Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

9 đại định luật căn bản nhất của đời người

9 đại định luật căn bản nhất của đời người 




Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp những sự tình xảy ra kỳ lạ đến mức không thể tin. Chúng ta cho rằng đó là ngẫu nhiên, nhưng kỳ thực đó không phải ngẫu nhiên mà là tuân theo các đạo lý, định luật, quy luật vốn có của vũ trụ. 
Phong thủy học truyền thống đưa ra 9 đại định luật có thể giải thích được những điều bí ẩn này. Một người nếu hiểu rõ được 9 định luật này có thể cải thiện được vận mệnh của mình.

1. Định luật nhân quả

Trên đời này không có một sự tình nào là ngẫu nhiên xảy ra. Mỗi một sự tình phát sinh đều có nguyên nhân của nó. Đây là định luật căn bản nhất của vũ trụ. Vận mệnh của con người cũng là tuân theo định luật này.Từ xưa đến nay, các trường phái công nhận định luật này không chỉ có Phật giáo mà còn có Cơ đốc giáo…Triết học gia Hy Lạp cổ đại Socrates và nhà khoa học vĩ đại Newton cũng công nhận đây là định luật căn bản nhất của vũ trụ.Suy nghĩ, lời nói và hành vi của con người đều được coi là “nhân” và sẽ sản sinh ra “quả” tương ứng. Nếu “nhân” là tốt thì “quả” cũng là tốt, nếu “nhân” là xấu thì “quả” cũng là xấu.Con người chỉ cần có suy nghĩ, tư tưởng thì sẽ lập tức không ngừng gieo trồng ra một loại “nhân”. Cho nên, “thiện nhân” hay “ác nhân” là do bản thân mỗi người quyết định.Bởi vậy, một người nếu muốn cải mệnh của mình cho tốt hơn thì trước hết phải chú ý đến suy nghĩ của mình. Bởi vì, “tâm một khi khởi thì liền động niệm” và sẽ dẫn phát ra lời nói và hành vi tương ứng. Từ hành vi và lời nói ấy sẽ dẫn đến kết quả tương ứng.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Tiến sĩ sử học Thu Trang: Hồn tôi ở phương trời ấy



Thoạt đầu bà nói với tôi trong một chất giọng đặc Hà Nội, khiến tôi hơi giật mình, nhưng để giải thích, bà kể: “Tôi tên thật là Công Thị Nghĩa, sinh năm 1932, trong một gia đình tiểu tư sản, người làng Ngọc Hà, cha tôi thời ấy là một công chức được điều động vào Sài Gòn, nên khi đến năm mười tuổi, gia đình theo ông vào Nam…” Và cứ như vậy, trong một buổi chiều đầu xuân, trong căn nhà óng ả gần Paris của gia đình bà, bà đã tâm sự toàn bộ cuộc đời của mình. Những năm tháng cứ trượt lượt, nhưng những dấu mốc lịch sử và những thăng trầm của đời bà hiện ra như mộhttp://baoquocte.vn/tien-si-su-hoc-thu-trang-hon-toi-o-phuong-troi-ay-2642.htmlt cuốn phim quay chậm.
“Tuổi thơ tôi trôi đi cũng êm đềm như những đứa trẻ khác, bà kể. Cho đến khi có phong trào Trần Văn Ơn phát động Học sinh, Sinh viên nổi dậy chống sự đổ bộ của Mỹ vào Miền Nam Việt Nam...” Rồi bà kể lại những chuỗi ngày trốn nhà đi biểu tình và từ đó bà gặp được cán bộ lão thành của cách mạng rồi thấm nhuần được tư tưởng yêu nước.
 Con đường hoạt động cách mạng bắt đầu diễn ra từ đó. Nhưng đến năm 1952, bà bị bắt và đưa ra trước Toà án binh Pháp, và được đích thân luật sư Nguyễn Hữu Thọ bào chữa tại toà án. Trong những ngày ở trong đề lao, bà có dịp được tiếp cận những đàn chị cách mạng như bà Nguyễn thị Bình, bà Đỗ Duy Liên… Cho đến gần một năm sau, năm 1953, chính phủ Pháp phân tán tù nhân, và bà được đưa về Sài gòn và được trả tự do. Biết bà là người gan dạ, một số trí thức cấp tiến, thân Bắc kỳ đã giới thiệu và đưa nhập vào làng báo chí. Ý thức báo chí là vũ khí lợi hại nhất để đấu tranh cho quyền  dân tộc, bà chấp nhận ngay và hồi đó bà viết cho các báo Sài Gòn Mới, Phụ nữ diễn đàn, Lẽ sống… dưới nhiều bút danh khác nhau như Thu Trang, Thanh Tâm, Nguyễn Huyền Thu... Khi tôi đưa tay chỉ một bức ảnh đen trắng, trong hình là một phụ nữ trẻ đội vương miện Hoa hậu. Bà cười, những nếp nhăn như dãn ra: “Vâng đó là một kỷ niệm đẹp, nhưng cũng là do một sự tình cờ thôi. Hôm ấy, nghe tin ban tổ chức có tổ chức cuộc thi Hoa hậu, nhân danh phóng viên, tôi đến đó để lấy tin cho báo. Không ngờ khi gặp tôi, thì Ban tổ chức trầm trồ và cố thuyết phục gia đình cho phép tôi tham gia. Vậy là trong có hai mươi bốn tiếng đồng hồ, một chiếc áo dài đăng ten, màu vàng rất đẹp được may gấp để tôi có trang phục đi dự thi Hoa hậu…” 
Nhưng điều khiến tôi đến gặp bà hôm nay lại là chuyện khác, và những câu hỏi cứ trực phát ra trên môi tôi, cuối cùng tôi cũng chen vào được để hỏi bà, lý do nào khiến bà rời bỏ tất cả để đi Pháp. Bà thổ lộ rằng kể từ khi đăng quang Hoa hậu, một số nhà làm phim đã mời bà đóng phim, và do vậy, một nhóm người Pháp đã phát hiện và mời bà tham gia làm phim truyền hình với họ và cũng vì thế mà bà được qua Pháp an toàn. Sau này có dịp một người bạn trong ngành báo chí kể cho bà nghe lại rằng khi biết tin bà đã đi nước ngoài trót lọt thì Trần Lệ Xuân đã ném cả cốc nước trà vào mặt Tổng Nội vụ thời đó và quát: “Tại sao các ông lại cho con Việt Cộng nằm vùng đó trốn thoát hả!” Khi được hỏi con đường nào đã khiến bà từ một Hoa Hậu, đến diễn viên phim trường, nhưng sau đó lại thành Tiến sĩ sử học, giọng bà như trầm lại: “Đúng vậy, khi sang Pháp, các nhà làm Phim đề nghị tôi đóng những bộ phim chống Cộng và ca ngợi Pháp trong thời kỳ thuộc địa vàng son của họ ở Đông dương, vậy là tôi từ chối. Tôi cũng không thể về nước, vì những năm đó, Chính Phủ Diệm bắt đầu thực hiện luật 10/59, rất nhiều bà con thân hữu khuyên tôi không nên trở về trong lúc này. Trong cảnh bơ vơ đất lạ, tôi tham gia những khoá học tiếng Pháp đầu tiên tại Sorbonne. Tôi may mắn được chính giáo sư Durand kèm cặp...” Bà kể rằng vị giáo sư ấy không chỉ là một nhà ngôn ngữ học mà còn là một nhà sử học. Chính nhờ ông mà bà khám phá ra một điều mới mẻ và muốn theo học đến cùng để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi cứ đau đáu trong tim liên quan đến tổ quốc Việt nam yêu dấu. Đến năm 1964, thì bà chính thức ghi tên vào khoá học của giáo sư Durand tại Trường cao học Ngôn ngữ và sử học Đông dương. Tại đây, bà đã khám phá ra những hoạt động của các trí thức cả Nho học và Tân học Việt Nam tại Pháp, họ thu được rất nhiều những kết quả khả quan đã dấy lên tình yêu nước chống thực dân trong giới Việt Kiều, đánh thức dư luận Pháp về chế độ thuộc địa. Chính vì thế khi tốt nghiệp cao học, bà đã chọn đề tài làm luận án về Phan Châu Trinh vào khoảng những năm 1969 – 1970. 

