Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Bài phỏng vấn thiền sư Thích Nhất Hạnh chấn động phương Tây: Đức Phật là người hạnh phúc

Bài phỏng vấn thiền sư Thích Nhất Hạnh chấn động phương Tây: Đức Phật là người hạnh phúc


Vntinnhanh.vn - Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh tới Canada vào năm 2011, nhà báo Andrea Miller đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông và bài viết đã gây nhiều tiếng vang ở đất nước này, cũng như tại nhiều quốc gia phương Tây. Vntinnhanh xin được giới thiệu với độc giả về bài viết đặc sắc này.
Sau khi thầy Thích Nhất Hạnh trở lại Vancouver, hai sư cô đưa tôi vào căn phòng khách trong một khu ký túc xá của Đại học British Columbia. Tại đây, ngoại trừ một lọ hoa lan nằm trên bàn, mọi thứ còn lại đều có màu nâu đất.
Thầy Thích Nhất Hạnh mặc áo tu hành màu nâu, chậm rãi nhâm nhi một tách trà có màu vàng nâu, trong khi các nhà sư khác đang ngồi gần đó trên những chiếc ghế bành và thảm màu nâu giản dị.
Sư cô Chân Không giới thiệu tôi với thầy rồi mỉm cười và nói rằng tôi là một sự bất ngờ nhỏ với họ. Khi tôi đề nghị được thực hiện cuộc phỏng vấn này, tất cả đều không nghĩ rằng “Andrea Miller” là cái tên của một phụ nữ nên đều mong chờ một vị khách nam giới.
Nhưng sau cuộc phỏng vấn này, tôi mới là người bị bất ngờ, bởi những điều hay lẽ phải mà thầy Thích Nhất Hạnh giảng cho tôi, từ cuộc sống sau cái chết, cho tới niềm vui của việc ngồi thiền và về sự tồn tại hay không tồn tại.
Thầy đã mang tới những câu trả lời mà tôi không ngờ tới, rất mới mẻ và chứa đầy sự thông tuệ. Và đây là những gì ông đã trao đổi với tôi.
- Khi những người được chúng ta yêu quý gặp vấn đề lớn, như bị tâm thần, bị chấn thương tâm lý hoặc nghiện ngập thứ gì đó, cảm giác sẽ vô cùng đau đớn. Đôi khi ta có thể cảm thấy như vấn đề mà họ đang đối mặt quá lớn, tới mức không còn muốn giúp đỡ họ nữa.
Thậm chí ta còn muốn chạy trốn khỏi họ cùng vấn đề họ đang đối mặt. Nhưng cũng có lúc chúng ta cố giúp và rồi bị cuốn vào vấn đề của họ. Vậy chúng ta có thể làm gì để giúp những người ở trong hoàn cảnh khó khăn mà không bị choáng ngợp bởi vấn đề của họ?
Khi cảm thấy bị ngợp với vấn đề của người khác thì có lẽ bạn đã làm quá sức. Thứ năng lượng đó không giúp đỡ người khác và hiển nhiên là không giúp ích gì cho bạn. Bạn không nên quá vội vã giúp đỡ người khác. Có hai điều ở đây mà ta cần lưu ý: Cuộc sống và hành động.

5 cái “đừng” của cuộc đời, hãy ghi nhớ để sống không còn vướng bận

5 cái “đừng” của cuộc đời, hãy ghi nhớ để sống không còn vướng bận


Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được. Hãy ghi nhớ 5 thứ “đừng” sau đây để cuộc sống không phải vướng bận điều gì nữa!

Cái đừng thứ nhất: Có tiền đừng keo kiệt

Tiền khi sinh chẳng mang theo đến, khi tử chẳng mang theo đi. Sức khỏe mới là thứ quan trọng hơn nhiều, có sức khỏe thì mới có tất cả.

Trong dân gian có câu nói: “Không sợ kiếm ít tiền, chỉ sợ chết sớm”. Có sức khỏe thì ngại gì không kiếm được tiền. Vì sức khỏe, khi nào cần chi tiêu thì hãy chi tiêu, có tiền đừng keo kiệt.

