Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Con người chính là như nước thì ắt việc gì cũng thành công

Con người chính là như nước thì ắt việc gì cũng thành công

Có một chàng trai bị người bạn đồng nghiệp thân thiết nhất của mình bán đứng, mất hết tất cả, khiến anh đau đớn không thiết sống nữa, muốn nhảy sông tự vẫn.
Anh ở bên bờ sông trông thấy một nhà thông thái đang ngồi im ngắm nhìn mặt nước, liền đem hết thảy cảnh ngộ của mình nói ra hết.
Nhà thông thái mỉm cười dẫn anh về nhà mình, bảo anh từ trong tầng hầm lấy ra một tảng băng cứng, chàng trai không hiểu dụng ý của ông, nhưng vẫn làm theo như lời dặn.
Sau khi mang tảng băng ra, nhà thông thái bảo anh: “Hãy dùng hết sức chặt nó ra“. Chàng trai tay cầm cái rìu rồi gắng sức bổ mạnh xuống.
Không ngờ, cú va chạm mạnh như vậy chỉ có thể để lại một chút dấu vết xước trên tảng băng, chàng trai thở hổn hển lắc đầu nói: “Tảng băng này thật sự quá cứng rồi!
Nhà thông thái không nói gì, đặt tảng băng vào trong nồi, cùng lúc với nhiệt độ tăng cao, tảng băng cũng dần dần tan ra.

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

dịch giả Trần Thiện Đạo – Đôi điều tôi biết

Cuộc đời giữa đôi bờ : dịch giả Trần Thiện Đạo – Đôi điều tôi biết
Bài đăng trên tạp chí Tinh hoa Việt số 65, ra ngày 10/12/2017 


Ngày mùng 4 tháng 12 vừa qua, bạn bè thân hữu và bà con ở Paris và vùng phụ cận tụ tập tại đài hóa thân hoàn vũ Val-de-Bièvre thuộc thành phố Arceuil, ngoại ô Paris để tiễn đưa thầy giáo, dịch giả Trần Thiện Đạo trong chuyến viễn du về miền thế giới người hiền. Ông ra đi bình yên trong giấc ngủ vào ngày 25 tháng 11 năm 2017 tại nhà riêng ở Paris, hưởng dương 84 tuổi.
Tang lễ diễn ra trang trọng với sự có mặt của người thân: bà quả phụ Claudette Trần và gia đình con trai của bác. Lúc tưởng niệm, trong nền nhạc  nhẹ nhàng du dương của những ca khúc nổi tiếng của Việt Nam thì bao nhiêu hình ảnh và những kỷ niệm về bác bỗng ào ạt ùa về trong tôi.
Bác Trần Thiện Đạo sinh năm 1933 ở Sài Gòn, sang Pháp du học năm 1949, sau khi tốt nghiệp, muốn về nước nhưng chính phủ (Ngô Đình Diệm) thời đó đã không chấp nhận bởi họ cho bác là « cộng sản » và do vậy bác đã bị buộc phải ở lại lập nghiệp và sinh sống tại Pháp cho đến tận khi qua đời. Và bác đã chia sẻ điều này với cô Thụy Khuê thuộc đài RFI và tâm sự rằng chuyện đó đã một phần khiến bác quyết định dịch tác phẩm Sa Đọa (La Chute) của Albert Camus ra tiếng Việt : «Ðể gián tiếp đối đáp lại quyết định độc đoán và ngu xuẩn đó, ngu xuẩn ở chỗ một mực cứ xem ai không ủng hộ mình là thù, là địch, tôi bèn ra công phiên dịch truyện kể La Chute, trình bày một nhân vật mập mờ không rõ nét biểu hiện cho con người của thời đại chúng ta. Một con người hoàn toàn khác hẳn với con người đơn phương một chiều do chủ nghĩa nhị nguyên tạo ra với một bên là cái Ác, một bên là cái Thiện, một bên là Thù, một bên là Bạn, dẫn tới bao nhiêu tội ác tầy đình qua những vụ án giả tạo.»