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

GIÚP NGƯỜI GIÚP VẬT ẤY LÀ GIÚP CON

GIÚP NGƯỜI GIÚP VẬT ẤY LÀ GIÚP CON



Chắp tay con hỏi Phật ơi
Người ta giàu thế là do nhân gì ..
Phật cười khuôn mặt từ bi
Bố thí làm phước nhân này giàu sang
Nhưng mà số con bần hàn
Của đâu mà có cưu mang cho người ..
Phật vẫn khuôn mặt tươi cười
Nhưng con có sẵn bảy điều như sau: ..
Nhan thí - nụ cười cho nhau
Dù thương dù ghét trao nhau tấm lòng
Ngôn thí - ái ngữ sạch trong
Lời hay ý đẹp cho đời thêm tươi
Tâm thí - lòng biết ơn người
Trải tâm hoà ái yêu thương người thù
Nhãn thí - ánh mắt hiền từ
Nhìn thẳng không động tâm từ yêu thương
Thân thí - hành động hiền lương
Nhặt mảnh chai vụn bên đường con đi
Toạ thí - nhường đường khi đi
Chỗ con ngồi đó có khi người cần
Phòng thí - bao dung ân cần
Tha thứ cho kẻ bao lần lầm than
Cho người cảm giác bình an
Luôn được vui vẻ khi nhìn thấy con
Những việc như thế hãy còn
Giúp người giúp vật ấy là giúp con ...
(ST)

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Sẽ chẳng có hận thù

Giới thiệu tác phẩm Sẽ chẳng có hận thù


Trong những ngày này Paris và nước Pháp, mỗi nơi hoặc mỗi người, theo cách của mình, làm lễ tưởng niệm một năm cho vụ khủng bố kinh hoàng đã diễn ra tại Paris vào tối ngày 13 tháng 11 2015. Vụ khủng bố khiến Paris, nước Pháp và toàn thế giới rúng động. Người ta nói một con vật bị thương sẽ trở nên nguy hiểm, nhưng tôi nhận thấy một dân tộc bị tổn thương cũng trở nên độ lượng, thông minh và dễ gây xúc động. Điều đó được phản ánh rất rõ trong bức thông điệp của một thanh niên có tên Antoine Leiris gửi lũ khủng bố. Anh là cha của đứa trẻ mới hơn một tuổi, và vợ anh là một trong số 130 nạn nhân tử nạn tối hôm đó.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Tầm quan trọng của Địa – Chính trị Việt Nam

Tầm quan trọng của Địa – Chính trị Việt Nam


Với nước Pháp Pháp, Việt Nam có một hình ảnh đặc biệt : một mặt vầng hào quang quân đội hiển hách trước Hoa Kỳ và Trung Quốc và mặt khác, sức mạnh tăng trưởng kinh tế kể từ khi đưa vào hoạt động một chính sách kinh tế tự do, chính sách Đổi Mới, đã tạo lên sự tôn trọng và gây tò mò.
Để phân tích vị trí và vai trò của quốc gia này trong tình trạng địa-chính trị hiện tại của vùng đông nam châu Á, Benoit de Tréglodé, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, đã tham gia tập hợp cho số tạp chí này các chuyên gia khác đề cập các chủ đề ít được nói đến hơn nhưng rất sáng tỏ để hiểu thêm sự đặc biệt về địa chính trị của đất nước. Như vậy, các bài viết được phân tích những hiệu quả địa-chính trị của sự mâu thuẫn mà vào năm 1977 chúng đã đẩy Việt Nam và Cam-pu-chia thành hai cực đối đầu, phá vỡ Khối Cộng sản mười năm trước khi bức tường Berlin bị sụp đổ : Các mối quan hệ phức hợp và lập lờ của Việt Nam với người hàng xóm Trung Quốc ; những hậu quả xã hội và môi trường của sự tăng trưởng kinh tế mạnh kể từ khi có Đổi Mới, gây ra những căng thẳng xã hội, và còn những đột biến nhanh chóng của sự tổ chức không gian. Cuối cùng, tình hình hiện tại của các Tôn giáo chỉ ra không những «tính chất phức tạp của vấn đề tôn giáo, với những con đường khác nhau và Tôn giáo, mà còn cả một ý thức dân cư trước các sức mạnh tôn giáo này.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

TP Hồ Chí Minh của Jean Lacouture

Giới thiệu tác phẩm Hồ Chí Minh của Jean Lacouture


“Quá khứ của tôi ư? Nó chẳng khiến ai quan tâm cả. Những gì tôi hiện đang làm đây mới là quan trọng…!” Không biết bao lần Hồ Chí Minh đã làm nản chí những ai trong số chúng ta muốn tìm hiểu sâu hơn hoặc muốn kiểm chứng những thông tin và về ngày tháng năm sinh và nơi sinh, nguồn gốc và những giai đọan đầu tiên trong sự nghiệp của người cha đẻ của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, bằng câu đáp như vậy.
Thật kỳ lạ đến mức có thể, tiểu sử của con người này trong hoạt động của những “người sáng lập” ra Quốc tế Cộng sản đảng, của người duy nhất trong các thành viên của tổ chức Komintern trong những năm 1924 – 1926, người đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị Quốc tế thì, cho đến lúc chết vẫn còn lưu lại nhiều vùng bí mật và ít nhiều mâu thuẫn.
Tác phẩm ghi khắc lại toàn bộ chân dung của một vị lãnh tụ mà tác giả đã đánh giá là một trong những nhà Quốc tế Cộng sản đảng lỗi lạc nhất trong mọi thời đại. Từ nơi Người chào đời tại một làng nhỏ Kim Liên trong tỉnh Nghệ An, chiếc nôi sản sinh ra biết bao người con ưu tú của đất nước Đại Việt, vài nét phác thảo về gia đình và những biến cố, lũng lọan của thời thế, cảnh lầm than, chặng đường của người con đất Nghệ An đã ra đi, xuống tàu vượt Đại dương tìm đường giải phóng dân tộc.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

BỨC THƯ NỔI TIẾNG CỦA CHA GỬI CHO CON TRAI.