Cái đừng thứ hai: Có phúc đừng chờ đợi

Con cháu đều có phúc của con cháu, đừng quá vì con cháu mà biến mình thành thân trâu ngựa. Nên tranh thủ thời gian hưởng thụ cuộc sống, đừng vì con cháu mà làm việc quá sức, làm cố quá là sát thủ nguy hiểm nhất của sức khỏe.

Cái đừng thứ ba: Có tình yêu đừng buông bỏ

Cuộc đời thật ngắn ngủi, tình yêu lại không dễ tìm kiếm, cho dù yêu hay được yêu đều là duyên phận, đều nên đón nhận, ngày hôm nay bạn buông bỏ, thì kiếp này nó sẽ không bao giờ đến với bạn nữa.

Cái đừng thứ tư: Tức giận đừng để trong lòng

Trong cuộc đời, ai cũng có thể phải gặp những chuyện khó khăn hay không vừa ý, đừng nên vì thế mà “nộ khí xung thiên”. Tức giận là tồn tại khách quan, không nên giữ ở trong lòng, nín thở thì khí sẽ ứ tắc, khí ứ tắc thì sẽ sinh bệnh.

Gặp phải những sự việc khiến ta tức giận, hãy tìm người để khai thông nó, thổ lộ ra hết, như vậy sẽ gỡ bỏ nó nhanh hơn, nội tâm sẽ yên bình trở lại.

Bạn bè chính là công cụ “thông tức khí” tốt nhất, cũng là nguồn động lực, khích lệ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh tốt nhất cho bạn.
Cái đừng thứ năm: Có thù hận đừng ghi nhớ

Lòng dạ khoáng đạt, dùng thiện lương nhân ái để đối đãi, không để ý những chuyện nhỏ, gạt bỏ ân oán, cũng không để thù hận trong lòng. Hãy làm cho mỗi ngày trong cuộc đời của bạn là một ngày vui sống.

Người xưa sống được trường thọ vì họ có “tam bất thức”, chính là không cần biết 3 điều, không quan tâm ân oán, không quan tâm tuổi tác, không quan tâm bệnh tật.

Hãy rèn luyện những điều này để sống thật vui vẻ nhé!
Lê Hiếu, dịch từ Cmoney.tw - Theo TinhHoa​

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Dùng cả đời với 10 điều mẹ dặn sau

Dùng cả đời với 10 điều mẹ dặn sau


1. Đừng nói cho sướng miệng. Người xưa đã dạy: “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, vì vậy con phải luôn nhớ suy nghĩ thật kỹ trước khi nói bất cứ điều gì, đặc biệt là những chuyện quan trọng hay tế nhị.
2. Đừng vội đưa ra kết luận khi đứng trước một sự việc nào đó. Thậm chí khi con đã tìm ra lời giải cho vấn đề thì cũng không nên gấp gáp, vì rất có thể vẫn còn những đáp án tốt hơn. Hãy học cách giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp, chịu khó thay đổi góc nhìn để tư duy nhiều chiều, từ đó tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất.
3. Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. “Đơn giản hóa” là tuyệt chiêu giúp chúng ta đương đầu với những vấn đề phức tạp, hóc búa.
4. Trên đời này, không tình yêu nào tự nhiên mà có, chẳng thù hận nào lại không có nguyên do.Đừng tham gia vào những cuộc bình phẩm người khác, chỉ cần “nghe, biết, để đấy” là được, tránh để bản thân bị cuốn vào vòng xoáy yêu, ghét của người đời.
5. Tiết kiệm là thói quen tốt nhưng nó khác hoàn toàn với cuộc sống kham khổ, “thắt lưng buộc bụng”. Hãy nhớ rằng có tiền là phước báu, dùng tiền là trí tuệ.
6. Hãy luôn trân trọng tình cảm của người khác dành cho mình. Dù con có thể đáp lại tình cảm ấy hay không thì cũng đừng bao giờ khinh rẻ nó hay lợi dụng nó để tư lợi cho mình.
7. “Nợ tiền, nợ bạc, sợ nhất nợ ân tình”. Nếu đã sống là người minh bạch thì có nợ ắt phải tìm cách trả. Thực ra, trả món nợ vật chất thì dễ, đền món nợ nghĩa tình mới khó. Hãy nhớ lấy những người đã từng cưu mang mình và sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần.
8. Độ lượng với người khác cũng là khoan dung với chính mình. Bởi lẽ, khi tha thứ cho lỗi lầm của người khác thì có nghĩa là chính ta cũng đang tự dỡ bỏ đi những sợi dây trói buộc cảm xúc, những tảng đá tâm lý đè nặng trong lòng. Tâm hồn sẽ được thư thái, nhẹ nhõm vì không còn bị làm phiền bởi sự tức giận hay hận thù nữa.
9. Đừng dễ dàng đặt niềm tin vào kẻ đã từng lừa dối mình. Họ lừa con được một lần, rất có thể sẽ còn lần hai, lần ba… Lòng tin là tài sản quý giá của con người. Con không đánh mất nó nhưng cũng đừng trao gửi nó dễ dàng. Hãy nhớ nhẹ dạ cả tin cũng chính là tự mình hại mình.
10. Chớ buông lời nhạo báng, coi thường người khác để tâng bốc mình lên. Hạ thấp người khác chẳng làm con trở nên xuất sắc hay hoàn mĩ hơn mà chỉ càng thể hiện sự ích kỉ và thiển cận của con mà thôi.


Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Có ai về Miền Tây !

Có ai về Miền Tây !
Vậy là tôi đã ở Miền Tây mênh mang sông nước ! Tôi đã đặt chân lên bến Ninh Kiều Cần Thơ và ấp Mũi Cà Mau ! Tôi đã đi tàu ca nô trên những con kênh, con lạch mà hai bên bờ mọc đầy những cây đước, cây tràm…

Từ nhỏ, tôi đã miên man trong các tác phẩm Rừng U Minh, Mùa Gió Chướng… rồi gần đây là bộ phim Mùa Len Châu khiến tôi nghẹn thở mặc dù những cánh đồng bất tận ! Và thế là tôi luôn ấp ủ một ham muốn về thăm vùng nước nổi.
Đến thăm Cần Thơ và Cà Mau sau nhng cơn bão, thế nên vừa rời sân bay Cần Thơ, chúng tôi như đã hòa mình vào không khí sông nước và những hàng cây xanh mướt dày đặc hai bên đường.
Vào đến thành phố, tôi vui trước sự sầm uất của một số đường phố chính. Kiếm bát hủ tiếu ấm bụng, chúng tôi thuê xe máy đi dạo thành phố. Tôi ngất ngây trước sự mênh mông của sông Hậu. Độ hùng vỹ của cây cầu văng Cần Thơ, và có lẽ tôi còn giữ rất lâu cảm giác khi phóng xe vượt qua cây cầu đó! Thật ấn tượng. Tôi rưng rưng khi nghe kể lại tai nạn thương tâm đã xảy ra tại đây trong quá trình thi công xây dựng cầu… Tôi thấy vui vui với những cái tên địa danh dân dã dễ nhớ : Cái Tắc, Cái Vồn…

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Người phụ nữ thông minh và thanh nhã phải có đủ 4 loại khí

Người phụ nữ thông minh và thanh nhã phải có đủ 4 loại khí



Một người phụ nữ thông minh sẽ không chỉ lưu ý đến dáng vẻ bề ngoài mà con chú trọng nuôi dưỡng tâm hồn của mình. Với 4 loại “khí” sau đây, thì một người phụ nữ dù ở bất kỳ đâu cũng sẽ sinh động mà thanh nhã…

1. Linh khí

Linh khí là điểm tỏa sáng trong sinh mệnh của một người phụ nữ. Nó không phụ thuộc vào tuổi tác lớn nhỏ, không phụ thuộc vào địa vị cao sang, không phụ thuộc vào sự trưởng thành hay chưa. Nó là một loại khí chất bẩm sinh từ trên thân thể của một người phụ nữ mà tỏa ra! Nói cách khác, linh khí nguyên lai là ở bên trong, ở cảm giác và cảm tính, là sự biểu hiện ra của bản năng ở trong tiềm ý thức của người phụ nữ.
Sự tỏa sáng của linh khí nhất định phải có nền tảng là sự chân thật. Phụ nữ thông minh sẽ không cả ngày đi khoe khang mình giỏi như thế nào, tốt như thế nào. Họ biết rõ rằng khiêm tốn và thận trọng mới là đạo lý bền vững.
Đại đa số người phụ nữ có nội tâm giàu linh khí thì thế giới của họ sẽ vô cùng phong phú. Ánh mắt của họ có thể sáng lên, mọi cử động của họ đều tràn đầy sức sống và có sức thu hút đối với người khác.

