Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Hạnh phúc trong năm lá thư của mẹ



Hạnh phúc trong năm lá thư của mẹ

« Mẹ đã chết.
Kể từ khi chuyện đó xảy ra, mọi người ai nấy đều tảy chay từ này. Mỗi người đều chọn lối nói vòng hay nhất theo cách của mình : « Thế đấy, cháu đáng thương, mẹ cháu vậy là không còn ở với chúng ta nữa », hoặc « Cô ấy qua đời rồi », « ở niết bàn », « Thế là hết ». Một số còn phiêu lưu vào khoảng không mênh mông mà linh hồn mẹ đang trú ngụ, cho rằng mẹ sẽ hạnh phúc hơn ở nơi mà mẹ đang hiện hữu lúc này. Láu cá nhất là người có thể sẽ chứng thực được điều ấy.
Cơ thể của mẹ đã chết, đó là điều tôi biết rõ. Cơ thể mẹ vừa bị thiêu cháy trong lò nóng cả ngàn độ . Những gì còn lại về mẹ thì chỉ là một cái bình chứa thứ tro màu trắng mà thôi.
Và nếu các bạn muốn biết ý kiến của tôi về chuyện này thì đó là một màu trắng, quá đỗi trắng. »…
Bắt đầu cuốn tiểu thuyết bằng những dòng như vậy, một kiểu bắt đầu khiến chúng ta liên tưởng đến tác phẩm Người Xa Lạ của Albert Camus. Thực tế thì không hẳn vậy, nhưng dẫu gì cũng có hơi hướng. Khiến cho tác phẩm không chỉ dành cho tuổi vị thành niên mà còn dành cho cả các bậc phụ huynh, mỗi lứa tuổi có thể hiểu nội dung theo nhận thức của mình !

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Hồi ký của Viktor Maslov,con rể cố TBT Lê Duẩn

Lê Vũ Anh, con gái ông Lê Duẩn, bị đầu độc?
Hồi ký của Viktor Maslov,con rể cố TBT Lê Duẩn. 
Dịch giả: Phan Độc Lập
http://khaiphong.org/showthread.php?13096-L%EA-V%26%23361%3B-Anh-con-g%E1i-%F4ng-L%EA-Du%26%237849%3Bn-b%26%237883%3B-%26%23273%3B%26%237847%3Bu-%26%23273%3B%26%237897%3Bc

“Tôi mơ thấy một luồng sáng: người ta đã đầu độc Vũ Anh. Tôi chia sẻ phỏng đoán với các bác sĩ. Họ không loại trừ khả năng ấy, nhưng cho rằng các vết xanh-đỏ trên da có thể xuất hiện trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng. Sau đó nhiều năm, khi nằm điều trị tim tại một bệnh viện tim mạch tôi quan sát thấy người ta đã tiêm heparin cho các bệnh nhân để làm loãng máu, và trên người họ cũng xuất hiện những vết đúng như thế. Theo quan điểm của tôi đã xuất hiện thêm một phương án khả tín: việc chảy máu là do tác động cố ý, bằng cách tiêm thứ thuốc đó. Không phải tự nhiên Vũ Anh đã linh cảm thấy tai họa. Và máu đã chảy cạn …