BỨC THƯ NỔI TIẾNG CỦA CHA GỬI CHO CON TRAI



Con trai yêu dấu!
Đời người phúc họa vô thường! Không một ai biết trước mình sẽ sống được bao lâu. Có một số việc tưởng nên sớm nói ra thì hay hơn. Cha là cha của con, nếu cha không nói với con, có lẽ không ai nói rõ với con những điều này!

Những lời khuyên để con ghi nhớ này, là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời, mà bản thân cha đã trải nghiệm. Nó sẽ giúp con tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con sau này.
Dưới đây là những điều con nên ghi nhớ trong cuộc đời:

- Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng bận tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời này, không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con, ngoại trừ cha và mẹ của con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc con phải biết ơn và trân quý, con cũng nên thận trọng suy xét, vì người đời làm việc gì thường có mục đích và nguyên nhân. Con chớ vội vàng xem đối phương là chân bằng hữu.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Bob Dylan, Thi sỹ cuộc đời

Giới thiệu tác phẩm Bob Dylan, Thi sỹ cuộc đời
(Cuộc đời và sự nghiệp của Bob Dylan)




Với sự nghiệp đàn ca hơn nửa thế kỷ, hơn năm trăm bài hát luôn hàng ngày ngân vang, từ khá lâu rồi người nghệ sỹ này đã được nhắc tới như là một ứng cử viên cho giải Nobel Văn chương, ông là một trong những gương mặt điển hình cho nền ca nhạc quần chúng.
Sinh ngày 24 tháng Năm năm 1941 tại Duluth thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ và tên khai sinh là Robert Allen Zimmerman, Bob Dylan là nhạc sỹ sáng tác, ca sỹ, họa sỹ, thi sỹ, ông là  một nhà chuyên viết thời luận của những cuộc đấu tranh xã hội trong những năm 1960 với Like a Rolling Stone, Ballad of a Thin Man hoặc với cả Gates of Eden. Một số ca khúc của ông như Blowin’in the Wind đã trở thành những bài thánh ca chống chiến tranh tại Việt Nam.
Kể từ hai chục năm nay, mỗi năm ông thường tổ chức hàng trăm buổi biểu diễn ở khắp nơi trên thế giới, tập hợp đủ các thành phần lứa tuổi. Jean-Dominique Brierre đã theo sát quá trình hình thành và phát triển sự nghiệp sáng tác ca hát và biểu diễn của ông, đã khắc họa lại bức chân dung đặc biệt khác người của ông.
« Với một quan điểm cá nhân thì tôi chưa bao giờ từng là một người đơn độc cả. Tôi có lẽ chỉ là thế thôi, và tôi cũng đã chứng minh cho một số người thấy rằng sự không thể là có thể thực hiện được. Nếu tôi có điều gì đó để nói với ai đó, thì đó sẽ là ta có thể làm được điều không thể. Mọi thứ đều là có thể. Và chỉ thế thôi. Không gì hơn nữa. »
« Các bài hát của tôi có cái gì đó, một kiểu như trổ tài, chỉ thế thôi. »
« Tôi thực sự chưa bao giờ hơn thế được đâu : một nhạc sỹ dân ca chăm chú dò xét làn hơi đọng phía đằng sau một màn hình nước mắt, mà những ca khúc chấp chơi bay trong một làn sương mù lấp lóa. »
Tôi cố gắng sống trên dải phân cách giữa sự trầm uất và niềm hi vọng. »

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Đừng bao giờ quên

Giới thiệu tác phẩm Đừng bao giờ quên


Câu chuyện diễn ra ở vùng Normandie, đây cũng là quê hương của tác giả Michel Bussi, giữa thành phố Fécamps và Bray, một nơi thu hút rất nhiều khách du lịch.
Cốt lõi của câu chuyện là do một vụ lở đất khiến một vách đá bên bờ biển Normandie bung ra và người ta tìm thấy ba xác chết đàn ông được xác định là chết trong những thời kỳ khác nhau, nhưng không có bất kỳ thứ giấy tờ nào trên người cho biết danh tính của họ.
Cùng lúc ba án mạng các cô gái trẻ bị giết hại một cách dã man, nhưng không tìm ra hung thủ.
Câu chuyện bắt đầu từ án mạng mới nhất…
Jamal, vận động viên cấp cao đang thời kỳ đi nghỉ tại một thành phố biển nhỏ xinh nằm ở miền tây bắc nước Pháp do đã trúng thưởng trong một trò chơi trên truyền thông. Anh đã từng tham gia và đoạt giải quán quân Thế vận hội về môn chạy dành cho người tàn tật. Một bên chân của anh là chân giả. Ngày định mệnh đó, anh cũng tập chạy như mọi ngày mà không hề để ý đến thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ xuống rất thấp, đường trơn do cơn mưa đổ xuống hồi đêm.
Trên đường chạy, anh bỗng nhìn thấy một chiếc khăn quàng màu đỏ, mà nhãn mác cho thấy là một chiếc khăn đắt tiền « cả một món tài sản nho nhỏ », nằm vắt hờ hững trên một cây cột hàng rào thép gai bên đường. Anh nhặt lên và tiếp tục chạy trong lòng nghĩ sẽ có thể tặng lại chiếc khăn cho một cô nàng xinh đẹp nào đó mà anh cảm mến. Bỗng từ xa, anh phát hiện một cô gái vận váy màu đỏ hết sức phong phanh, và chiếc váy đã bị rách tả tơi, đứng bên bờ vách đá cao. Đoán nhanh sự tình, anh muốn cứu cô gái bằng cách tung một đầu dây chiếc khăn mà anh vừa nhặt được cho cô gái và bảo cô nắm lấy, anh sẽ kéo cô vào, nhưng không được, cô gái đã nhảy xuống bãi biển đầy sỏi đá lổn nhổn… Đem theo chiếc khăn…
Từ đây bắt đầu những ngày sống trong lo âu và sợ hãi. Bởi từ một nhân chứng và với lòng tốt cứu người, anh lại bị cho là nghi phạm đã đẩy cô gái từ vách đá dựng đứng cao hơn trăm mét xuống bên dưới và cô gái đã chết dưới sự chứng thực của anh và hai nhân chứng khác, và sự « đào tẩu » của anh đã biến anh thành nghi can số 1…

