·         Ái: Đây là biểu hiện của tình cảm với một sự vật hay hiện tượng nào đó. Ái có thể hiểu là sự nhân ái của mình đối với người khác.

·         Ố: Là trạng thái bực tức, ghét những sự vật hay hiện tượng mà bạn cảm thấy không vừa lòng. Ố được sinh ra bởi sự ganh ghét, đố kỵ và không tự tin.

·         Dục: Là biểu hiện của sự thèm muốn, khát vọng về một điều gì đó mà bạn thân chưa sở hữu được, có thể là địa vị, tiền tài, quyền lực.

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023

NHÀ VĂN HIỆU CONSTANT VÀ TÌNH VIỄN XỨ

 



Tình Viễn Xứ! Cuộc đời viễn xứ luôn đầy ắp những bất ngờ, nhiều cơ hội phát triển nhưng sẽ không thiếu những khó khăn. Nó hẳn sẽ làm thui chột những ý chí èo uột nhưng sẽ là cơ hội cho những tâm hồn cởi mở, đam mê, cầu tiến, thích khám phá và tìm hiểu, sẵn sàng hòa nhập với cuộc sống và nền hóa mới. Tình viễn xứ là câu chuyện về tình người, tình yêu quê hương xứ sở của những người con Việt sống xa quê! Những khó khăn trên xứ người và những kỷ niệm dù ngọt ngào hay đắng cay của thời thơ trẻ sống trên mảnh đất quê hương luôn đan xen nhau, chúng hỗ trợ cho nhau để tạo nên những thành công khi ta sống xa quê, xa những người thân, đến nỗi mà "khi buồn, khi không ngủ được thì chỉ có màn đêm đồng cảm!" Cho dù ta xuất thân như thế nào thì với những cố gắng vượt bậc, ta vẫn có thể thưởng thức hương vị của thành công!