Giới thiệu tác phẩm Người xưa đã xa

Giới thiệu tác phẩm Người xưa đã xa



Hàng chuỗi những câu hỏi mà không chờ câu trả lời, bởi Người ấy đã đi xa, trong một khung cảnh không lấy gì là vui vẻ. Catherine Cusset đã viết một cuốn tiểu thuyết tự truyện kể về một phần đời mình, kể về một người bạn trai đã đi xa và sẽ mãi mãi không trở về ở tuổi 39, độ tuổi phải nói là thăng hoa nhất của một đời người.. Theo dòng tiểu thuyết, chân dung của Thomas dần dần lộ rõ, một chàng trai đầy nhựa sống, đầy đam mê nhưng rồi lại không thành công. Thomas đã từng là người tình của nữ nhân vật « Tôi » trong truyện. Người xưa đã xa làm Thomas sống lại và trăn trở với câu hỏi chính « Liệu có phải những thất bại của anh là do ham muốn của anh quá mạnh mẽ không ? » Một bức chân dung xúc động.
Thời gian sẽ khiến ta nguôi ngoai nỗi đau, nhưng kỉ niệm sẽ còn sống mãi trong kí ức. Cùng với thời gian, mọi hình ảnh như được tô đậm thêm, và sống động trong lòng người ở lại. Trong cuốn tiểu thuyết tuyệt vời này, nữ tác giả tặng chúng ta một câu chuyện lãng mạn nhưng bi thương, được dẫn dắt trong nền âm nhạc du dương của những năm 80 của thế kỉ trước và một văn phong ngắn gọn, dễ đọc. «Với thời gian… Với thời gian, mọi thứ đều trôi, cả người xưa mà ta đã say mê rồi, mà ta tìm kiếm dưới mưa bay. Người xưa mà ta hình dung chỉ qua một cái chớp mắt. Giữa những ngôn từ, giữa những hàng chữ, giữa những lớp phấn bôi trên làn da. Bằng một lời thề được điểm trang rồi hội hè suốt đêm. Với thời gian mọi thứ đều tàn đi» (Ca khúc của Léo Ferré). Để cho mọi thứ không tàn đi, nữ tác giả đã đóng khung tình cảm của mình dành cho người xưa, Thomas, bằng các con chữ. Thomas đã tự kết thúc đời mình trong một phòng tại khách sạn.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Truyện ngắn "Lạc quê": "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" của Hiệu Constant


Truyện ngắn "Lạc quê": "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

Đọc trong chương trình Đọc truyện đêm khuya của Đài TNVN



Cảm nhận của BTV Đài Tiếng Nói Việt Nam về Lạc Quê 

Lùi lại quãng thời gian cách đây hàng chục năm, với cuộc đời của nhân vật chính trong truyện ngắn "Lạc quê" của nhà văn Hiệu Constant, hẳn không cần nói nhiều, người đọc, người nghe cũng hình dung ra được cảm giác cô độc và nỗi khốn khó của nhân vật khi đó. Không người thân, không tiền, không mục đích sống, đôi lúc có cảm giác tác giả thử thách nhân vật hơi nhiều. Từ việc mất liên lạc với gia đình, đi làm thêm để kiếm tiền, trượt tốt nghiệp Trung Học, hoặc lang thang tại Paris. Khó khăn chồng chất khó khăn, như một người vừa vượt qua một ngọn núi, thì lại thấy ngọn núi khác cao hơn, khó đi hơn. Tuy vậy, với bất cứ ai từng trải qua cảnh đất khách quê người, số phận hay cảm xúc của nhân vật “tôi” lại rất quen thuộc. Bỏ qua vẻ đẹp của bãi biển Bordeaux hay của Paris hoa lệ, thậm chí bỏ qua cả mô típ về một người đàn ông thành đạt kể lại đời mình, tác giả đi thẳng vào những góc tối tăm nhất trong cuộc đời của một du học sinh. Không có thành công nào là dễ dàng, mỗi một thành công đều là nước mắt, là mồ hôi, là bao lần giằng xé nội tâm. Sau cùng, với riêng biên tập viên mà nói thì những gì đọng lại của Lạc Quê không phải là câu chuyện về một người đàn ông thành đạt mà là câu chuyện của một người đã thành thật với lòng mình, dũng cảm sống với ước mơ và cả những giây phút yếu đuối, không biết vịn tay ai mà đứng dậy…

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Triển lãm và Hội thảo bàn tròn về cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Vua Hàm Nghi tại Paris

Triển lãm và Hội thảo bàn tròn về cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Vua Hàm Nghi tại Paris




