Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Marion, mãi mãi tuổi 13

Giới thiệu tác phẩm Marion, mãi mãi tuổi 13


Đây không phải là một tác phẩm văn học mà là một sự chia sẻ những đau đớn có thực của một bà mẹ đã mất đi đứa con mình một cách oan uổng nhất : BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG. Một cuốn sách gây rúng động tâm can, nhất là ai đã từng làm cha mẹ… Những kỉ niệm đau đớn trỗi dậy qua từng câu chữ của người mẹ trẻ. Và có lẽ những câu hỏi luôn ám ảnh các cha mẹ có con bị bạo hành học đường rằng tại sao trong chừng ấy tháng năm mà không có ai phát hiện hay đứng ra tố cáo chống lại vấn nạn hãi hùng mà các em đã phải chịu đựng trong suốt nhiều tháng trời để cuối cùng đã phải phạm điều không thể vãn hồi – tự kết thúc cuộc đời.
Mọi thứ diễn ra rất nhanh trong độ tuổi vị thành niên vốn được gọi là «bạc bẽo», chúng khó chấp nhận những gì không giống mình : Marion có những niềm đam mê khác ngoài những bộ áo quần mác sịn và điện thoại đời mới nhất, em không hút thuốc lá và luôn chăm chú trong giờ học, thế rồi một lời thóa mạ thốt ra, nhằm vào một điểm yếu nào đó của em, rồi ngày một ngày hai, những lời thóa mạ cứ tiếp tục và nhân rộng lên. Trước khi thực hiện điều tồi tệ nhất (treo cổ tự tử trong phòng ngủ của chính mình), Marion đã không hề bộc lộ gì trước các thầy cô cũng như với bố mẹ, bởi em thấy xấu hổ, bởi em không muốn bố mẹ mình thất vọng.
Cuốn sách cũng cảnh tỉnh các bậc cha mẹ nên để mắt đến các mạng xã hội của con cái như facebook, như điện thoại di động.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Paris của tôi, kí ức của tôi

Giới thiệu tác phẩm Paris của tôi, kí ức của tôi


«Tôi sinh tại Paris, vào ngày mùng 8 tháng Bảy năm 1921, ở phố Mayran, quận IX, ngay dưới chân đồi Montmartre. Con phố nhỏ này chạy thoai thoải xuống phía dưới, nối liền khu vườn xinh xắn Montholon với phố Rochechouart, và con phố này chạy ngược từ phố La Fayette, lên tới tận đại lộ Rochechouart »…
Các bạn muốn khám phá Paris ư? Paris của một thời với những con phố có lẽ không được sầm uất như bây giờ, những con phố còn thiếu vắng ánh đèn và vẫn còn những máy nước công cộng và đôi khi ta bắt gặp ai đó đem xô đi hứng nước và những quán cà phê yên tĩnh năm nơi góc phố, cũng đìu hiu hệt như một ngày cuối đông hay giữa thu. Một Paris giữa hai cuộc địa chiến, một Paris trong cuộc Đại chiến thế giới thứ II, và một Paris ồn ào náo động sau cuộc chiến…
Cuốn sách được kể với giọng rất hài hước, dí dỏm và không thiếu sự thông mình, mà tác giả Edgar Morin, - người sáng tạo ra trường phái « tư duy phức hợp », và đồng tác giả (với Stéphane Hessel) của cuốn Con đường kì vọng, - gợi lại những vất vả gian truân của ông trong các khu phố khác nhau của thành phố thủ đô nước Pháp, phù hợp với những chặng đường khác nhau trong cuộc đời tri thức và những cam kết chính trị của ông. Một câu chuyện kể kéo dài gần một thế kỉ về cuộc sống Paris, đã được dịch và tôn vinh trên toàn thế giới.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Olympe de Gouges, nữ văn sỹ Pháp đầu tiên dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ

Olympe de Gouges, nữ văn sỹ Pháp đầu tiên dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ
***

