Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Hãy giải thoát nỗi đau

 

HÃY GIẢI THOÁT NỖI ĐAU

Tác giả: Romain Sardou

Dịch giả: Hiệu Constant

Năm xuất bản: 2008/2009

GIỚI THIỆU SÁCH:

Mùa đông năm 1288, trong một ngôi nhà thờ nhỏ bé biệt lập của vùng Quercy - Pháp, một buổi sáng tinh mơ, một nhóm người bận đồ đen ào tới bắt đi một đứa trẻ. Không chấp nhận đứa trẻ bị bắt cóc và bị đầy lưu lạc vô lối, cha Aba điên cuồng lao mình vào cuộc phiêu lưu tìm kiếm những kẻ bắt cóc. Nhưng những thông tin, dấu vết mà ông thâu lượm được trong suốt cuộc điều tra khiến ông lo ngại mình đã trở thành món đồ chơi của những ông lớn quyền lực thâm ác, lũng lọan. Nhưng Aba không phải là người duy nhất quan tâm đến việc tìm kiếm những đứa trẻ, bởi cùng lúc ấy, tại thành phố Roma, một nhà điều tra tài ba tên Bénédict Gui cũng đã chấp nhận một sứ mệnh : phải tìm cho ra một chàng trai trẻ làm việc trong sở mật, dưới sự điều hành trực tiếp của Giáo hoàng. Cả người này cũng bị mất tích mà không hề để lại dấu vết, và cũng bị những người vận đồ đen đưa đi. Những đứa trẻ bị bắt cóc, tài liệu lưu trữ bị đánh cắp thủ tiêu, những hồng y giáo chủ bị ám sát… Trong thế giới Trung cổ, nơi mà uy lực của Nhà thờ và tầng lớp tăng lữ còn mạnh hơn bao giờ hết, thì có cái gì đó đang được chuẩn bị. Cha Aba và Bénédict Gui, có lẽ chưa tự biết mình và cái giá của cuộc đời họ, liệu họ có thể làm suy sụp được quyền lực vô song ấy, làm lay động những con người đã chìm sâu trong sự vô liêm sỉ và thái quá ấy không ? Trong truyện nhiều pha gây cấn, những trận thảm sát, những mánh khóe, tình yêu da diết, dù trái đạo lý vẫn lung linh soi rọi, những tiểu sảo trong nghành điều tra thời trung cổ được tác giả vận dụng kỹ lưỡng và có chọn lọc, những tìm kiếm sâu rộng trong lịch sử tôn giáo khiến bạn đọc cảm nhận đây thực sự là một cuốn dã sử. Trong suốt cuốn tiểu thuyết nhiều cảnh, nhiều sự kiện dày đặc được kết nối, đan xen tinh tế một cách khoa học thông minh, biến hóa khôn lường. Giữa Thiện và Ác, giữa Khoa học và Mê tín dị đoan, giữa Ảo ảnh và điều Kỳ diệu thực sự, đây là một cuốn tiểu thuyết vừa mạnh mẽ, vừa đen tối giúp chúng ta khám phá một thế giới Trung cổ mông lung đầy lý thú của Giáo hội. Dưới ngòi bút của mình, Romain Sardou đã dẫn dắt bạn đọc đi hết những điều huyền bí này đến những ngạc nhiên khác, và cuối cùng, kết thúc truyện vẫn mở ra một lối thoát, rằng điều Thiện bao giờ cũng thắng được cái Ác. Một cuốn sách có tính nhân văn cao. Như một bản trường ca về tình yêu bất diệt, một niềm tin vào thế giới loài người luôn rộng mở, điều kỳ diệu không phải là không tồn tại, chỉ cần ta đủ niềm tin để tin vào điều đó.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

LỜI PHẬT DẠY - TINH TÚY CỦA ĐỜI

 LỜI PHẬT DẠY - TINH TÚY CỦA ĐỜI

1.  Sở dĩ người ta đau khổ chính là vì mải đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.

3. Hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

4. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sinh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ làm tổn thương mình. Bạn phải buông bỏ mới có được niềm vui đích thực.

5. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.

9. Khi nào bạn thực sự buông xuống thì lúc ấy bạn mới hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

11.Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương. Chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

12. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Lời Phật dạy trước khi Người diệt độ

LỜI PHẬT DẠY TRƯỚC KHI NGÀI DIỆT ĐỘ

(Theo KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Hán dịch: Ngài Cưu Ma La Thập

Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định)


Khi Ðức Phật sắp vào Niết Bàn, thì Ngài A Nan hỏi Ðức Phật bốn việc;

Sau khi Ðức Phật nhập diệt thì :

a. Khi kết tập Kinh điển dùng chữ gì bắt đầu Kinh điển, để khiến cho mọi người đều tin là Phật nói ?

b. Sau này về phương pháp tu hành y theo pháp gì mà trụ ?

c. Sau này chúng con nương ai làm thầy ?

d. Những Tỳ Kheo ác tính, chúng con đối xử với họ ra sao ?