2. Cốt khí

Phụ nữ thông minh phải có cốt khí, không làm một người vô dụng phụ thuộc người khác, không làm “ác quỷ” trong lòng người khác mà là một người có tính độc lập. Những người phụ nữ này có thái độ đúng mực trong cuộc sống, không kiêu ngạo, không xua nịnh, không dễ dàng từ bỏ ước mơ của mình. Người phụ nữ, trước mặt quyền thế mà không siểm nịnh, không bị khuất phục, có lòng từ bi, là người đáng quý!

3. Tài khí

Người phụ nữ thông minh phải có tài khí. Tài khí không nhất định phải là đọc đủ loại sách, mà điểm quan trọng là thái độ xử thế. Nhan sắc dễ dàng trôi qua, tài trí mới là trường tồn. Hơn nữa, dung nhan xinh đẹp đều sẽ thuận theo thời gian mà dần dần nhạt nhòa, còn tài hoa ở bên trong lại có thể cùng thời gian mà tăng tiến lên, thời gian càng lâu lại càng tỏa hương!

4. Đại khí

Người đại khí có sức hấp dẫn ma lực. Họ hiểu được rằng thời trang là thuộc về những thứ trong nháy mắt, phẩm chất mới là vĩnh viễn. Họ càng hiểu rõ giữa tự tôn và tự ái, tự trọng và tự cường, cho nên luôn bảo trì tâm thái lạc quan và hướng lên. Họ không vì khó khăn gian khổ, không vì thất bại mà ngã lòng, càng không vì dấu vết tuổi tác mà đau buồn.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Christina Noble – Trái tim nhân hậu, niềm tin đối với trẻ em tật nguyền do chất độc màu Da Cam tại Việt Nam

Christina Noble – Trái tim nhân hậu, niềm tin đối với trẻ em tật nguyền do chất độc màu Da Cam tại Việt Nam


Xuất thân từ xứ sở Ai Len xa xôi, chính bản thân bà cũng chịu nhiều cơ cực trong cuộc sống: «Thời trước, những đứa trẻ ở đất nước Ai Len cũng chịu lạnh, chịu đói, nên chúng vơ váo những gì chúng tìm thấy trên đường phố», và chính từ những trải nghiệm của mình, bà đã muốn giúp đỡ các trẻ em kém may mắn tại Việt Nam. Bà đã cố gắng hết mình để sáng lập một Hiệp Hội mang chính tên bà CHISTINA NOBLE gồm các cô nhi viện và các trung tâm phục hồi chức năng… Hiện tại Hiệp Hội Christina Noble đã có nhiều chi nhánh trên thế giới, nhằm kêu gọi mọi người giúp đỡ tài chính, đỡ đầu trẻ em tật nguyền và gặp khó khăn tại Việt Nam. Tại Pháp cũng có một chi nhánh. Và mới đây, phương Tây đã làm một bộ phim dài về bà.

Việt Nam, trong chiến tranh chống Mỹ, gần như cả một thế hệ, nếu như họ đã có mặt tại nơi ấy, bị hủy hoại do bom Na-pan và các loại chất độc mà Mỹ thả xuống miền Nam Việt Nam. Bốn mươi năm sau, chất độc màu Da Cam tiếp tục gây ra những tổn thất không thể chối cãi. Hàng năm, hàng trăm đứa trẻ sinh ra vẫn còn bị dị hình, chỉ cần khi mang thai mẹ chúng tiếp xúc với các miền đất hoặc các dòng nước vẫn còn bị nhiễm độc do các loài thuốc diệt cỏ khi xưa và thế là đứa trẻ sinh ra đã bị tật nguyền bẩm sinh.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Đọc tiểu thuyết “À BIENTÔT…” của Hiệu Constant (Nhà thơ Ngọc Bái)