«Một phụ nữ có quyền bước lên đoạn đầu đài thì họ cũng phải có quyền bước lên Diễn đàn»

Câu nói đó thoạt đọc bạn sẽ thấy không ý nghĩa gì vào thời nay, nhưng xin thưa, câu nói đó đã được phát biểu tại Pháp vào đầu thế kỷ 18!
Là một nữ văn sỹ chuyên viết tiểu thuyết và kịch bản sân khấu, một nữ chính trị gia, một chiến binh của chủ nghĩa Nam Nữ bình quyền và chủ nghĩa nhân đạo, một phụ nữ tỉnh lẻ đã khuấy động thủ đô Paris và toàn bộ giới quý tộc và đàn ông tại Pháp ở thế kỷ 18, bà là ai?
Marie-Olympe de Gouges tên khai sinh là Marie Gouze, sinh ngày 07 tháng 5 năm 1748 ở Montauban. Bà được coi là nhà tiên phong của phong trào nữ quyền. Tác giả của Tuyên ngôn về các quyền của phụ nữ và nữ công dân, đã để lại nhiều bài viết ủng hộ các quyền dân sự và chính trị của phụ nữ và bãi bỏ Chế độ nô lệ da đen. Bà đã trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng phụ nữ, và Chủ nghĩa nhân văn nói chung. Những ý tưởng và vai trò của bà trong lịch sử đấu tranh vì Nữ quyền đã được được giới học thuật đánh giá rất cao.
Xuất thân
Cứ chiểu theo thân phận và cuộc đời góa phụ trẻ ấy thì thoạt đầu, không ai nghĩ rằng một người phụ nữ tỉnh lẻ lại có một số phận truân chuyên trên chính trường đến vậy. Xuất thân có cha mẹ  thuộc tầng lớp tiểu tư sản, lấy chồng là đồ tể năm 17 tuổi, để rồi trở thành góa bụa khi đứa con trai duy nhất vừa lọt lòng, tức một năm sau đó, năm 1766. Chán cảnh, thất vọng trước trải nghiệm cuộc đời phu thê quá ngắn ngủi mà không hề đem lại chút hạnh phúc nào, bà sẽ không bao giờ tái hôn và cho rằng «Hôn nhân tôn giáo là nấm mồ chôn cả sự tin tưởng lẫn tình yêu» Trong một lần gặp gỡ với Jacques Biétrix de Rozière, một quan viên cấp cao, ông ngỏ lời cầu hôn nhưng bà từ chối và chỉ trở thành người tình của ông. Năm 1773, bà đem con theo người tình giàu có và địa vị cao sang lên Paris, ông lúc này đã trở thành cán bộ quân nhu cấp cao của bộ Hàng Hải Pháp. Bà dành nhiều thời gian nuôi dậy con trai và tạo điều kiện để con có những thầy dạy tốt nhất. Cũng phải nói, mẹ của bà xuất xứ từ một gia đình có học nên Olympe de Gouges đã được hưởng một nền giáo dục cho phép hòa đồng rất nhanh với những tinh hoa ở Paris. Tại Triều đình thời ấy, bà mới bắt đầu đổi tên, không còn là Marie Gouze mà là Olympe de Gouges.

Nhật kí Aurore Tập III : Tứ tung tùng phèo

Nhật kí Aurore
Tập III : Tứ tung tùng phèo
(Xuất bản 2009 - 326 trang)


Trong tập cuối cùng này, chúng ta sẽ gặp lại chủ đề đã được đề cập đến nhưng sẽ đi sâu hơn. Và như thế, chúng ta rất vui được gặp lại Aurore và ánh mắt « rôn rốt » của cô nhìn cuộc đời. Có thể  đây là phần thành công nhất bởi ta sẽ nhận thấy Aurore « làm bừng khí thế » nơi mọi người. Các sự kiện cứ nối tiếp nhau không ngừng : Ban nhạc rock, các mối quan hệ xung quanh cô, và chẳng mấy chốc chúng ta đã đến đoạn kết của câu chuyện. Aurore  lớn lên, các phản ứng của cô trưởng thành dần nhưng nhân vật luôn giữ được biệt tính của mình khiến cho câu chuyện càng thêm cuốn hút.