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Tác phẩm Vì điều ta muốn

Giới thiệu tác phẩm Vì điều ta muốn


Lời Nhà xuất bản :
Jeanne de Belleville sinh năm 1300, thành hôn với nam tước xứ Bretagne Olivier de Clisson. Say sưa trong hạnh phúc. Thế rồi Vua nước Pháp đã cho chém đầu phu quân của bà. Say hận trả thù, Jeanne căng buồm ra khơi. Theo đúng nghĩa đen của từ này. Bà trang bị một chiến thuyến, và dẫn đầu một phi đội, ra đi truy lùng và tấn công các hạm đội cắm cờ hoàng gia Pháp.
Vài tháng đã đủ cho nữ cướp biển đầu tiên trong lịch sử gieo rắc nỗi kinh hoàng trên bờ biển Đại tây dương và vùng duyên hải xứ Bretagne. Vài tháng để trở thành «Sư tử cái say máu », tôn vinh khẩu hiệu của gia đình Clisson : «Vì điều ta muốn». Hãy cẩn thận trước những người đàn bà cầm bánh lái nhé !
Laure Buisson khơi gợi lại một cách chính xác tỉ mỉ và khá khắc nghiệt cuộc đời vô cùng lãng mạn của một nữ anh hùng đã bị quên lãng trong lịch sử Pháp. Một trang sử thời Trung cổ được tái hiện dưới ngòi bút sắc lẻm và có phần chua cay.
Một câu chuyện có thật trong lịch sử mà hiện nay lâu đài (pháo đài) Clisson vẫn còn tồn tại, vừa điệu đàng lãng mạn, vừa cổ kính thâm nghiêm, khi thăm chốn này, ta có cảm giác như gia đình Clisson của thế kỷ 14 vẫn đang ẩn hiện thấp thoáng đâu đây, trong các hành lang, bên rìa cửa sổ… và nhất là câu chuyện ly kỳ gần như huyền thoại của họ.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Như mới hôm qua

Giới thiệu tác phẩm Như mới hôm qua



Lời Nhà xuất bản (bìa bốn)
“Alexandre, Marco, Sophie và những người khác quen biết nhau từ thuở hoa niên. Họ được sinh cùng nhau và cùng nhau lớn lên và ai nấy đều rất vô tư lự. Nhưng khi ra khỏi tuổi vị thành niên, họ bị cuộc sống choán lấy, cú sốc quả là dữ dội. Trong một thập kỷ, tuổi trẻ này bị thất lạc nhưng không vỡ mộng sẽ phải học cách chiến đấu để tồn tại. Những thảm kịch qua đi và tình bạn, những tràng cười sảng khoái và cả niềm vui ở lại. Và tình yêu nữa, chính thứ tình cảm này sẽ cứu sống họ.
Một bức chân dung  về một thế hệ. Đây là một tác phẩm tiểu thuyết hoàn toàn lạc quan cứ bám neo vào tâm hồn mà không muốn rời đi nữa. Đây là câu chuyện về những cuộc chiến hàng ngày của chúng ta, về những chiến thắng, thành công và cả những vất vả mưu sinh.
Nhưng trên hết, đó là câu chuyện về cuộc sống và của một nhóm bạn mà ta những muốn là một thành viên trong nhóm ấy.”

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Chuyện nào cũng quan trọng nhưng không có gì là nghiêm trọng (Hoặc Chuyện đâu có đó, khỏi cần lo)

Chuyện nào cũng quan trọng nhưng không có gì là nghiêm trọng

Hoặc (Chuyện đâu có đó, khỏi cần lo)


Chắc đã đến lúc nên buông bỏ! Thế giới hiện đại ngày nay buộc chúng ta luôn phải thành công trong mọi chuyện, mọi lúc và mọi nơi. Chứng ưu tư lo lắng trở thành phong cách sống của mỗi chúng ta, hiệu năng công việc là giá trị chủ yếu và chủ nghĩa hoàn hảo trở thành một lý tưởng…
Chỗ nào cũng phải có mặt, ở văn phòng lẫn ở nhà (và lại còn ở phòng tập gym với bạn bè), tóm lại chúng ta không còn thời giờ để để mắt đến chính bản thân mình nữa. May mắn thay, tách khỏi chính mình và khỏi những người khác – mà đây chính nguyên nhân của phần lớn nỗi thống khổ của chúng ta, - thì không phải là không có cách trị chữa.
Qua hàng trăm những nhân chứng, Coco Brac de la Pierriere đã đưa ra danh sách 150 vấn đề mà chúng ta thường gặp nhất như trầm uất căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, nghiện ngập, lo lắng, khó giao tiếp… và đã trình bày theo cách ngắn gọn xúc tích nhất tất cả những giải pháp để rũ bỏ những cảm giác nặng nề ấy, những bài tập thở, ngồi thiền, những tiểu sảo cá nhân, những giai thoại… bà trao cho chúng ta chiếc chìa khóa để tìm lại được sự thanh thản. Để chỉ bằng những động tác, những cử chỉ nho nhỏ, những cuộc cách mạng nho nhỏ nhưng sẽ làm nảy sinh một sự năng động khỏe khoắn mới.
Cuốn sách này sẽ như một cuốn cẩm lang thực sự để giúp ta dấn vào con đường nhận thức, hiểu biết về bản thân, rũ bỏ các vấn đề khiến cuộc sống hàng ngày của chúng ta hao mòn ủ rột, giúp chúng ta tìm lại sự an lạc trong tâm hồn và không còn làm mình làm mấy nữa…

