Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

Sinh thái nhân văn trong truyện ngắn Hiệu Constant

 

Sinh thái nhân văn trong truyện ngắn Hiệu Constant

(Nhân đọc Nắng cuối chiều- NXB Dân Trí, 7/2020)

https://toquoc.vn/thong-diep-nhan-van-trong-truyen-ngan-cua-tac-gia-hieu-constant-2021040816235394.htm?fbclid=IwAR1EYEM_xDyCINGMljrULU6p8_UDL5E-mvUBXgYlfiGjdjZohVMW_f9KSHQ

        Báo Tổ QuốcTrong những năm gần đây, bạn đọc Việt Nam không còn lạ với tác giả, dịch giả Hiệu Constant, chị là nhịp cầu nối giữa văn học Việt Nam- văn học Pháp và ngược lại. Với hơn 50  tác phẩm dịch, 5 tiểu thuyết và 3 tập truyện ngắn, Hiệu  Constant thật sự gây ấn tượng với sự đa dạng và mở rộng của sinh thái nhân văn. Và tập truyện ngắn “Nắng cuối chiều” xuất bản trong thời kỳ hội nhập quốc tế này cũng nằm trong góc nhìn tương quan giữa một số bản sắc dân tộc chịu ảnh hưởng mạnh của sự phát triển hiện đại.

Nhà văn, dịch giả Hiệu Constant tên thật là Lê Thị Hiệu, sinh năm 1971, tại Thường Tín, Hà Nội. Hiện chị đang sống và làm việc tại Paris, Pháp. Chị là cây bút đa năng: Dịch, viết báo, sáng tác tiểu thuyết, truyện ngắn, là đại diện văn học cho một số tập đoàn xuất bản Pháp tại Việt Nam và là đại diện cho một số nhà văn Việt Nam tại Pháp. Đặc biệt là tên và tác phẩm của chị đã được niêm yết trong danh mục các tác giả của thư viện quốc gia Pháp. Những tác phẩm dịch của chị được nhiều bạn đọc biết đến và được đồng nghiệp đánh giá cao như "Nỗi niềm" của Paule Constant; "Rừng thẳm" của Julien Gracq; "Bóng đen của vầng ánh dương" của Christelle Maurin; "Bạn tôi tình tôi" của Marc Levy… Trên văn đàn Việt Nam, các tiểu thuyết của chị cũng được chú ý như "Côn trùng", "Đường vắng", "Đời du học", "À bientot… hẹn gặp lại" và "Tiếng dế" cùng tự truyện "Làm dâu nước Pháp". Ngoài ra chị còn xuất bản 3 tập truyện ngắn: Chênh vênh, Dưới chân Hòn Dáu, Nắng cuối chiều.

         Tập “Nắng cuối chiều” gồm 8 truyện ngắn đã đăng trên báo Văn Nghệ- Hội Nhà Văn Việt Nam: Lạc quê, Chênh vênh, Cháu nội của một thầy lang, Mùa đông này con không về, Quan lộ, Nắng cuối chiều, Người mẹ Lào.