Đoạn trích
- Dọn phòng con đi.
- Sao phải dọn ạ ?
- Đây là lệnh đấy.
- Vâng, nhưng mà tại sao ạ ?
- Bởi vì, nếu như trong một giờ đồng hồ nữa mà phòng còn chưa dọn thì tự tay mẹ sẽ dọn đấy.
- Một giờ á, con không tin là dọn xong đâu.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Mẹ mắc ung thư phổi, con gái khuyên không phẫu thuật, lúc cuối đời bà nói điều bất ngờ

Mẹ mắc ung thư phổi, con gái khuyên không phẫu thuật, lúc cuối đời bà nói điều bất ngờ nàyhttp://www.daikynguyenvn.com/doi-song/me-mac-ung-thu-phoi-con-gai-khuyen-khong-phau-thuat-luc-cuoi-doi-ba-noi-dieu-bat-ngo-nay.html


Mẹ tôi có bốn người con, ba gái và một trai, tôi là con gái út trong nhà và cũng là người mà bà cưng chiều nhất. Cách đây 10 năm, bố tôi ra đi trong một tai nạn giao thông thảm khốc. Ngày đưa tiễn ông, mẹ tôi khóc hết nước mắt. Sau này, tôi phải mất rất nhiều công sức mới thuyết phục được mẹ chuyển đến sống với tôi. Lúc ấy, tôi 40 tuổi và mẹ đã 70 tuổi rồi…
Ngày mẹ chuyển đến ở với tôi, mẹ khăng khăng đòi mang theo hai túi bột mới xay. Tôi hỏi lý do, mẹ chỉ lấp liếm: “Vì mẹ thích ăn loại bột này”. Sau này tôi mới biết, hóa ra bà đã giấu 5 triệu đồng trong túi bột đó. Bà bảo bà dành dụm số tiền đó để mua cho con trai chúng tôi một chiếc ô tô… Tôi rưng rưng nhìn bà và không thể hiểu được bằng cách nào bà tiết kiệm được số tiền ấy. Nhưng tôi biết rằng tình yêu thương vô điều kiện của bà dành cho chúng tôi chưa bao giờ thay đổi.
Từ khi mẹ về, ngôi nhà của chúng tôi như được thổi một luồng sinh khí mới bởi những vật dụng bà tự tay làm và cả không khí ấm cúng mà bà tạo ra. Một ngày, mẹ bảo chồng tôi mời bạn bè đồng nghiệp của anh tới nhà, mặc dù vào thời gian đó, mọi người thường tổ chức tụ tập tại nhà hàng do cuộc sống bận rộn khiến việc chuẩn bị một bữa ăn ở nhà trở nên “xa xỉ”. Chồng tôi chiều theo ý mẹ, và thế là, mẹ tôi tất bật cả hai ngày trời để chuẩn bị đồ ăn, bánh trái và những món ăn khác cho buổi tụ tập.
Tất cả khách đến nhà đều yêu thích đồ ăn mẹ tôi nấu, nhiều người nói rằng đã rất lâu rồi họ không được thưởng thức đồ ăn có hương vị thân thuộc mà thơm ngon như thế. Tối hôm đó, chúng tôi chỉ uống rất ít và đã có cơ hội để thảo luận về rất nhiều vấn đề vốn thường không được bàn luận nơi công cộng hoặc tại nhà hàng. Ai cũng cảm thấy hạnh phúc và thoải mái. Mẹ tôi cũng mời tất cả mọi người lần sau lại ghé chơi.
Từ đó trở đi, căn nhà của chúng tôi trở thành nơi tụ họp nhộn nhịp. Mẹ tôi đã rất hài lòng và nói rằng: “Đây mới là cuộc sống đích thực, ai cũng cần xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiết với người khác”. Nghe những lời ấy, tôi mới hiểu điều mẹ muốn tôi học được qua việc mẹ đã làm.
Những người hàng xóm xa lạ