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Bài diễn thuyết về "Đạo làm người" gây chấn động Trung Quốc




"Chấn động, rung động, vang dội" là bình luận trên các diễn đàn ở Trung Quốc về bài diễn thuyết được cho là đụng chạm đến những góc nhạy cảm nhất của xã hội nước này.
LTS: Bài diễn văn của giáo sư Tùng Nhật Vân tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học Chính phápTrung Quốc năm 2013, thời điểm bùng nổ chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là một trong những bài nói gây bão nhất tại Trung Quốc và trên các diễn đàn quốc tế trong hơn 3 năm qua.
Đài Deutsche Welle (Đức) dẫn lời ông Kim Chung, tổng biên tập tạp chí Open (Hồng Kông) từng đánh giá: "Một trận bão tố đang nổi lên ở Trung Quốc." Trên kho tư liệu của Baidu, bài diễn văn nhận được đánh giá là "chấn động, rung động, vang dội".
Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng nội dung bài diễn thuyết gây chấn động này. Bài gốc được đăng trên báo Sina (Trung Quốc) hôm 17/8. 
***
Các em học sinh!
Hôm nay là ngày vui của các em, là ngày các em trưởng thành, là một khởi đầu mới trên đường đời của các em.
Các em sẽ đội lên đầu vòng nguyệt quế và mặc lễ phục tốt nghiệp, để biểu thị các em đã trở thành "học sĩ" (cử nhân-ND). Trong ngôn ngữ Trung Quốc truyền thống, trở thành "sĩ" nghĩa là đạt được một thân phận khác với số đông.
"Gặt hái được vị trí cao trên con đường học vấn gọi là sĩ", "người dùng tài trí gọi là sĩ". Sĩ có nhiều dạng, mà "học sĩ" chính là những người dùng học vấn và tài trí để đạt được thân phận "sĩ", được người khác tôn trọng.
Cho nên, thầy chân thành chúc mừng các em. Chúc mừng mười mấy năm học tập của các em cuối cùng đã thành "chính quả"!
Hôm nay các em tốt nghiệp bước ra cổng trường, ngày mai chính là lễ khai giảng của "đại học xã hội" (cuộc đời-ND). Nhân sinh là từng lần một tốt nghiệp rồi lại khai giảng. Nhưng chỉ có lần tốt nghiệp và khai giảng này là bước ngoặt quan trọng nhất trong đời người.
So với hành trình dai dẳng ngày sau, quá trình học tập sinh hoạt trước đây của các em chỉ là tập đi mà thôi; so với sân khấu cuộc đời sắp tới, cuộc sống học tập trước đây chỉ là mở màn mà thôi.
Xã hội mà các em sắp bước vào là một vũ đài nhân sinh đầy màu sắc mà ở đó, các em sẽ thực hiện được giá trị của mình, hưởng thụ cuộc đời của mình. Nhưng đồng thời, xã hội cũng là một giang hồ hiểm ác, một vũng lầy dơ bẩn.
Giang hồ đó sâu không thể dò được, vượt xa khả năng tưởng tượng của các em. Các em "xông pha" giang hồ từ đây cũng giống như học đi thuở ban đầu vậy.
Giang hồ đó sẽ nhào nặn lại từ đầu sức mạnh của các em, có thể các em còn chưa ước lượng hết được. Giờ các em phải lao mình vào đó không quay đầu, trong khi không biết nó có ý nghĩa gì.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Di sản đông dương – Hà nội và một số địa danh khác.

Di sản đông dương – Hà nội và một số địa danh khác.


Hà nội năm 2010 đã tổ chức lễ kỷ niệm 1000 tuổi của mình. Đây là một trong những thành phố thủ đô có thâm niên sống động lâu nhất ở bán đảo Đông nam Á. Trong một bầu phát triển đô thị một cách nhanh chóng trong những thập niên mới đây, lịch sử của thành phố này vẫn luôn hiện hữu thông qua những công trình nổi tiếng được trùng tu, chúng đem lại những giá trị đích thực của những năm tháng trước khi được công nhận là Di sản quốc gia và thế giới. Chủ yếu là trong thời kỳ Pháp đô hộ.
Thủ đô Hà Nội của Việt nam đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong lịch sử đô thị hoá mới đây ở đông nam Á.
Trong tác phẩm Di sản Đông dương – Hà nội và những địa danh khác, France Mangin đi đúng vào trọng tâm của vấn đề, những mối liên hệ phức tạp từ công trình nghệ thuật đến thành phố đang trong thời kỳ chuyển đổi, nhưng cũng không tách rời khỏi những khó khăn mà thành phố vấp phải. Thoạt đầu là phải tuân thủ sự cần thiết, song song với những điều kiện xây dựng của công trình lịch sử như vốn có, hướng phát triển đô thị vẫn còn ít được biết đến. Cuốn sách đi sâu phân tích chặng đường đúp mà Hà nội đang gặp phải: sự đối đầu giữa việc phát triển đô thị hiện hành và bảo tồn các di sản văn hóa.
Bằng những ví dụ thực tế, những tham khảo, nghiên cứu trong các hồ sư lưu trữ có từ nhiều thế kỷ nay, những phân tích sát sao khúc triết, những bức ảnh minh họa và những họa đồ, là những minh chứng giúp bạn đọc hiểu sâu hơn một thành phố cổ.

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Hạnh phúc trong năm lá thư của mẹ



Hạnh phúc trong năm lá thư của mẹ

« Mẹ đã chết.
Kể từ khi chuyện đó xảy ra, mọi người ai nấy đều tảy chay từ này. Mỗi người đều chọn lối nói vòng hay nhất theo cách của mình : « Thế đấy, cháu đáng thương, mẹ cháu vậy là không còn ở với chúng ta nữa », hoặc « Cô ấy qua đời rồi », « ở niết bàn », « Thế là hết ». Một số còn phiêu lưu vào khoảng không mênh mông mà linh hồn mẹ đang trú ngụ, cho rằng mẹ sẽ hạnh phúc hơn ở nơi mà mẹ đang hiện hữu lúc này. Láu cá nhất là người có thể sẽ chứng thực được điều ấy.
Cơ thể của mẹ đã chết, đó là điều tôi biết rõ. Cơ thể mẹ vừa bị thiêu cháy trong lò nóng cả ngàn độ . Những gì còn lại về mẹ thì chỉ là một cái bình chứa thứ tro màu trắng mà thôi.
Và nếu các bạn muốn biết ý kiến của tôi về chuyện này thì đó là một màu trắng, quá đỗi trắng. »…
Bắt đầu cuốn tiểu thuyết bằng những dòng như vậy, một kiểu bắt đầu khiến chúng ta liên tưởng đến tác phẩm Người Xa Lạ của Albert Camus. Thực tế thì không hẳn vậy, nhưng dẫu gì cũng có hơi hướng. Khiến cho tác phẩm không chỉ dành cho tuổi vị thành niên mà còn dành cho cả các bậc phụ huynh, mỗi lứa tuổi có thể hiểu nội dung theo nhận thức của mình !