Ðức Phật trả lời :

Thứ nhất : Khi kết tập Kinh điển, thì trước hết Kinh bắt đầu câu :"Tôi nghe như vầy".

Thứ hai : Y theo tứ niệm xứ mà trụ.Tứ niệm xứ là thân, thọ, tâm, pháp.

 1. Quán thân bất tịnh : Thân thể của chúng ta dù tắm rửa rất sạch sẽ, cũng có mồ hôi chảy ra, nếu không tắm thì thối không chịu nổi ! Trên thân có chín lỗ thường tiết ra thứ bất tịnh : Ghèn, nước mắt, nước mũi, cứt ráy, đàm, đại tiện, tiểu tiện .v.v., luôn luôn tiết ra chất dơ bẩn. Cho nên phải quán thân bất tịnh. Người nhiều tham dục thì hãy dùng quán bất tịnh để đối trị, quán nam nữ dù đẹp cũng là dơ bẩn không sạch, tức nhiên không sạch, lại có gì để tham luyến ? Biết không sạch thì sẽ chẳng tham trước, chẳng còn tâm dâm dục.

2. Quán thọ là khổ : Thọ là lãnh thọ, bất cứ cảnh giới thiện ác, thuận nghịch gì hiện tiền, bạn lãnh thọ thì tâm của bạn sẽ giao động. Có giao động thì là khổ. Tất cả sự tiếp thọ, chịu đựng mọi cảnh giới đều là khổ. Nếu bạn biết nó là khổ, thì chẳng tham hưởng thụ, cầu dục lạc, như thế thì sẽ đoạn diệt khổ

3. Quán tâm vô thường. Tâm của chúng ta như sóng trong biển, niệm trước diệt, niệm sau sinh, niệm niệm biến đổi, sinh sinh không ngừng, nhưng mỗi một niệm đều là vô thường hư vọng.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

Trò chuyện với Nhà văn Việt kiều Pháp - Hiệu Constant

 

Trò chuyện với Nhà văn Việt kiều Pháp - Hiệu Constant

VTV.vn - Hiệu Constant là nhà văn Việt kiều Pháp, được biết đến là một dịch giả, là cầu nối cho văn học Pháp và Việt Nam với những tác phẩm chuyển ngữ sang tiếng Pháp và tiếng Việt

Là một người yêu văn học, chị đã miệt mài sáng tác, để rồi lần lượt cho ra đời các tác phẩm xuất bản tại quê nhà. Tình yêu với văn học và cả tâm huyết giới thiệu những tác phẩm giá trị của văn học Việt đến bạn đọc Pháp là những điều mà chị đã chia sẻ khi trả lời phỏng vấn Đài THVN.

https://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/tro-chuyen-voi-nha-van-viet-kieu-phap-hieu-constant-20160516095836305.htm

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

CƠN MƯA DẦM CỦA XÚC CẢM SUY TƯ - CẢM NHẬN VỀ TẬP TRUYỆN “NẮNG CUỐI CHIỀU” CỦA HIỆU CONSTANT

 

CƠN MƯA DẦM CỦA XÚC CẢM SUY TƯ  -  CẢM NHẬN VỀ TẬP TRUYỆN “NẮNG CUỐI CHIỀU” CỦA  HIỆU CONSTANT

(Lương Thìn)

 http://baovannghe.com.vn/con-mua-dam-cua-xuc-cam-suy-tu-1-2-21859.html?fbclid=IwAR0t_JPkRZT7skH48cmJRu510WbsN3ZXhmTINGs-aYHZbbgFuFzMF1PaTUI

Nhà văn Hiệu Constant là một cái tên không còn xa lạ với bạn đọc. Chị sinh năm 1971 ở một vùng quê thuộc Thường Tín (Hà Nội). Gia tài của chị là người chồng  Pháp - anh Claude Constant, hai đứa con xinh xắn Bin - Hà và hàng trăm bài báo đăng tải trên các báo trong nước, hàng trăm phóng sự truyền hình trên kênh VCT10, VTV4 của truyền hình Việt Nam. Số tác phẩm chị dịch từ tiếng Pháp, tiểu thuyết truyện ngắn chị sáng tác lên tới hơn 70 đầu sách, nhiều gấp rưỡi tuổi đời của chị. Với hơn 60 tác phẩm dịch, chị được mệnh danh là  nhịp cầu nối giữa nền văn học Pháp với độc giả Việt Nam, trong đó có nhiều tiểu thuyết có giá trị như  "Nỗi niềm" của Paule Constant; "Rừng thẳm" của Julien Gracq …

Tôi nhớ ai đó đã từng nói: Có những cuốn sách khi  ta đọc giống như đang  được tắm trong một cơn mưa rào nó cuốn ta đi, nó khiến tâm hồn ta ào ào thác lũ. Có những cuốn sách khi ta đọc giống như đang đi trong cơn mưa dầm rả rích, từng chút từng chút một, những con chữ  thấm sang ta mãi không dứt cảm giác khó tả, đan xen suy ngẫm trải nghiệm về con người và cuộc đời.Tôi đã đọc rất nhiều tác phẩm của Hiệu Constant "Côn trùng", "Đường vắng", "Đời du học", "À bientot… hẹn gặp lại" "Tiếng dế"... có tác phẩm của chị cuốn tôi đi như thác lũ. Cũng có tác phẩm một cơn mưa dầm thấm đẫm vào tôi xúc cảm suy tư như tập truyện ngắn mới xuất bản gần đây của chị: “Nắng Cuối Chiều”