            Đọc tiểu thuyết À BIENTÔT…HẸN GẶP LẠI! ” của Hiệu Constant


Cuộc đối thoại khá đặc biệt giữa cựu Đại sứ người Pháp, Jean-Claude Lacour với Hoài Thu, phóng viên Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế tại Paris, đã chứng tỏ sự bình đẳng về nhân cách, bình đẳng về địa vị xã hội, bình đẳng về tuổi tác và bình đẳng dân tộc giữa các quốc gia. Cuộc Hội thảo có chủ đề “Mối quan hệ Việt Nam - Pháp và Châu Âu kể từ 1954”, đã tạo cơ hội cho nhân vật vốn dĩ xa cách về địa lý, về văn hóa, với sự cảm thông, chia sẻ sau những biến cố của cuộc sống. Từ những chuyện chung tới những chuyện riêng tư đã khiến nhân vật Jean-Claude và Hoài Thu có mối đồng cảm sâu đậm, tinh tế. Mối đồng cảm càng trở nên sâu sắc mỗi khi hai người gặp gỡ nhau! Phải chăng đó là tình yêu không biên giới? Tình yêu vượt qua tuổi tác? Tình yêu phi đẳng cấp? Đấy cũng là điều tác giả Hiệu Constant gửi gắm.
Mối liên hệ tự nhiên giữa Hoài Thu và Jean-Claude vừa cảm tính, vừa lí tính. Đó là sự linh cảm hiếm có. Họ gặp nhau trong hội thảo, nhưng cũng đã từng gặp nhau thoáng qua từ trước đó ở Hà Nội. Khi ấy Jean-Claude đã là Đại sứ ở Việt Nam, còn Hoài Thu mới chỉ là cô bé vừa qua trận lụt khủng khiếp, theo dân làng đến nhận cứu trợ. Món quà nhỏ và dòng chữ À BIENTÔT… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí cô bé gái. Hẹn gặp lại! có phải là tiếng nói của định mệnh? Chính cái ngày đáng nhớ đó, lại là ngày sinh nhật của Hoài Thu.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Hiệu Constant: Đi đến cùng những khát vọng

Hiệu Constant: Đi đến cùng những khát vọng


Chỉ trong khoảng chừng năm năm, bà nội trợ hôm nào đã cho ra mắt gần hai mươi đầu sách dịch qua bút danh “Hiệu Constant”, cùng với nhiều đầu sách đã mua bản quyền, đang trên bàn chờ dịch.
Từ bà nội trợ đến... dịch giả văn học



Lần đầu tiên tôi phỏng vấn Hiệu, như gương một phụ nữ Việt xa xứ điển hình trong việc giúp các con mình dung hoà hai nền văn hoá Việt – Pháp, vừa được Đài phát thanh Pháp cũng phỏng vấn cách đó không lâu. Hai đứa nhỏ - Bin và Hoàng Hà tung tăng trong phòng thu âm, nhưng vẫn nhút nhát khi đứng trước cái micro, thỏ thẻ bằng tiếng Việt rằng chúng rất thích những món ăn của mẹ chúng, và thích Tết cũng vì …những món ăn mẹ nấu. Từng tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ  Hà Nội khoa tiếng Pháp, tình cờ quen một chàng kỹ sư người Pháp, sau đó Hiệu trở thành bà Constant, và có hai đứa con xinh đẹp. Bin – Valentin thường là một trong số học sinh đứng đầu lớp. Hoàng Hà - Clotilde rất xinh xắn, hát hay và yêu nghệ thuật. Claude Constant chồng chị là kỹ sư trong một tập đoàn công nghiệp lớn của Pháp, tham gia vào nhiều công trình nổi tiếng, đã được Bộ Công nghiệp Pháp trao tặng huy chương bạc vì sự nghiệp phát triển công nghiệp của đất nước. Cuộc sống hàng ngày của Hiệu là chăm sóc gia đình và kèm các con học bài tiếng Pháp, dạy tiếng Việt cho hai con. Còn gì mơ ước hơn nữa? Câu trả lời cuối cùng, Hiệu buột nói: “Tôi không chỉ mong các con giỏi tiếng Việt, mà tôi sẽ còn cố gắng để thật giỏi tiếng Pháp. Khi đọc truyện cho các con nghe, đôi khi phải giải thích bằng tiếng Pháp, tôi nghĩ sao mình không đưa những tác phẩm văn học Pháp – Việt mà tôi yêu thích đến với độc giả của cả hai nước. Trước hết là từ tiếng Pháp qua tiếng Việt, rồi ngược lại, và biết đâu đấy…viết tác phẩm của chính mình bằng tiếng Pháp.” Tôi đã chúc chị đạt được ước mơ của mình, dù câu nói ấy, tôi cũng đã được nghe từ nhiều người. Ai chẳng có những ước mơ cho riêng mình và mong muốn nó thành hiện thực, dẫu từ mơ ước đến hiện thực còn là cả một chặng đường rất dài bởi những trở ngại tự thân hay khách quan.