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Hồi ký của Viktor Maslov,con rể cố TBT Lê Duẩn

Lê Vũ Anh, con gái ông Lê Duẩn, bị đầu độc?
Hồi ký của Viktor Maslov,con rể cố TBT Lê Duẩn. 
Dịch giả: Phan Độc Lập
http://khaiphong.org/showthread.php?13096-L%EA-V%26%23361%3B-Anh-con-g%E1i-%F4ng-L%EA-Du%26%237849%3Bn-b%26%237883%3B-%26%23273%3B%26%237847%3Bu-%26%23273%3B%26%237897%3Bc

“Tôi mơ thấy một luồng sáng: người ta đã đầu độc Vũ Anh. Tôi chia sẻ phỏng đoán với các bác sĩ. Họ không loại trừ khả năng ấy, nhưng cho rằng các vết xanh-đỏ trên da có thể xuất hiện trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng. Sau đó nhiều năm, khi nằm điều trị tim tại một bệnh viện tim mạch tôi quan sát thấy người ta đã tiêm heparin cho các bệnh nhân để làm loãng máu, và trên người họ cũng xuất hiện những vết đúng như thế. Theo quan điểm của tôi đã xuất hiện thêm một phương án khả tín: việc chảy máu là do tác động cố ý, bằng cách tiêm thứ thuốc đó. Không phải tự nhiên Vũ Anh đã linh cảm thấy tai họa. Và máu đã chảy cạn …

Giới thiệu tác phẩm Người xưa đã xa

Giới thiệu tác phẩm Người xưa đã xa



Hàng chuỗi những câu hỏi mà không chờ câu trả lời, bởi Người ấy đã đi xa, trong một khung cảnh không lấy gì là vui vẻ. Catherine Cusset đã viết một cuốn tiểu thuyết tự truyện kể về một phần đời mình, kể về một người bạn trai đã đi xa và sẽ mãi mãi không trở về ở tuổi 39, độ tuổi phải nói là thăng hoa nhất của một đời người.. Theo dòng tiểu thuyết, chân dung của Thomas dần dần lộ rõ, một chàng trai đầy nhựa sống, đầy đam mê nhưng rồi lại không thành công. Thomas đã từng là người tình của nữ nhân vật « Tôi » trong truyện. Người xưa đã xa làm Thomas sống lại và trăn trở với câu hỏi chính « Liệu có phải những thất bại của anh là do ham muốn của anh quá mạnh mẽ không ? » Một bức chân dung xúc động.
Thời gian sẽ khiến ta nguôi ngoai nỗi đau, nhưng kỉ niệm sẽ còn sống mãi trong kí ức. Cùng với thời gian, mọi hình ảnh như được tô đậm thêm, và sống động trong lòng người ở lại. Trong cuốn tiểu thuyết tuyệt vời này, nữ tác giả tặng chúng ta một câu chuyện lãng mạn nhưng bi thương, được dẫn dắt trong nền âm nhạc du dương của những năm 80 của thế kỉ trước và một văn phong ngắn gọn, dễ đọc. «Với thời gian… Với thời gian, mọi thứ đều trôi, cả người xưa mà ta đã say mê rồi, mà ta tìm kiếm dưới mưa bay. Người xưa mà ta hình dung chỉ qua một cái chớp mắt. Giữa những ngôn từ, giữa những hàng chữ, giữa những lớp phấn bôi trên làn da. Bằng một lời thề được điểm trang rồi hội hè suốt đêm. Với thời gian mọi thứ đều tàn đi» (Ca khúc của Léo Ferré). Để cho mọi thứ không tàn đi, nữ tác giả đã đóng khung tình cảm của mình dành cho người xưa, Thomas, bằng các con chữ. Thomas đã tự kết thúc đời mình trong một phòng tại khách sạn.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Truyện ngắn "Lạc quê": "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" của Hiệu Constant


Truyện ngắn "Lạc quê": "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

Đọc trong chương trình Đọc truyện đêm khuya của Đài TNVN



Cảm nhận của BTV Đài Tiếng Nói Việt Nam về Lạc Quê 

Lùi lại quãng thời gian cách đây hàng chục năm, với cuộc đời của nhân vật chính trong truyện ngắn "Lạc quê" của nhà văn Hiệu Constant, hẳn không cần nói nhiều, người đọc, người nghe cũng hình dung ra được cảm giác cô độc và nỗi khốn khó của nhân vật khi đó. Không người thân, không tiền, không mục đích sống, đôi lúc có cảm giác tác giả thử thách nhân vật hơi nhiều. Từ việc mất liên lạc với gia đình, đi làm thêm để kiếm tiền, trượt tốt nghiệp Trung Học, hoặc lang thang tại Paris. Khó khăn chồng chất khó khăn, như một người vừa vượt qua một ngọn núi, thì lại thấy ngọn núi khác cao hơn, khó đi hơn. Tuy vậy, với bất cứ ai từng trải qua cảnh đất khách quê người, số phận hay cảm xúc của nhân vật “tôi” lại rất quen thuộc. Bỏ qua vẻ đẹp của bãi biển Bordeaux hay của Paris hoa lệ, thậm chí bỏ qua cả mô típ về một người đàn ông thành đạt kể lại đời mình, tác giả đi thẳng vào những góc tối tăm nhất trong cuộc đời của một du học sinh. Không có thành công nào là dễ dàng, mỗi một thành công đều là nước mắt, là mồ hôi, là bao lần giằng xé nội tâm. Sau cùng, với riêng biên tập viên mà nói thì những gì đọng lại của Lạc Quê không phải là câu chuyện về một người đàn ông thành đạt mà là câu chuyện của một người đã thành thật với lòng mình, dũng cảm sống với ước mơ và cả những giây phút yếu đuối, không biết vịn tay ai mà đứng dậy…

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Triển lãm và Hội thảo bàn tròn về cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Vua Hàm Nghi tại Paris

Triển lãm và Hội thảo bàn tròn về cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Vua Hàm Nghi tại Paris




Ngày 17 tháng Chín vừa qua, tại Trung Tâm Nghệ thuật và Nghiên cứu Bétonsalon, thuộc trường đại học Paris VII-Didérot, thuộc quận XIII, Paris đã tổ chức triển lãm và hội thảo bàn tròn về các nghệ sỹ đương đại viễn xứ với chủ đề “Anywhere But Here”, trong đó có vua Hàm Nghi của Việt Nam. Với sự tham gia nói chuyện của một số nghệ sỹ, nhà báo, trong đó có bác Trịnh Văn Thảo, và nhất là của nữ tiến sỹ Lịch sử Nghệ thuật Pháp, cháu hậu duệ trực tiếp của vua Hàm Nghi, bà Amandine Dabat.