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Giới thiệu tác phẩm Vương quốc An Nam và dân An Nam


Giới thiệu tác phẩm Vương quốc An Nam và dân An Nam


Một tác phẩm có thể coi là Sổ tay Du lịch của một quan chức Pháp được phái đến An Nam để trợ giúp chính phủ trong những năm đầu Pháp áp dụng chế độ Bảo Hộ tại Đông Dương. Cuốn sách ghi lại chi tiết những chuyến đi, thời tiết, phong tục tập quán của từng vùng trên lãnh thổ An Nam trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX.
Trích hai trang đầu :
«Vào đầu năm 1876, tôi được biết vua An Nam cần 5 viên thuyền trưởng để điều khiển những chiến hạm mà nước Pháp đã tặng cho Ngài. Tôi đề nghị được là một ứng viên cho trong những vị trí chỉ huy này và tôi đã vinh hạnh được nằm trong sự lựa chọn của Bộ Hàng hải.
Tiền lương thỏa thuận chắc sẽ đủ cho các nhu cầu của tôi và thậm chí, trong hai năm ấy (thời hạn của hợp đồng được chính phủ Pháp đảm bảo), còn cho phép tôi để dành được chút ít. Đây thì cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ của vấn đề mà thôi. Với sự thôi thúc của nước Pháp trong thời kỳ này, tôi nghĩ rằng An Nam muốn thoát ra khỏi sự cô lập  có hệ thống của mình, và tôi đã kịp hình dung thấy họ đón tiếp những người Pháp, những người mà họ muốn tuyển mộ để phục vụ cho họ. Trong những điều kiện ấy, chúng tôi phải là những người có nhiều thuận tiện để nghiên cứu về xứ sở còn rất xa lạ này, về những nguồn sản xuất của họ, những nhu cầu, và sau hai năm với những nghiên cứu thú vị và những gì mà chúng tôi đã phục vụ chính phủ họ, thì mỗi người chúng tôi đều có thể hi vọng sau này sẽ được họ ưu ái trong mọi hoạt động kinh doanh công nghiệp, thương mại hoặc nông nghiệp nào đó mà họ biết rõ về khả năng và thị hiếu, và có năng khiếu trong lĩnh vực đó. Tôi đã nghĩ như thế khi ngồi trên con tàu Tarn, từ Toulon đi Nam kì khởi hành ngày 20 tháng Năm năm 1876. Chuyến đi dài ba ngàn dặm, mà các con tàu của hãng Thư Tín (Messagerie), hiện giờ đã khá nổi tiếng nhờ giới bạn đọc, để chúng tôi có thể thực hiện chuyến đi trong ba mươi ngày. Chỉ có điều là thời gian trong chuyến vượt biển này của tôi, hầu như được dành toàn bộ để học tiếng AnNam, nên đối với tôi là quá ngắn…

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Đến Hội chợ sách Paris mua Truyện Kiều Nguyễn Du, sách Tạ Duy Anh, Ngô Tự Lập

