Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Giới thiệu tác phẩm Che – Anh trai tôi

Giới thiệu tác phẩm Che – Anh trai tôi


Bìa 4 :
« Là em trai của Che không phải là vô danh! Nhưng anh ấy dẫu sao thì cũng phải là anh trai của ai đó chứ. Và điều ấy đã rơi trúng vào tôi. Trong một thời kì rất dài, tôi chỉ là Juan Martin Guavara, thế rồi tôi trở thành em trai của Ernesto Guevara. Và sau đó là em trai của một huyền thoại, Che. » Đó là lời tâm sự của tác giả cuốn sách, Juan Martin Guevara.
Khi được thông tin về cái chết của Che, đăng trên trang nhất các báo, gia đình Guevara đã thề quyết định giữ im lặng, Năm mươi năm sau cái chết huyền bí ấy, đã đến lúc người em trai út chia sẻ những kỉ niệm của mình, tiết lộ xem Che thực chất là người như thế nào trong  khung cảnh gia đình.
Như vậy, Juan Martin làm sống lại hình ảnh người anh trai cả luôn chăm chút và bảo vệ các em, sự ăn ý trong những trò giễu chơi trốn tìm của họ. Ông kể lại hai tháng đặc biệt mà ông đã sống ở La Ha-va-na, bên cạnh Comandante (Người chỉ huy) vào năm 1959,  giữa không khí sôi sục của cuộc cách mạng Cu Ba. Ông nhớ về con người thích phiêu lưu lí tưởng mà ông đã ca tụng, về nhà trí thức dấn thân mà cha mẹ họ, vốn kì quặc, có học thức và phóng khoáng, nhưng cũng còn cả các anh chị em, đã tham gia vào sự thức tỉnh chính trị.
Trong cuốn tự truyện này Juan Martin Guevara đã làm việc sao cho những giá trị của Che trở thành một nguồn cảm hứng đối với các thế hệ trẻ.
Juan Martin Guevara, 72 tuổi, sống tại Buenos Aires. Ông đã phải sống hơn tám năm sau những tấm song sắt của nhóm đảo chính quân sự do những hoạt động chính trị và do là người nhà của Che. Ông vừa thành lập một hội Por las huellas del Che (« Theo dấu chân của Che »)
Armelle Vincent là một nữ nhà báo Pháp thường trú tại Los Angeles, bà làm việc cho nhiều báo trong đó có tờ Le Figaro. Bà đã làm quen với Juan Martin nhân dịp viết một bài cho tạp chí Pháp Người ham thích xì-gà, mà ông thời ấy là nhà nhập khẩu đầu tiên từ Ha-va-na vào Argentina.

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

Tâm tốt nhưng miệng lại không tốt, vinh hoa phú quý rồi cũng sẽ mất

Tâm tốt nhưng miệng lại không tốt, vinh hoa phú quý rồi cũng sẽ mất


Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xử thích nghi.
Chắc đã không ít lần, các bạn được nghe những lời trong đời:
Người khôn nói ít, nghe nhiều, lựa lời đối đáp, lựa điều hỏi han.
Trước người hiền ngõ khôn ngoan, Nhường trên một bước, rộng đường dễ đi
Chuyện người, chớ nói làm chi, Chuyện mình, mình biết vậy thì mới khôn.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác… thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan. Làm ơn hay bị mắc oán, cũng do cái miệng nầy hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người. “Thần khẩu nó hại xác phàm, Người nào nói quá họa làm khổ thân. Lỡ chân gượng được đỡ lên. Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi”.
1. Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo
Người khác nhục mạ bạn, bạn nên coi như được bội phục, người khác làm tổn thương bạn, bạn nên coi như họ đến để thành tựu bạn.
Làm tổn thương người khác chính là tiêu xài công đức phát tài của mình, một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, thì chính là mang tiền đến đưa cho người khác.
Ngược lại, một người có thể nhẫn nhục, chính là liên tục thu tiền. Người đại nhẫn giống như mở ngân hàng, có thể thu nạp từ trăm sông.
Trong mấy chục năm của cuộc đời, có rất nhiều chuyện và lời lẽ khiến chúng ta cảm động. Vì thế, chúng ta cũng nên nỗ lực tìm cách khiến người khác cảm động.
2. Trên thế giời này có một loại kinh doanh luôn lỗ vốn, chính là tức giận