Nhật kí Aurrore Tập II : Liên tục cáu giận

Nhật kí Aurrore
Tập II : Liên tục cáu giận
 (xuất bản 2007 - 180 trang)



Trong tập II này, Aurore kể cho chúng ta nghe kì nghỉ của cô tại nhà ông bà, với một bà nội say mê, ngưỡng mộ Dalai-Lama và một ông nội điếc lòi. Trong thời gian đó thì có những cua học toán đặc biệt của cô Ancelin, những câu chuyện yêu đương của Lola, những kì nghỉ với Samira và em trai bạn ấy là Areski ; cả cuộc tình bị phê phán của chị gái với anh Vladouch, kẻ bắt cá đến mấy tay vậy. Thời gian trôi vùn vụt, Aurore chả mấy chốc đã trở thành học sinh trung học.

Đoạn trích

Mùng 2 tháng Mười
Chẳng có gì hết
Mùng 3 tháng Mười
Chẳng có gì 
Mùng 4 tháng Mười
Chẳng có gì hết. Tôi giả thiết rằng đó là ngày sinh nhật của ai đó.
Nhưng của ai mới được chứ ? Người nào mà không có bạn bè thì chẳng ảnh hưởng gì mấy bởi những ngày sinh nhật.
Mùng 5 tháng Mười
- Đừng có mặt mày ủ rũ thế nữa đi, - mẹ tôi nói. Con khiến mẹ mệt mỏi lắm rồi đấy.
– Con đâu có ủ rũ. Đâu phải là lỗi của con nếu như chúng ta chẳng có gì để nói với nhau.
Mẹ tiếp tục vân vê cây xà-lách của mẹ trong két rau. Trong lúc chờ đợi để mẹ có thể chuyển qua vầy vò cây laitue trong nước lạnh giá, đáng ngạc nhiên thật. Đôi lúc tôi tự hỏi các bậc cha mẹ thực sự hi vọng điều gì. Một cuộc trò chuyện về rau quả à ?
- Chính con là người đề nghị đi đến nhà ông bà nhé, mẹ nhắc lại cho con biết đó.
- Nói thì dễ ợt à. Cả nhà đều hài lòng khi tống khứ được con đi mà.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Nhật kí Aurore Tập I : Chả bao giờ hài lòng

Nhật kí Aurore
Tập I :  Chả bao giờ hài lòng

 (Xuất bản năm 2006 (180 trang)



Tập đầu tiên này giới thiệu nhân vật Aurore. Dưới dạng nhật kí, cô bé phác họa thế giới quanh mình bằng những câu chữ nổi loạn và hừng hực. Cuộc sống của trẻ vị thành niên không hề đơn giản chút nào và cô bé đã chứng minh cho chúng ta thấy. Ở nhà thì cũng như ở trường, không phải lúc nào cũng như ta muốn.
Một mặt người ta dành đặc quyền cho cô em gái, đứa luôn dành kết quả giỏi giang ở lớp, mặt khác người ta lại khiển trách cô chị, ở tuổi 18, đã bắt đầu có những ham thích của người lớn, Aurore bị kẹt ở giữa với kết quả học đường tầm tầm, tuy nhiên cô bé cố gắng gầy dựng thế giới của riêng mình với những ước mơ, thất vọng và những lời chất vấn. Với Lola và Samira, Aurore khám phá tình bạn, còn với Marceau thì cô bắt đầu phát hiện trái tim đập rộn ràng trước tình bạn khác giới. Nói gì thì nói, đời sống của Aurore luôn đầy ứ những í tưởng và ước mơ…
Đoạn trích :

