Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

KINH TỪ BI (METTA SUTTA)

 


KINH TỪ BI (METTA SUTTA)

Ni sư Ayya Khema
Diệu Liên-Lý Thu Linh chuyển ngữ




Người hằng mong thanh tịnh:
Nên thể hiện pháp lành,
Có khả năng, chất phác,
Hiền hòa, không kiêu mạn.

Sống dễ dàng, tri túc,
Thanh đạm không rộn ràng,
Lục căn luôn trong sáng,
Trí tuệ càng hiển minh

Chuyên cần, không quyến niệm,
Không làm điều ác nhỏ,
Mà bậc trí hiền chê,
Nguyện thái bình an lạc,
Nguyện tất cả sinh linh,
Tràn đầy muôn hạnh phúc

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

Bớt một việc chi bằng chẳng có việc gì

 Bớt một việc chi bằng chẳng có việc gì

(Pháp Sư Tịnh Không )

Tuần thứ hai lại mời tôi (Đại học Queensland), trường mời tôi làm giáo thọ cho trường của họ, tặng cho tôi học vị. Tôi nói những thứ này đối với người xuất gia chúng tôi là vô dụng, không cần thiết, mọi người muốn nói chuyện cùng nhau là tốt, hội tọa đàm cũng tốt, tôi sẽ đến tham gia. Nhưng ý của hiệu trưởng nhà trường không phải ở nơi này, họ nói những cách nghĩ của tôi có thể giúp đỡ Unessco tiêu trừ xung đột. Cho nên hi vọng tôi đại diện trường, đại diện Úc Châu, tham gia Hội nghị hòa bình Liên Hợp Quốc, nguyên nhân là thế. Ông nói Liên Hợp Quốc không mời hòa thượng, đối tượng họ mời là chuyên gia, học giả, là một vài vị giáo thọ, tôi không có những điều kiện này. Cho nên họ lập tức cho tôi, trường cho tôi học vị, cho tôi thư mời làm giáo thọ, tôi đại diện trường, đại diện Úc Châu. Đó là một duyên phận tốt, cũng là bổn phận của người xuất gia, giúp đỡ xã hội hòa bình an định. Cho nên tôi nhận lời, có cơ hội đi xem, hội nghị quốc tế tôi chưa từng xem qua. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)

Ở cư sĩ Lâm, tại bất kì đạo tràng nào, chư vị đồng tu cúng dường tôi các bao lì xì, tôi đều chưa từng mở ra, không xem qua, đều tặng lại đạo tràng cả. Tôi ở đạo tràng nào, liền tặng đạo tràng ấy, tôi trước nay chưa từng xem qua, tôi cũng không hóa duyên, tôi cũng không xin ai một xu tiền. Tôi cảm thấy cổ nhân triều Đường nói rất hay, giảng rất tốt “nhiều một việc chi bằng bớt một việc”, Bàng cư sĩ nói: “ Bớt một việc chi bằng chẳng có việc gì”; tôi không lấy thì vô sự, vô sự so với hảo sự tốt hơn. Tôi hiểu giáo huấn của cổ thánh tiên hiền, tôi học tập nghiêm túc, tôi cần thọ dụng. Tôi cũng dạy mọi người, cũng khuyến cáo mọi người, đặc biệt là các bạn đồng tu xuất gia, cần nắm vững thành tựu trên đạo nghiệp cả đời, tốt nhất học đại sư Ấn Quang, chắc chắn sẽ thành tựu. Điều đầu tiên của đại sư Ấn Quang là không thu nhận đệ tử xuất gia, bạn nghĩ thu nhận đệ tử xuất gia không tốt thì phiền phức lớn. Ngài thị hiện điều này thật là có đạo lý. (dẫn từ “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh”)

CỨ NGỠ NHÀ TU KHÔNG BIẾT YÊU?

 CỨ NGỠ NHÀ TU KHÔNG BIẾT YÊU? 