Ngày 17 tháng Chín vừa qua, tại Trung Tâm Nghệ thuật và Nghiên cứu Bétonsalon, thuộc trường đại học Paris VII-Didérot, thuộc quận XIII, Paris đã tổ chức triển lãm và hội thảo bàn tròn về các nghệ sỹ đương đại viễn xứ với chủ đề “Anywhere But Here”, trong đó có vua Hàm Nghi của Việt Nam. Với sự tham gia nói chuyện của một số nghệ sỹ, nhà báo, trong đó có bác Trịnh Văn Thảo, và nhất là của nữ tiến sỹ Lịch sử Nghệ thuật Pháp, cháu hậu duệ trực tiếp của vua Hàm Nghi, bà Amandine Dabat.

Chúng ta hẳn ai cũng biết vua Hàm Nghi là một vị vua yêu nước và bài Pháp, là người phát hịch Cần Vương kháng Pháp, nhưng chắc ít người biết ông còn là một nghệ sỹ khá thành danh tại Pháp, một họa sỹ có Cốt-tê và nhà điêu khắc. Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch. Ông thoạt đầu không nằm trong số các Thái tử được truyền ngôi, mà sống cùng với mẹ ruột trong cảnh khá cơ hàn. Do chính biến thời cuộc, ông đã được tôn lên làm Hoàng Đế dưới sự phụ chính của Tôn Thất Thuyết, vào ngày 2/08/1884, khi mới 13 tuổi. Sau nhiều thăng trầm trong phong trào Cần Vương, ông bị Pháp bắt và bị đi đày tại thành phố Alger, thủ đô của nước Algérie mà thời đó cũng là Thuộc địa của Pháp.
Nói là bị đi đày, nhưng chính phủ Pháp vẫn đối xử với Ngài như một ông Hoàng bởi theo thế cuộc lúc đó, người Pháp vẫn còn nuôi ý định có thể tùy thời cơ mà đưa Ngài trở lại ngai vàng nên họ muốn Ngài thấm nhuần văn hóa Pháp để thay bằng Bài-Pháp, Ngài sẽ trở thành một ông hoàng Thân-Pháp. Bù lại, họ kiểm soát gắt gao các mối quan hệ. Không nhận được bất kì thư tín gì từ An Nam, tin tức Ngài nhận được từ quê hương chỉ qua một số bạn Pháp hoặc các cha truyền giáo từ Đông Dương quay trở lại Algerie và kể cho nghe. Sống trong sự xa hoa, nhưng Ngài luôn lo sợ và bâng khuâng. Trong suốt cuộc đời viễn xứ, Ngài không bao giờ nói chuyện chính trị mà đằm mình vào nghệ thuật. Phát hiện ra niềm đam mê này, Chính phủ Pháp đã không ngần ngại giới thiệu và để Ngài theo học những nghệ sỹ nổi tiếng bậc thầy của Pháp như Marius Reynaud - một họa sỹ Pháp theo trường phái Phương Đông, sau đó Ngài dần làm quen với Paul Gauguin. Về điêu khắc thì Ngài được giới thiệu theo học với Auguste Rodin và Aristide Maillol, hai nghệ sỹ  Pháp lừng danh thế giới trong lĩnh vực này.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Nhà tiên tri mù Vanga cho rằng con người trước hết phải quan tâm tới tình trạng tinh thần của mình.

Nhà tiên tri mù Vanga cho rằng con người trước hết phải quan tâm tới tình trạng tinh thần của mình.



