Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

9 đại định luật căn bản nhất của đời người

9 đại định luật căn bản nhất của đời người 




Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp những sự tình xảy ra kỳ lạ đến mức không thể tin. Chúng ta cho rằng đó là ngẫu nhiên, nhưng kỳ thực đó không phải ngẫu nhiên mà là tuân theo các đạo lý, định luật, quy luật vốn có của vũ trụ. 
Phong thủy học truyền thống đưa ra 9 đại định luật có thể giải thích được những điều bí ẩn này. Một người nếu hiểu rõ được 9 định luật này có thể cải thiện được vận mệnh của mình.

1. Định luật nhân quả

Trên đời này không có một sự tình nào là ngẫu nhiên xảy ra. Mỗi một sự tình phát sinh đều có nguyên nhân của nó. Đây là định luật căn bản nhất của vũ trụ. Vận mệnh của con người cũng là tuân theo định luật này.Từ xưa đến nay, các trường phái công nhận định luật này không chỉ có Phật giáo mà còn có Cơ đốc giáo…Triết học gia Hy Lạp cổ đại Socrates và nhà khoa học vĩ đại Newton cũng công nhận đây là định luật căn bản nhất của vũ trụ.Suy nghĩ, lời nói và hành vi của con người đều được coi là “nhân” và sẽ sản sinh ra “quả” tương ứng. Nếu “nhân” là tốt thì “quả” cũng là tốt, nếu “nhân” là xấu thì “quả” cũng là xấu.Con người chỉ cần có suy nghĩ, tư tưởng thì sẽ lập tức không ngừng gieo trồng ra một loại “nhân”. Cho nên, “thiện nhân” hay “ác nhân” là do bản thân mỗi người quyết định.Bởi vậy, một người nếu muốn cải mệnh của mình cho tốt hơn thì trước hết phải chú ý đến suy nghĩ của mình. Bởi vì, “tâm một khi khởi thì liền động niệm” và sẽ dẫn phát ra lời nói và hành vi tương ứng. Từ hành vi và lời nói ấy sẽ dẫn đến kết quả tương ứng.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Tiến sĩ sử học Thu Trang: Hồn tôi ở phương trời ấy