Cứ ngỡ nhà tu không biết yêu?
Sống không tình cảm, sống cô liêu
Tháng ngày chỉ biết câu kinh kệ
Chôn đời trong nếp sống quạnh hiu.
Vỡ lẽ... nhà tu cũng biết yêu!
Mà không yêu một, lại yêu nhiều.
Sang, hèn, đẹp, xấu.. đều yêu cả
Tim này không biết rộng bao nhiêu!

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022

Nhà thờ Thánh Nicolas (St. Nicholas Church) - tòa nhà lâu đời nhất ở thành phố Brighton, vương quốc Anh.

 Nhà thờ Thánh Nicolas (St. Nicholas Church) - tòa nhà lâu đời nhất ở thành phố Brighton, vương quốc Anh.

Khi đến thăm vương quốc Anh, nếu có chút thời gian, bạn đừng bỏ qua thành phố Brighton. Đó là một thành phố nằm cạnh một vịnh không sâu lắm bên bờ biển Manche, cách Luân Đôn không xa, ở phía đông quận Sussex, thuộc vùng Đông Nam nước Anh. Đến đây, bạn sẽ không hề thất vọng khi được đắm mình vào hương vị biển, những ngôi nhà cổ kính, làng chài, con đường thẳng tắp phẳng lì chạy dọc theo bờ biển dài hàng nhiều km. Bạn có thể thăm quần thể Nhà bảo tàng mà trước đây vốn là cung điện mùa hè của Hoàng gia, được xây dựng dưới lệnh của vua George IV từ đầu thế kỷ XIX. Bạn có thể thăm khu giải trí cực kỳ hiện đại nằm ngay trên bãi biển chính của thành phố, hay cũng có thể đi thăm khu Bảo tồn Thiên nhiên Seven Sisters mênh mông cách trung tâm Brighton chừng chục km, nơi đây có biển có rừng, có khu nước lợ cạnh bờ biển với những vách đá phấn cao ngất ngưởng…

Trong cuốn Domesday Book, Brighton trước kia được gọi là Bristelmestone. Vào tháng 6 năm 1514 Brighthelmstone đã bị quân Pháp đốt cháy gần như toàn bộ trong một cuộc chiến tranh giữa hai nước Anh - Pháp. Chỉ một phần nhà thờ Saint-Nicolas và các tuyến đường phố được cứu vãn. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết muốn giới thiệu về chính ngôi nhà thờ cổ này và khu nghĩa địa bao quanh, St Nicolas Church.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

Ai đã phát minh ra xe đạp?

 

Ai đã phát minh ra xe đạp?

Hầu như ai trong chúng ta cũng ít nhiều biết đến xe đạp nhưng mấy ai để ý xem xe đạp đã được phát minh như thế nào, từ bao giờ và do ai ?

Tóm tắt nhanh thì thế này !

Thực ra, xe đạp cũng có một hành trình ra đời, phát triển và dần dần hoàn thiện mới có thể được như chiếc xe đạp như chúng ta biết hiện nay. Thế nên, trong lịch sử của xe đạp, không chỉ có một nhà phát minh mà có đến nhiều nhà phát minh!

Một số phát minh đã dẫn đến chiếc xe đạp mà chúng ta biết.

Như chúng ta nhận thấy rằng điều quan trọng nhất của xe đạp, đó chính là bánh xe. Bánh xe tròn đã được phát minh vào vào khoảng những năm 3500 trước Công nguyên, ở Mésopotamie (Lưỡng Hà), vùng Trung Đông, thuộc đất nước Iraq ngày nay. Và hơn 5.000 năm sau, tức vào năm 1817, một quí ông người Đức, Nam tước Karl Drais von Sauerbronn đã sử dụng bánh xe để chế tạo ra tổ tiên của chiếc xe đạp hiện đại bây giờ. Phát minh này được gọi là xe Draisienne theo tên của Nam tước. « Xe » được làm bằng gỗ và không có bàn đạp, nhưng đã có yên và tay lái. Xe Draisienne cho phép ta “ngồi đi bộ” với tốc độ 14 km/h! Ở Pháp, xe được gọi là velocipede, có nghĩa là «đi bộ nhanh» và từ đó đã cho ra đời từ vélo = xe đạp.