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

Rộng lượng là một loại trí huệ, cũng là nền tảng tu dưỡng tốt đẹp nhất

 

Rộng lượng là một loại trí huệ, cũng là nền tảng tu dưỡng tốt đẹp nhất

 https://www.dkn.tv/van-hoa/rong-luong-la-mot-loai-tri-hue-nhan-sinh-cung-la-nen-tang-tu-duong-tot-dep-nhat.html

Biển cả mênh mông, có thể mở rộng tấm lòng bao dung vạn vật. Sóng lớn cuồn cuộn, có thể đắp nặn nên tính cách ngoan cường. Rộng lượng, ấy là loại tính cách khiến người ta ái mộ nhất. Người rộng lượng, không kể là hiển quý giàu sang hay địa vị cao thấp, đều có thể vui vẻ ung dung. Rộng lượng, với bất kỳ người nào, ông trời đều sẽ  trao cho họ một loại màu sắc hoàn mỹ.

Rộng lượng là một loại trí huệ, là một kiểu khoan dung. Khi có người vũ nhục bạn ngay trước mặt bao người khác, bạn sẽ không ghi hận người ta; người ở bên cạnh làm sai rồi, bạn sẽ không cằn nhằn nhiếc móc không thôi. Khi có người chọc vào chỗ đau của bạn, bóc trần chỗ dở của bạn, bạn sẽ không để ý và trả thù. Thật ra, khoan dung với người, điều thể hiện ra lại là tấm lòng thiện lương và cao thượng của chính bạn. Biển lớn dung nạp trăm nghìn sông, có tấm lòng bao dung mà trở nên rộng lớn. Nếu không có tấm lòng và phong thái rộng lớn ấy, thì rất dễ sa vào những điều vặt vãnh tầm thường. Mà thực hiện được độ lượng và khoan dung, lòng ta tự nhiên sẽ trở nên ung dung nhẹ nhàng, dí dỏm hài hước, từ đó toát ra một loại sức hấp dẫn trong tính cách.

Rộng lượng là một loại điềm tĩnh thản nhiên. Tâm hồn như một dòng nước trong veo tĩnh lặng, thấy được đến tận đáy cùng. Chỉ cần sống được ung dung tự tại, thường ôm giữ cảm ân, lòng sẽ không phẫn uất, tâm trí rộng mở, lòng dạ thoáng đãng, vậy nên sẽ không than sầu kể khổ trước mặt bất cứ ai.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Đọc Nắng Cuối Chiều của Hiệu Constant

 

Đọc “Nắng cuối chiều” của nhà văn Hiệu Constant

(Tạp chí Kiều Bào & Quê Hương, số 10/2020)

Khi viết về những người Việt tha phương, nhà văn Hiệu Constant luôn đề cao tình người, tính hướng thiện, khát vọng vươn lên trong họ. Đó không chỉ là những đức tính quý báu được đề cao trong cộng đồng người Việt, mà được bạn bè thế giới đón nhận với vòng tay yêu thương và sự trân quý.

Hiệu Constant là nhà văn dịch giả, nhà báo Việt Nam đang sống tại Pháp, chị đến với nghề viết chỉ gần hai chục năm, nhưng chị đã cho ra đời trên dưới 70 tác phẩm dịch, 5 tiểu thuyết và một tập tuyện ngắn đã xuất bản. Chưa kể các tác phẩm báo chí của chị, thì ta đã thấy ở chị có một năng lực lao động sáng tạo vô cùng mạnh mẽ. Không dừng lại ở đó, hiện nay chị vẫn đang tiếp tục viết, thai nghén nhiều tác phẩm để chuẩn bị hoàn thành và xuất bản.

Nhìn vào những tác phẩm đã in của chị, ta có thể thấy sở trường của chị trong làng văn là ở năng lực sáng tác tiểu thuyết. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, “người viết đa năng” trong chị lại tiếp cận thêm một lĩnh vực mới là truyện ngắn. Tập Truyện ngắn “Nắng cuối chiều” của chị được nhà Xuất bản Dân trí phát hành vào tháng 6 năm 2020 là tuyển tập 8 truyện ngắn: Dưới chân Hòn Dáu, Lạc quê, Chênh vênh, Cháu nội của một thành lang, Mùa đông này con không về, Quan lộ, Nắng cuối chiều và Người mẹ Lào. Hầu hết các truyện trong tuyển tập này đều được thẩm định qua các mắt nhà nghề của các biên tập viên chuyên nghiệp và được đăng rải rác trên các báo, nhiều nhất là Báo Văn nghệ.