Thoạt đầu bà nói với tôi trong một chất giọng đặc Hà Nội, khiến tôi hơi giật mình, nhưng để giải thích, bà kể: “Tôi tên thật là Công Thị Nghĩa, sinh năm 1932, trong một gia đình tiểu tư sản, người làng Ngọc Hà, cha tôi thời ấy là một công chức được điều động vào Sài Gòn, nên khi đến năm mười tuổi, gia đình theo ông vào Nam…” Và cứ như vậy, trong một buổi chiều đầu xuân, trong căn nhà óng ả gần Paris của gia đình bà, bà đã tâm sự toàn bộ cuộc đời của mình. Những năm tháng cứ trượt lượt, nhưng những dấu mốc lịch sử và những thăng trầm của đời bà hiện ra như mộhttp://baoquocte.vn/tien-si-su-hoc-thu-trang-hon-toi-o-phuong-troi-ay-2642.htmlt cuốn phim quay chậm.
“Tuổi thơ tôi trôi đi cũng êm đềm như những đứa trẻ khác, bà kể. Cho đến khi có phong trào Trần Văn Ơn phát động Học sinh, Sinh viên nổi dậy chống sự đổ bộ của Mỹ vào Miền Nam Việt Nam...” Rồi bà kể lại những chuỗi ngày trốn nhà đi biểu tình và từ đó bà gặp được cán bộ lão thành của cách mạng rồi thấm nhuần được tư tưởng yêu nước.
 Con đường hoạt động cách mạng bắt đầu diễn ra từ đó. Nhưng đến năm 1952, bà bị bắt và đưa ra trước Toà án binh Pháp, và được đích thân luật sư Nguyễn Hữu Thọ bào chữa tại toà án. Trong những ngày ở trong đề lao, bà có dịp được tiếp cận những đàn chị cách mạng như bà Nguyễn thị Bình, bà Đỗ Duy Liên… Cho đến gần một năm sau, năm 1953, chính phủ Pháp phân tán tù nhân, và bà được đưa về Sài gòn và được trả tự do. Biết bà là người gan dạ, một số trí thức cấp tiến, thân Bắc kỳ đã giới thiệu và đưa nhập vào làng báo chí. Ý thức báo chí là vũ khí lợi hại nhất để đấu tranh cho quyền  dân tộc, bà chấp nhận ngay và hồi đó bà viết cho các báo Sài Gòn Mới, Phụ nữ diễn đàn, Lẽ sống… dưới nhiều bút danh khác nhau như Thu Trang, Thanh Tâm, Nguyễn Huyền Thu... Khi tôi đưa tay chỉ một bức ảnh đen trắng, trong hình là một phụ nữ trẻ đội vương miện Hoa hậu. Bà cười, những nếp nhăn như dãn ra: “Vâng đó là một kỷ niệm đẹp, nhưng cũng là do một sự tình cờ thôi. Hôm ấy, nghe tin ban tổ chức có tổ chức cuộc thi Hoa hậu, nhân danh phóng viên, tôi đến đó để lấy tin cho báo. Không ngờ khi gặp tôi, thì Ban tổ chức trầm trồ và cố thuyết phục gia đình cho phép tôi tham gia. Vậy là trong có hai mươi bốn tiếng đồng hồ, một chiếc áo dài đăng ten, màu vàng rất đẹp được may gấp để tôi có trang phục đi dự thi Hoa hậu…” 
Nhưng điều khiến tôi đến gặp bà hôm nay lại là chuyện khác, và những câu hỏi cứ trực phát ra trên môi tôi, cuối cùng tôi cũng chen vào được để hỏi bà, lý do nào khiến bà rời bỏ tất cả để đi Pháp. Bà thổ lộ rằng kể từ khi đăng quang Hoa hậu, một số nhà làm phim đã mời bà đóng phim, và do vậy, một nhóm người Pháp đã phát hiện và mời bà tham gia làm phim truyền hình với họ và cũng vì thế mà bà được qua Pháp an toàn. Sau này có dịp một người bạn trong ngành báo chí kể cho bà nghe lại rằng khi biết tin bà đã đi nước ngoài trót lọt thì Trần Lệ Xuân đã ném cả cốc nước trà vào mặt Tổng Nội vụ thời đó và quát: “Tại sao các ông lại cho con Việt Cộng nằm vùng đó trốn thoát hả!” Khi được hỏi con đường nào đã khiến bà từ một Hoa Hậu, đến diễn viên phim trường, nhưng sau đó lại thành Tiến sĩ sử học, giọng bà như trầm lại: “Đúng vậy, khi sang Pháp, các nhà làm Phim đề nghị tôi đóng những bộ phim chống Cộng và ca ngợi Pháp trong thời kỳ thuộc địa vàng son của họ ở Đông dương, vậy là tôi từ chối. Tôi cũng không thể về nước, vì những năm đó, Chính Phủ Diệm bắt đầu thực hiện luật 10/59, rất nhiều bà con thân hữu khuyên tôi không nên trở về trong lúc này. Trong cảnh bơ vơ đất lạ, tôi tham gia những khoá học tiếng Pháp đầu tiên tại Sorbonne. Tôi may mắn được chính giáo sư Durand kèm cặp...” Bà kể rằng vị giáo sư ấy không chỉ là một nhà ngôn ngữ học mà còn là một nhà sử học. Chính nhờ ông mà bà khám phá ra một điều mới mẻ và muốn theo học đến cùng để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi cứ đau đáu trong tim liên quan đến tổ quốc Việt nam yêu dấu. Đến năm 1964, thì bà chính thức ghi tên vào khoá học của giáo sư Durand tại Trường cao học Ngôn ngữ và sử học Đông dương. Tại đây, bà đã khám phá ra những hoạt động của các trí thức cả Nho học và Tân học Việt Nam tại Pháp, họ thu được rất nhiều những kết quả khả quan đã dấy lên tình yêu nước chống thực dân trong giới Việt Kiều, đánh thức dư luận Pháp về chế độ thuộc địa. Chính vì thế khi tốt nghiệp cao học, bà đã chọn đề tài làm luận án về Phan Châu Trinh vào khoảng những năm 1969 – 1970.