Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

Cảm nhận từ truyện ký “Kiều bào với Trường Sa” của Hiệu Constant - Mai Liên

 Cảm nhận từ truyện ký “Kiều bào với Trường Sa” của HIệu Constant

(Báo hải quân)


Vậy là sau 3 năm ấp ủ, cuốn truyện ký “Kiều bào với Trường Sa” của nhà văn, dịch giả Hiệu Constan (tên thật là Lê Thị Hiệu-hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện đang định cư tại Pháp) đã được Nhà Xuất bản Dân trí ấn hành. Cuốn sách phát hành có thêm một tư liệu quý về Trường Sa dành tặng độc giả trong và ngoài nước…

Những ngày tháng 5 năm 2018, giữa mênh mông biển trời Trường Sa, nhà văn, dịch giả Hiệu Constan đã chia sẻ với chúng tôi về dự định viết một cuốn sách ghi lại hải trình của kiều bào trong đoàn công tác số 10 đến thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa. Vì thế, trong suốt hải trình, chị tập trung quan sát chi tiết từng nơi mình đến; chụp lại các hình ảnh; phỏng vấn, ghi chép những câu chuyện, tình cảm của thành viên đoàn công tác và cán bộ, chiến sĩ Hải quân… Để rồi chị trở về Pháp với cảm xúc ắp đầy về chuyến đi quá ấn tượng, chị đã dành tâm huyết viết cả cuốn truyện ký dày 180 trang.

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Đọc truyện ký Kiều bào với Trường Sa của nữ nhà văn Hiệu Constant

 

Đọc truyện ký Kiều bào với Trường Sa của nữ nhà văn Hiệu Constant

(báo Tin Tức TTX)

https://baotintuc.vn/sang-tac/doc-truyen-ky-kieu-bao-voi-truong-sa-cua-nu-nha-van-hieu-constant-20210620142957540.htm

“Thêm một cột mốc chủ quyền cắm cho quần đảo Trường Sa” - nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định chắc nịch khi viết những dòng giới thiệu cuốn truyện ký “Kiều bào với Trường Sa” của nữ nhà văn Việt kiều Pháp Hiệu Constant.

Trường Sa là một vùng lãnh hải, lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của đất mẹ Việt Nam. Quá khứ và hiện tại đầy hào hùng của “dải cát dài” Trường Sa khiến khi chỉ nghe tin được ra thăm đảo thôi cũng khiến những người có cơ hội hân hoan, vui sướng, hồi hộp và cả tự hào đến mất ngủ. Và đó cũng là tâm trạng của nữ nhà văn về với Tổ quốc từ nước Pháp xa xôi Hiệu Constant.

Truyện ký “Kiều bào với Trường Sa” của nữ nhà văn Việt kiều Pháp Hiệu Constant do Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành vào tháng 5/2021 là câu chuyện chân thật mà cảm động về chuyến ra thăm quần đảo dấu yêu của đoàn kiều bào tới từ 24 quốc gia trên thế giới.

Năm 2018, Hiệu Constant có mặt trong Đoàn công tác số 10 gồm 70 kiều bào sinh sống ở nhiều nước trên thế giới ra thăm Trường Sa. Phải mất 3 năm để những dòng ghi nhớ, những xúc cảm nén chặt được thành hình bằng cuốn truyện ký dày 185 trang.

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

Tô Nhuận Vỹ: Vài suy ngẫm về Lê Thị Hiệu (Hiệu Constant)

 Vài suy ngẫm về Lê Thị Hiệu (Hiệu Constant)

http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c297/n13911/Vai-suy-ngam-ve-Le-Thi-Hieu-Hieu-Constant.html

17:24 | 09/01/2014

TÔ NHUẬN VỸ
(Nhân tiểu thuyết Đời du học vừa ra mắt bạn đọc)

Tôi thích gọi Hiệu (Lê Thị Hiệu) hơn là Hiệu Constant, nhất là sau khi đọc, gặp gỡ và trò chuyện với Hiệu.


Vào Blog của Hiệu xem những bức ảnh Hiệu bên cánh hoa bèo tím giữa đồng đất Thường Tín, bên cây đước Cà Mau, dưới gốc sứ Đại nội Huế… Hiệu ngẩn ngơ nghe ca tài tử và những bài hát rưng rưng chất đồng quê Lý Qua Cầu. Hiệu đi thăm, lặn lội đi thăm mọi miền đất nước này: miền Tây Bắc, Vinh, Huế, Bình Phước, chợ nổi Cái Răng, đất mũi Cà Mau... Rồi chuyện Hiệu “huấn luyện” thế nào mà anh chồng Claude dòng dõi trí thức gia giáo của nước Pháp biết ăn tất cả những món ăn Việt, kể cả mắm tôm. Hiệu tỉ mẩn, kiên trì dạy dỗ hai con, Bin và Hà, biết nói chuyện tiếng Việt với bố mẹ bằng cả những tiếng thật tha thiết “Mẹ ngoan mẹ nha… Bố ừ một tiếng cho vui vẻ đi”. Chuyện ra sức “cày” nhận dịch cho nhiều nhà xuất bản trong nước cũng là để có tiền thường xuyên về nước, để đắm chìm trong bao lo toan cho bà con ruột thịt, cho các con của anh của chị, cho nỗi nhớ thương vô hạn bố mẹ đã khuất và mỗi lần đặt chân lên mảnh đất Thường Tín, Hiệu như con chim bị nhốt trong lồng được thả về lại rừngCho đến câu chuyện mày tao huyên thuyên, trên trời dưới đất với cậu bạn học cấp 1 ngày xưa bây giờ lái taxi kiếm sống... Tôi có cảm giác rằng mỗi ngày có 24 giờ thì hồn vía Hiệu đã dành cho quê nhà đến 20 giờ rồi. Và cả cái tật… nói ngọng lẫn lộn lờ - nờ thi thoảng bật ra… đãi bạn bè nữa. Tất cả, tất cả những “thứ” đó đã cho tôi có một ấn tượng mạnh mẽ về Hiệu: trong con người chứa đầy hiểu biết văn chương, văn hóa Tây - Đông này, hồn vía vẫn nơi làng quê Việt nam, vẫn nơi một làng quê đồng đất Bắc Bộ. Không hề thấy bóng dáng “bà đầm Việt Kiều” nơi Hiệu. Đó là đặc điểm lớn, là nguồn mạch vô tận nuôi cảm xúc, tài năng của Hiệu đã biểu lộ qua từng trang viết của chị.