Hiện tượng kỳ lạ nhà tiên tri mù Vanga giờ được cả thế giới biết tới. Dưới đây là bài học sức khỏe tinh thần của nhà tiên tri do chính cháu gái của bà Kraximira Xtôiankôva ghi chép lại.
Hãy xem bà nói gì về điều này:
- Mọi thực thể sống, toàn bộ Trái đất và cả Vũ trụ đều tuân theo một nhịp điệu và trật tự Vũ trụ nghiêm ngặt nhất định. Phá vỡ trật tự đó, dù là ở mức độ nhỏ nhất cũng dẫn tới những hậu quả lớn khó tránh khỏi, mà nhân loại sớm muộn gì cũng phải trả giá đắt cho chúng. Và bây giờ cũng đang phải trả giá.
- Vâng, nhưng là thế nào để tiến tới trật tự đó? – tôi hỏi (Kraximira Xtôiankôva).
- Đừng phá vỡ sự hài hoà.
- Nhưng làm thế nào để sống nhịp nhàng với nó?
- Người hiền sẽ đạt tới sự hài hoà với thiên nhiên và con người xung quanh. Lòng tốt đó là phẩm chất chủ yếu của con người. Con người không có quyền trở nên vô dụng, không đem lại lợi ích cho người khác, mỗi người, dù anh ta là ai cũng đều phải thực hiện sứ mệnh của mình trên mặt đất…
Mỗi một cuộc đời đều có khả năng tự phát triển vì những mục đích cao cả. Và tất nhiên chúng ta không có quyền coi thường trách nhiệm cao cả đó. Nhưng nếu trao quyền tự do đó cho người tồi thì chúng ta sẽ vô tình trở thành đồng loã cho tội lỗi của cái ác, chúng ta kìm hãm quá trình hoàn thiện đạo đức.
Tôi muốn minh họa ý kiến của Vanga về bản chất của sự phát triển con người hài hoà bằng một số ví dụ:
…Một người đàn ông đứng tuổi, mệt mỏi, ăn bận xuyềnh xoàng đứng bối rối trước mặt Vanga. Sau khi trấn tĩnh được ông ta hỏi:
- Bà chị hãy nói cho tôi biết tôi phải làm gì bây giờ – bà nhà tôi mới chết, tôi còn trơ trọi một thân một mình.
- Tại sao lại một mình? – Vanga ngạc nhiên – Tôi nhìn thấy 7 người con của anh.
- Vâng – người đàn ông trả lời – tôi có nhiều con nhưng chúng chỉ có những mối quan tâm của chúng thôi, chứ chẳng có thời gian dành cho cha. Chúng hoàn toàn quên tôi rồi.
- Anh bạn ơi, đối với những người bị con cái lãng quên, ở nước ta đã có những nhà dưỡng lão, ở đó có thể sống yên ổn cuối đời. Hãy để cho nhà nước lo cho anh, anh sẽ còn sống lâu và sống tốt hơn bây giờ.
Tôi hiểu, là một người cha, anh sẽ đau đớn khi nghe những lời của tôi, nhưng hãy biết rằng, các con anh sẽ phải trả giá nghiệt ngã cho việc con thường nghĩa vụ làm con của mình. Trong cuộc sống của chúng ta, thờ ơ với người thân, đui điếc trước nỗi khổ người khác, chắc chắn sẽ không tránh khỏi bị trừng phạt. Mỗi lần mẹ tôi đề nghị Vanga tiếp một người quen của mình. Bà này thường khó ở vì một điều gì đấy. Nhưng Vanga lại cương quyết trả lời:
- Không, bà ta hoàn toàn chẳng ốm đau gì hết! Bà ấy là một người tồi! Bà ấy muốn sao cho cả thế giới tội nghiệp của chúng ta chỉ quanh xung quanh bà ấy và các con bà. Tốt hơn hết hãy để bà ấy nhớ lại xem mình đã lớn lên từ cảnh bần hàn thế nào! Bây giờ bà ấy có đủ thứ mình mong muốn. Nhưng lòng tham vô đáy, mong ước có nhiều đồ đạc, nhà cửa hơn nữa đã hành hạ bà ta. Đấy chính là bệnh của bà ta. Chẳng có loại thuốc nào chống lại căn bệnh này được!