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Năm giải Nobel ghi dấu ấn trong lịch sử

Năm giải Nobel ghi dấu ấn trong lịch sử


Giải Nobel văn chương là hình thức thưởng công cho các tác giả mà sự nghiệp văn chương của họ đóng góp nhiều cho làng văn học thế giới. Phần thưởng quý báu này đương nhiên vinh danh các nhà văn, nhưng cũng vinh danh các nhà thơ, các triết gia, tác giả viễn xứ hay những người đối lập với đảng cầm quyền, theo di chúc của Alfred Nobel thì miễn sao tác phẩm của họ biểu thị một «khuynh hướng lý tưởng chủ nghĩa». Neruda, Camus, Hemingway, Beckett, Mann là những người có được tính thiên cảm này và họ đã ghi dấu ấn trong lịch sử của nền văn học thế giới, và viện Hàn lâm Thụy Điển.
Pablo Neruda, nhà thơ gốc Chili, Nobel 1971
Giải Nobel văn chương đôi khi lại mang một ý nghĩa chính trị. Và đó chính là trường hợp của Pablo Neruda.
Pablo Neruda là bút danh của Ricardo Eliecer Neftalí Reyes Basoalto, một trong những tác giả nổi tiếng nhất và được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất của Chi-li. Ông chọn bút danh này để tưởng nhớ thi sỹ Tiệp Khắc Jan Neruda (1834 – 1891). Neruda sinh ngày 12 tháng bảy năm 1904 tại Parral, thuộc tỉnh Linares, và qua đời ngày 23 tháng chín năm 1973 ở Santiago, Chi-li. Ông là một nhà văn, nhà thơ, chính trị gia, triết gia, đồng thời cũng là một nhà ngoại giao nổi tiếng, một nhân vật quan trọng trong chính quyền Chi-li. Ông được bầu Thượng nghị sỹ năm 1945, nhưng sau đó bị buộc tội phản quốc vì đã công khai phê phán chính quyền đương nhiệm, nên phải viễn xứ. Những ý tưởng chính trị đã khiến ông quyết định về nước tranh cử Tổng thống năm 1970, nhưng tự rút lui để ủng hộ Salvador Allende, vốn  là người đứng đầu đảng Xã hội và là một thân hữu của ông. Salvador Allende đắc cử ngày 4 tháng chín năm 1970 và bổ nhiệm ông làm Đại sứ Chili tại Pháp, và chính tại đây, vào tháng mười năm 1971, ông hay tin mình đã được trao vòng nguyệt quế của giải Nobel Văn chương, nhờ khối tài sản thơ đồ sộ của ông. Ông qua đời chỉ 12 ngày sau cú đảo chính của tướng Pinochet chống Tổng thống Allende. Nguyên nhân về cái chết của ông vẫn còn là một bí ẩn. Vào năm 1974, trong cuốn tự truyện được xuất bản sau khi ông qua đời có tiêu đề Tôi thú nhận là tôi đã sống, có đoạn trích :

Giới thiệu tác phẩm NHẬT KÍ AURORE

Giới thiệu tác phẩm NHẬT KÍ AURORE


Aurore 13 tuổi và trong cuốn nhật kí của mình, cô bé diễn tả chi tiết những phiền muộn nho nhỏ, những niềm hi vọng và tất cả những chuyện đâu đâu khiến cho đời sống hàng ngày của cô bé luôn đầy ứ. Cô bé nói về cha mẹ mình, đương nhiên rồi, và về đứa em gái luôn khiến người ta bực mình với những kết quả học đường thật giỏi giang, về người chị gái đã bắt đầu cuộc sống của một người lớn, về ông bà.  Ông bà luôn đồng ý đón cô bé về nhà họ mỗi khi nhà cô « nổi sóng ». Cô bé cũng nói về trường học, về Lola, cô bạn thân sống chết có nhau, về tình yêu của cô với cậu chàng đẹp trai Marceau.