Đến Hội chợ sách Paris mua Truyện Kiều Nguyễn Du, sách Tạ Duy Anh, Ngô Tự Lập

 (Thethaovanhoa.vn) -Vừa qua, tại Trung tâm Blancs Manteaux, nằm trên số 48 phố Vieille du Temple thuộc quận 4 thành phố Paris đã diễn ra Hội chợ sách Quốc tế dành cho các nhà xuất bản độc lập.
Được thành lập từ năm 2003, Hội chợ diễn ra thường niên, một năm một lần và thu hút chừng từ 140 đến 180 nhà xuất bản Pháp và quốc tế và gần bốn trăm các tác giả và dịch giả, phần lớn đến từ khắp các tỉnh thành của Pháp nhưng cả trên thế giới để gặp gỡ và giao lưu cùng bạn đọc với chừng hơn 2.000 đầu sách được trưng bày trong hội chợ.
Hội chợ quốc tế xuất bản độc lập cũng là một điểm hẹn không thể thiếu để các nhà xuất bản gặp gỡ và trao đổi tình hình, sách vở xuất bản của nhau và nhất là để thúc đẩy thương mại thứ sản phẩm tinh thần này. Với các Nhà xuất bản, Hội chợ này như là một địa điểm chiến lược để bảo vệ sự xuất bản độc lập của họ, đây là một cơ hội tuyệt vời bởi chi phí thấp nhưng lại tạo cơ hội thực sự để giao lưu và chinh phục độc giả.
Thành lập năm 2003, Hội chợ quốc tế các nhà xuất bản độc lập lên tiếng bảo vệ một nền văn hóa đặc biệt, sự đa dạng và đa dạng hóa trước sự tăng trưởng rất mạnh của ngành xuất bản và phát hành của các tập đoàn công nghiệp và tài chính, họ mạnh dạn đối đầu với sự xuất hiện của các Gã Khổng Lồ quốc tế thuộc nền công nghiệp điện tử trong phát hành sách.
Với sự kháng cự này, các nhà xuất bản độc lập đã cho rằng họ vừa hoàn toàn giữ được cho riêng mình sự đặc thù, tính cách, sự khác biệt, nhưng họ cũng cho rằng có thể sẽ tiến xa hơn, thậm chí bảo vệ được đặc tính của họ tốt hơn khi liên kết với nhau thành một Hiệp hội.
Hội chợ hiện nay đã tập hợp được hơn 180 nhà xuất bản độc lập đến từ mọi miền nước Pháp và nước ngoài như Bỉ, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha… Hiệp hội này cũng nhằm tập hợp tất cả những người, chuyên hay không chuyên về sách để giúp họ nhận ra niềm đam mê thực sự của mình qua các mục tiêu mà họ muốn hướng đến.

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Mùa xuân phía sau những trang sách


Mùa xuân phía sau những trang sách

 (VOV5)-  Thích nhất là ở Việt Nam như có cái gì níu giữ quá khứ, những thứ đã biến mất ở Tây phương.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:

  00:00             00:00         

Mùa xuân phía sau những trang sách - ảnh 1
(Valentin - Bin và Clotilde - Hoàng Hà)


“Đây là Bin. Năm nay tôi 19 tuổi. Tôi học Y ở trường Đại học Paris 6. Hồi bé mẹ tôi dạy rất nhiều bài hát, nhưng bài hát tôi thích nhất là bài “Người thầy”.
Bin đã giới thiệu với quý vị rồi đấy! Bin là tên gọi tiếng Việt ở nhà của Valentin. Cậu sinh viên năm thứ nhất ngành y này, mới ngày nào còn cùng em gái Clotilde mà tên Việt là Hà, như hai con sáo nhỏ xinh xắn nhảy nhót nghịch ngợm trong phòng thu của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong khi mẹ em - Hiệu Constant - trả lời phỏng vấn phóng viên nhà Đài về cuốn sách đầu tiên chị dịch từ tiếng Pháp có tên Nỗi niềm. Từ bấy đến giờ, trên chục năm, Hiệu Constant từ một “cô dâu nước Pháp”, không cam lòng ở nhà làm bà nội trợ, đã ghi được tên mình trong làng dịch Việt với hàng chục cuốn sách Pháp, rồi viết văn, viết báo, và là đại diện văn học cho một số Nhà xuất bản Pháp và một số công ty phát hành sách trong nước. 

Trò chuyện với Nhà văn Việt kiều Pháp - Hiệu Constant

Trò chuyện với Nhà văn Việt kiều Pháp - Hiệu Constant

VTV.vn - Hiệu Constant là nhà văn Việt kiều Pháp, được biết đến là một dịch giả, là cầu nối cho văn học Pháp và Việt Nam với những tác phẩm chuyển ngữ sang tiếng Pháp và tiếng Việt

Nguyễn Nam - Sơn Tùng (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ bảy, ngày 21/05/2016 11:00 GMT+7
Là một người yêu văn học, chị đã miệt mài sáng tác, để rồi lần lượt cho ra đời các tác phẩm xuất bản tại quê nhà. Tình yêu với văn học và cả tâm huyết giới thiệu những tác phẩm giá trị của văn học Việt đến bạn đọc Pháp là những điều mà chị đã chia sẻ khi trả lời phỏng vấn Đài THVN.
http://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/tro-chuyen-voi-nha-van-viet-kieu-phap-hieu-constant-20160516095836305.htm