Khổng Tử dạy 7 điểm dễ dàng nhìn ra quân tử và tiểu nhân

Khổng Tử dạy 7 điểm dễ dàng nhìn ra quân tử và tiểu nhân



Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử viết rằng “đức hạnh” là sự khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân.
Người quân tử không hẳn là một người quá thông minh hay quá giỏi giang. Tuy vậy người quân tử là người có lòng tự trọng, trách nhiệm và tính nhân văn cáo. Tiểu nhân thì ngược lại, tuy vậy có những tiểu nhân rất thông minh, tài giỏi nhưng hướng cái tâm cho những việc hại người vì lợi ích riêng của mình. Luận bàn về nhân cách không phải là điều hay khi bản thân mình con chưa hoàn thiện, nhưng ở cái xã hội mà lòng tự trọng được bán rẻ cho lợi ích cá nhân, tính trách nhiệm bị đùn đẩy cho kẻ khác thì kẻ "ít học" vẫn phải bức xúc. Bởi nếu lặng im thì hóa ra lại thành người nhu nhược.
Từ xưa đến nay, trong giáo dục làm người thường dùng “quân tử” làm hình mẫu nhân vật để hướng đến. Vậy như thế nào để dễ dàng nhận ra quân tử và tiểu nhân? Khổng Tử dạy chúng ta nhìn vào 9 điểm dưới đây:

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Bức tường Tình Yêu ở Paris


Bức tường Tình Yêu ở Paris



Khách du lịch tham quan Paris đã nghe nói và thăm nhiều những công trình nghệ thuật nổi tiếng như Tháp Ep-phen, điện Panthéon, điện Invalide hay Thánh đường Đức Bà... các đại lộ và nhiều cây cầu bắc ngang sông Seine, nhưng có một góc mang đầy đặc tính lãng mãn của người Pháp mà không phải ai cũng biết, đó chính là Bức Tường Tình Yêu và khu lân cận.
Hôm nay tôi sẽ đưa các bạn đến thăm nơi này. Nằm trong quận 18, ngay dưới chân đồi Montmartre huyền thoại. Từ trung tâm Paris, tôi khuyên các bạn nên dùng tàu điện ngầm. Tàu sẽ đưa các bạn đến bến Abbesses. Bến tàu này nằm rất sâu dưới lòng đất, nên có thang máy để đưa chúng ta đến với ánh sáng mặt trời. Ngay khi vừa ra khỏi thang máy, đập vào mắt chúng ta là quảng trường Abbesses khá lớn và luôn tấp nập người qua lại, với nhà thờ Thánh Saint Jean xây bằng gạch đỏ điệu vợi. Ngôi nhà thờ này còn mới nếu so với vô vàn những ngôi nhà thờ khác ở Paris. Được khởi công xây dựng vào năm 1894 và khánh thành năm 1904. Được xây dựng theo phong cách Tân Nghệ Thuật, tường đổ xi măng cốt thép sau đó bao một lớp gạch đỏ, do kiến trúc sư Anatole de Baudot (1834 – 1915) thực hiện.