Chúng ta hẳn ai cũng biết vua Hàm Nghi là một vị vua yêu nước và bài Pháp, là người phát hịch Cần Vương kháng Pháp, nhưng chắc ít người biết ông còn là một nghệ sỹ khá thành danh tại Pháp, một họa sỹ có Cốt-tê và nhà điêu khắc. Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch. Ông thoạt đầu không nằm trong số các Thái tử được truyền ngôi, mà sống cùng với mẹ ruột trong cảnh khá cơ hàn. Do chính biến thời cuộc, ông đã được tôn lên làm Hoàng Đế dưới sự phụ chính của Tôn Thất Thuyết, vào ngày 2/08/1884, khi mới 13 tuổi. Sau nhiều thăng trầm trong phong trào Cần Vương, ông bị Pháp bắt và bị đi đày tại thành phố Alger, thủ đô của nước Algérie mà thời đó cũng là Thuộc địa của Pháp.
Nói là bị đi đày, nhưng chính phủ Pháp vẫn đối xử với Ngài như một ông Hoàng bởi theo thế cuộc lúc đó, người Pháp vẫn còn nuôi ý định có thể tùy thời cơ mà đưa Ngài trở lại ngai vàng nên họ muốn Ngài thấm nhuần văn hóa Pháp để thay bằng Bài-Pháp, Ngài sẽ trở thành một ông hoàng Thân-Pháp. Bù lại, họ kiểm soát gắt gao các mối quan hệ. Không nhận được bất kì thư tín gì từ An Nam, tin tức Ngài nhận được từ quê hương chỉ qua một số bạn Pháp hoặc các cha truyền giáo từ Đông Dương quay trở lại Algerie và kể cho nghe. Sống trong sự xa hoa, nhưng Ngài luôn lo sợ và bâng khuâng. Trong suốt cuộc đời viễn xứ, Ngài không bao giờ nói chuyện chính trị mà đằm mình vào nghệ thuật. Phát hiện ra niềm đam mê này, Chính phủ Pháp đã không ngần ngại giới thiệu và để Ngài theo học những nghệ sỹ nổi tiếng bậc thầy của Pháp như Marius Reynaud - một họa sỹ Pháp theo trường phái Phương Đông, sau đó Ngài dần làm quen với Paul Gauguin. Về điêu khắc thì Ngài được giới thiệu theo học với Auguste Rodin và Aristide Maillol, hai nghệ sỹ  Pháp lừng danh thế giới trong lĩnh vực này.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Nhà tiên tri mù Vanga cho rằng con người trước hết phải quan tâm tới tình trạng tinh thần của mình.

Nhà tiên tri mù Vanga cho rằng con người trước hết phải quan tâm tới tình trạng tinh thần của mình.



Hiện tượng kỳ lạ nhà tiên tri mù Vanga giờ được cả thế giới biết tới. Dưới đây là bài học sức khỏe tinh thần của nhà tiên tri do chính cháu gái của bà Kraximira Xtôiankôva ghi chép lại.
Hãy xem bà nói gì về điều này:
- Mọi thực thể sống, toàn bộ Trái đất và cả Vũ trụ đều tuân theo một nhịp điệu và trật tự Vũ trụ nghiêm ngặt nhất định. Phá vỡ trật tự đó, dù là ở mức độ nhỏ nhất cũng dẫn tới những hậu quả lớn khó tránh khỏi, mà nhân loại sớm muộn gì cũng phải trả giá đắt cho chúng. Và bây giờ cũng đang phải trả giá.
- Vâng, nhưng là thế nào để tiến tới trật tự đó? – tôi hỏi (Kraximira Xtôiankôva).
- Đừng phá vỡ sự hài hoà.
- Nhưng làm thế nào để sống nhịp nhàng với nó?
- Người hiền sẽ đạt tới sự hài hoà với thiên nhiên và con người xung quanh. Lòng tốt đó là phẩm chất chủ yếu của con người. Con người không có quyền trở nên vô dụng, không đem lại lợi ích cho người khác, mỗi người, dù anh ta là ai cũng đều phải thực hiện sứ mệnh của mình trên mặt đất…
Mỗi một cuộc đời đều có khả năng tự phát triển vì những mục đích cao cả. Và tất nhiên chúng ta không có quyền coi thường trách nhiệm cao cả đó. Nhưng nếu trao quyền tự do đó cho người tồi thì chúng ta sẽ vô tình trở thành đồng loã cho tội lỗi của cái ác, chúng ta kìm hãm quá trình hoàn thiện đạo đức.
Tôi muốn minh họa ý kiến của Vanga về bản chất của sự phát triển con người hài hoà bằng một số ví dụ:
…Một người đàn ông đứng tuổi, mệt mỏi, ăn bận xuyềnh xoàng đứng bối rối trước mặt Vanga. Sau khi trấn tĩnh được ông ta hỏi:
- Bà chị hãy nói cho tôi biết tôi phải làm gì bây giờ – bà nhà tôi mới chết, tôi còn trơ trọi một thân một mình.
- Tại sao lại một mình? – Vanga ngạc nhiên – Tôi nhìn thấy 7 người con của anh.
- Vâng – người đàn ông trả lời – tôi có nhiều con nhưng chúng chỉ có những mối quan tâm của chúng thôi, chứ chẳng có thời gian dành cho cha. Chúng hoàn toàn quên tôi rồi.
- Anh bạn ơi, đối với những người bị con cái lãng quên, ở nước ta đã có những nhà dưỡng lão, ở đó có thể sống yên ổn cuối đời. Hãy để cho nhà nước lo cho anh, anh sẽ còn sống lâu và sống tốt hơn bây giờ.
Tôi hiểu, là một người cha, anh sẽ đau đớn khi nghe những lời của tôi, nhưng hãy biết rằng, các con anh sẽ phải trả giá nghiệt ngã cho việc con thường nghĩa vụ làm con của mình. Trong cuộc sống của chúng ta, thờ ơ với người thân, đui điếc trước nỗi khổ người khác, chắc chắn sẽ không tránh khỏi bị trừng phạt. Mỗi lần mẹ tôi đề nghị Vanga tiếp một người quen của mình. Bà này thường khó ở vì một điều gì đấy. Nhưng Vanga lại cương quyết trả lời:
- Không, bà ta hoàn toàn chẳng ốm đau gì hết! Bà ấy là một người tồi! Bà ấy muốn sao cho cả thế giới tội nghiệp của chúng ta chỉ quanh xung quanh bà ấy và các con bà. Tốt hơn hết hãy để bà ấy nhớ lại xem mình đã lớn lên từ cảnh bần hàn thế nào! Bây giờ bà ấy có đủ thứ mình mong muốn. Nhưng lòng tham vô đáy, mong ước có nhiều đồ đạc, nhà cửa hơn nữa đã hành hạ bà ta. Đấy chính là bệnh của bà ta. Chẳng có loại thuốc nào chống lại căn bệnh này được!