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

Kiều bào với Trường Sa của Hiệu Constant: THÊM MỘT CỘT MỐC CHỦ QUYỀN CẮM CHO QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

 

                   THÊM MỘT CỘT MỐC CHỦ QUYỀN CẮM CHO QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

                                                          (TRẦN ĐĂNG KHOA)

(Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô)

https://tuoitrethudo.com.vn/them-mot-cot-moc-chu-quyen-cam-cho-quan-dao-truong-sa-162765.html?fbclid=IwAR0cqrJ0-RWIjnB7L83AXLjcn44Ueq0GwAIkQai4jQ71hnegXn_EQ1n6L3E


Đó là cuốn truyện ký “Kiều bào với Trường Sa” của nữ nhà văn Việt Kiều Pháp Hiệu Constant.

Trường Sa là một vùng lãnh hải, lãnh thổ thiêng liêng nhất của Tổ Quốc chúng ta. Đây cũng là miền khó khăn gian khổ nhất. Nếu đất nước có gì biến động thì sẽ bắt đầu từ quần đảo bão tố này.

Tôi cũng đã từng nói ở đâu đó và không phải chỉ nói một lần rằng, nếu nhìn lên bản đồ thế giới, tổ quốc thân yêu của chúng ta như một bà mẹ gày gò, đội chiếc nón gủ, bước thập thững bên bờ sóng gió. Tấm lưng còng gập có lẽ vì phải gánh quá nhiều sứ mệnh lịch sử quay ra ngoài Biển Đông. Phên dậu giữ cho tấm lưng còng ấy khỏi lạnh chính là Trường Sa, Hoàng Sa đấy.

Hoàng Sa, theo tên gọi thì nó là một dải cát vàng. Ở đấy có đất, có nước ngọt, cha ông chúng ta đã bám trụ gìn giữ từ thời vua Lê Thánh Tông. Thuở đó ra ra giữ đảo, tiếp tế cho đảo chỉ bằng thuyền buồm, thuyền nan và bè nứa. Nhiều người chưa tới được đảo đã bị sóng vùi. Trong kho tàng văn học dân gian từng có bao nhiêu câu ca dao đắng đót: “Hoàng Sa sóng gió trùng trùng – Người đi thì có mà không thấy về”. Năm 1974, Trung Quốc đã trắng trợn cướp quần đảo này. Năm 1978, lại cướp đảo Gạc Ma và nhiều hòn đảo khác nữa trong quần đảo Trường Sa của chúng ta. Họ vẽ ra đường lưỡi bò ma quỷ để nuốt trọn Biển Đông. Đó là một luận điệu vô cùng sai trái mà chẳng có giá trị pháp lý nào. Từ năm 1904 trở về trước, bản đồ của chính Trung Quốc từ thời Nhà Thanh, lãnh hải, lãnh thổ của họ chỉ đến đảo Hải Nam là hết. Điều ấy chính họ cũng biết và cả thế giới biết. Vì thế, mọi thái độ hung hăng của Trung Quốc chỉ làm cho họ thêm bị cô lập trước cộng đồng thế giới, đặc biệt là với những quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông.

Kiều bào với Trường Sa của Hiệu Constant - thêm một cột mốc trong lòng người Việt

 

Kiều bào với Trường Sa - thêm một cột mốc trong lòng người Việt

http://baovannghe.com.vn/them-mot-cot-moc-trong-long-nguoi-viet-1-2-23037.html?fbclid=IwAR3KpL-LXzJzMekAiU7UTcfDQ_0LU-veAuPO0WfyNBJq2hz0yTDyg1G1lYw


Nguyễn Hiệp - Nhân đọc Kiều bào với Trường Sa, NXB Dân Trí- Quý II/ 2021/Báo Văn Nghệ số 23/ngày 5/06/2021

***

Tôi đã đọc một mạch quyển sách quý trong niềm xúc động lớn lao về những núm ruột Trường Sa của tổ quốc. “Kiều bào với Trường Sa” ghi lại một cách chân thật, tỉ mỉ về chuyến đi thăm các đảo Trường Sa của Đoàn Công tác số 10. Trong đó có khá nhiều người đặc biệt, ưu tú, làm ở nhiều lãnh vực, hiện ở nhiều nước trên thế giới, có người là hậu duệ vua Lý Thái Tổ hiện ở Hàn Quốc, có người là cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam Tại Pháp, có người là Tham mưu trưởng Hải quân, cục Chính trị Hải quân, có người làm ở bộ Công an, có người làm ở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, có người đương chức sở Ngoại vụ các tỉnh thành… Và có tất cả bảy mươi kiều bào trở về từ hai mươi bốn quốc gia như: Cộng Hòa Sec, Ba Lan, Hungary, Singapore, Canada, Pháp, Hàn, Thái Lan, Lào, …