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Cách viết đúng một số lỗi chính tả thường gặp trong tiếng Việt

Cách viết đúng một số lỗi chính tả thường gặp trong tiếng Việt 


Đúng như câu nói vui truyền miệng “phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam.” Có những lỗi chính tả trong tiếng Việt mà không ít chính người Việt chúng ta vẫn hay mắc phải và hoàn toàn không biết.
Bây giờ chúng ta hãy cùng thử kiểm tra xem mình có mắc lỗi nào trong những lỗi được liệt kê ra ở dưới đây không nhé!
Phần 1: Các lỗi về dấu câu và cách trình bày
Các dấu dùng để kết thúc câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm) phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu.
Ví dụ cách viết đúng:
Hôm nay là thứ mấy? (dấu chấm hỏi viết sát chữ y)
Ví dụ cách viết sai:
Hôm nay là thứ mấy ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ y một khoảng trắng)
Các dấu dùng để ngăn cách giữa câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm phải DÍNH LIỀN với vế trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trắng.
Ví dụ cách viết đúng:
Đây là vế trước, còn đây là vế sau.
Ví dụ cách viết sai:
Đây là vế trước , còn đây là vế sau.
Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc.
Ví dụ cách viết đúng:
Anh ấy nhìn tôi và nói “Bạn có cần tôi giúp gì không?”
Ví dụ cách viết sai:
Anh ấy nhìn tôi và nói “ Bạn có cần tôi giúp gì không? ”

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Bảy sắc Cầu Vồng – Thư gửi mẹ mùa Vu Lan

Bảy sắc Cầu Vồng – Thư gửi mẹ mùa Vu Lan
Mùa thu lại đến rồi mẹ ạ, những đọt nắng nhẹ vàng đã thay cho cái nắng gay gắt của mùa hè hôm nào. Buổi cuối chiều đến thật dễ chịu và con lại nhớ mẹ, nhớ cánh đồng lúa rì rào và uốn lượn theo từng đợt gió ở quê mình ! Mùa Vu Lan đang đến nhắc cho con nhớ mùa giỗ của mẹ. Thực ra con nhận ra thời kỳ chuyển mùa bởi mấy ngày nay mỗi khi gội đầu tóc con thường hay rụng nhiều hơn, và ngày xưa, mỗi lần con hỏi mẹ, mẹ đều nói rằng do giao thời giữa các mùa đã đến !
Hôm trước, trời Ba Lê có mưa mẹ ạ, và cuối góc trời xa kia bỗng nổi lên một chiếc cầu vồng. Chiếc cầu vồng ấy khiến con nhớ năm nào, buổi chiều trên cánh đồng vừa gặt, cũng có một cơn mưa to, rồi cả một chiếc cầu vồng hiện ra. Cầu vồng to lạ thường và con nhìn thấy hai chân nó trùm lên cả một góc trời, chiếc cầu vồng hình bán nguyệt, màu sắc rõ ràng. Con ngây ngất ngắm nhìn, chân trần bước trên những gốc rạ vẫn còn nhoen nhoét nước mưa, bốc mùi thơm ngái của rạ còn tươi. Những gốc rạ đâm vào bàn chân còn non nớt của con, tạo cảm giác nhồn nhột ! Sao con vẫn nhớ như in đến tận bây giờ nhỉ, và hôm nay con có cảm giác như còn cảm nhận được nó. Con chạy đuổi bắt những con châu chấu cào cào đậu trên những mô rạ mà mẹ con mình vừa dựng lên trên nền ruộng vừa gặt xong…

14 câu nói truyền cảm hứng đáng suy ngẫm nhất mọi thời đại của những người nổi tiếng

14 câu nói truyền cảm hứng đáng suy ngẫm nhất mọi thời đại của những người nổi tiếng

http://www.daikynguyenvn.com/doi-song/164236.html





Tư tưởng của con người thường đến từ những trải nghiệm. Mặc dù trải nghiệm của chúng ta hoàn toàn khác nhau nhưng những gì chúng ta đúc rút được cho bản thân cũng đều có ý nghĩa với người khác.
Những câu nói, những câu trích dẫn cũng vậy. Nó có thể truyền cảm hứng cho hiện tại của bạn hay chiêm nghiệm lại quá khứ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sau đây là những câu nói nổi tiếng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Hi vọng bạn có thể rút ra được điều gì đó cho bản thân mình.
1) “Chúng ta là gì hôm nay là từ những ý nghĩ của ngày hôm qua, và cái hiện tại chúng ta nghĩ là đời sống của chúng ta ngày mai. Đời sống của chúng ta tạo nên do tâm của chúng ta”. – Đức Phật
2) “Ðừng nên cố trở thành một người thành công mà hãy gắng trở thành một người có giá trị”. – Albert Einstein
3) “Nếu cơ hội không gõ cửa nhà bạn, có nghĩa là nhà bạn chưa có cửa, hãy gắn 1 cái”. – Moilton Berle
4) “Để không bị chỉ trích thì hãy đừng làm gì cả, đừng nói gì cả và cũng sẽ chẳng có gì cả” – Elbert Hubbard

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Đọc bài thơ Mẹ ơi của Hiệu Constant ( Ngọc Bái)

Đọc bài thơ Mẹ ơi của Hiệu Constant ( Ngọc Bái)




Lời bình của nhà thơ Ngọc Bái:
Bài thơ thảng thốt như lời gọi: Mẹ ơi! Mẹ ơi… trong một trưa vắng mông lung giữa cánh đồng, lặng ngắt không tiếng mẹ đáp, chỉ còn có gió vật vã trên luống rạ khô gầy, như có linh hồn ứng nghiệm.
Trải theo tuyến tính, cùng bước trưởng thành của người con, mỗi bước là một dấu mốc hằn vào thời gian. Nào phải bóng bẩy làm dáng gì trong mỗi chặng đời ấy. Nó giản dị như chính cuộc sống thường nhật dẫn dắt. Tác giả chỉ cần phân đoạn theo tuổi đời của mình là đã thành thơ. Bởi mỗi đoạn đời ấy là mỗi nét chạm khắc khó phai mờ.
Đầy đủ lý do để con được thưa với mẹ:
Ở tuổi mười tám, “tóc dài xõa trong gió/mẹ cười vui hớn hở/ngỡ trăng lên”. Mặc sức cho mọi hình dung, những câu thơ như reo hát, như thầm thĩ kỳ vọng. Mẹ thỏa ngắm con của mẹ phổng phao, duyên dáng. Mẹ tự hào vì đã góp cho đời một trang thiếu nữ.
Ở tuổi hăm ba con về, “chững chạc làm người lớn/tấm bằng đỏ trên tay/mẹ ngậm ngùi/nghĩ xa vời vợi”. Kỳ vọng trở thành sự thật. Tấm bằng là khát vọng của mẹ dành cho con. Thế là mẹ đã hoàn thành một phần bổn phận. Chữ nghĩa còn lớn hơn cả tài sản, quý hơn tài sản. Nhưng mẹ vẫn không khỏi ngậm ngùi. Nỗi ngậm ngùi của người mẹ suốt đời quanh quẩn với đồng ruộng, bờ tre mái rạ, hai sương một nắng. Một nỗi ngậm ngùi sâu xa chỉ có ở người mẹ thuần hậu quê mùa hết lòng vì con. Phía trước con còn là một con đường mở ra khiến mẹ không thể không “nghĩ xa vời vợi”.
Ở tuổi hăm sáu con về, “báo tin mừng khấp khởi/mắt mẹ vui buồn/lệ ngấn bờ mi”. Điều mẹ chờ đợi đã tới. Đó là những ngày hạnh phúc đến với con. Mẹ mừng rơi nước mắt. Thế là con mẹ đã vuột khỏi vòng tay mẹ, để đến với lựa chọn của con. Mẹ cũng “mừng khấp khởi” báo tin cho họ hàng làng nước. Con xa mẹ, vui buồn lẫn lộn cả, làm sao cầm lòng được?
Ở tuổi hăm chín con về, “bồng bế cháu mẹ trên tay/mẹ vui mừng/con gái mẹ lớn khôn”. Thế là theo quy luật tự nhiên, con đã mang về cho mẹ món quà của truyền nối sinh thành. Mẹ vui khôn xiết. Trong tâm thức của mẹ, bây giờ con gái mẹ mới thực sự “lớn khôn”.

Mẹ ơi,

 

Mẹ ơi, 18 tuổi con về,
tóc dài xõa bay trong gió,
mẹ cười vui hớn hở
ngỡ trăng lên.

Mẹ ơi, 23 tuổi con về,
chững chạc làm người lớn
tấm bằng đỏ trên tay,
mẹ ngậm ngùi nghĩ xa vời vợi.

Mẹ ơi, 26 tuổi con về,
báo tin mừng khấp khởi,
mắt mẹ vui buồn
lệ ngấn bờ mi.

Mẹ ơi, 29 tuổi con về,
bồng bế  cháu mẹ trên tay
mẹ vui mừng
con gái mẹ lớn khôn.

Mẹ ơi, 31 tuổi con về,
cháu ngoại bập bẹ chào bà,
mẹ giang rộng vòng tay
mãn nguyện.

Và hôm nay con về,
cháu ngoại mẹ
lớn chừng này,
hỏi bà đâu ?

Con ra nghĩa địa bãi sau
rặt màu cỏ úa,
hàng đậu giật mình
ngả đầu trong gió…

Giữa cánh đồng một nấm mộ chơ vơ!


Hiệu Constant
Hà Tây 2011



Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Bài phỏng vấn thiền sư Thích Nhất Hạnh chấn động phương Tây: Đức Phật là người hạnh phúc

Bài phỏng vấn thiền sư Thích Nhất Hạnh chấn động phương Tây: Đức Phật là người hạnh phúc


Vntinnhanh.vn - Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh tới Canada vào năm 2011, nhà báo Andrea Miller đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông và bài viết đã gây nhiều tiếng vang ở đất nước này, cũng như tại nhiều quốc gia phương Tây. Vntinnhanh xin được giới thiệu với độc giả về bài viết đặc sắc này.
Sau khi thầy Thích Nhất Hạnh trở lại Vancouver, hai sư cô đưa tôi vào căn phòng khách trong một khu ký túc xá của Đại học British Columbia. Tại đây, ngoại trừ một lọ hoa lan nằm trên bàn, mọi thứ còn lại đều có màu nâu đất.
Thầy Thích Nhất Hạnh mặc áo tu hành màu nâu, chậm rãi nhâm nhi một tách trà có màu vàng nâu, trong khi các nhà sư khác đang ngồi gần đó trên những chiếc ghế bành và thảm màu nâu giản dị.
Sư cô Chân Không giới thiệu tôi với thầy rồi mỉm cười và nói rằng tôi là một sự bất ngờ nhỏ với họ. Khi tôi đề nghị được thực hiện cuộc phỏng vấn này, tất cả đều không nghĩ rằng “Andrea Miller” là cái tên của một phụ nữ nên đều mong chờ một vị khách nam giới.
Nhưng sau cuộc phỏng vấn này, tôi mới là người bị bất ngờ, bởi những điều hay lẽ phải mà thầy Thích Nhất Hạnh giảng cho tôi, từ cuộc sống sau cái chết, cho tới niềm vui của việc ngồi thiền và về sự tồn tại hay không tồn tại.
Thầy đã mang tới những câu trả lời mà tôi không ngờ tới, rất mới mẻ và chứa đầy sự thông tuệ. Và đây là những gì ông đã trao đổi với tôi.
- Khi những người được chúng ta yêu quý gặp vấn đề lớn, như bị tâm thần, bị chấn thương tâm lý hoặc nghiện ngập thứ gì đó, cảm giác sẽ vô cùng đau đớn. Đôi khi ta có thể cảm thấy như vấn đề mà họ đang đối mặt quá lớn, tới mức không còn muốn giúp đỡ họ nữa.
Thậm chí ta còn muốn chạy trốn khỏi họ cùng vấn đề họ đang đối mặt. Nhưng cũng có lúc chúng ta cố giúp và rồi bị cuốn vào vấn đề của họ. Vậy chúng ta có thể làm gì để giúp những người ở trong hoàn cảnh khó khăn mà không bị choáng ngợp bởi vấn đề của họ?
Khi cảm thấy bị ngợp với vấn đề của người khác thì có lẽ bạn đã làm quá sức. Thứ năng lượng đó không giúp đỡ người khác và hiển nhiên là không giúp ích gì cho bạn. Bạn không nên quá vội vã giúp đỡ người khác. Có hai điều ở đây mà ta cần lưu ý: Cuộc sống và hành động.