Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Chút tình từ Pháp - Kiều bào và bạn bè Pháp ủng hộ Quỹ Vắc Xanh cho Việt Nam

 

Chút tình từ Pháp - Kiều bào và bạn bè Pháp ủng hộ Quỹ Vắc Xanh cho Việt Nam

 (Tạp chí Tinh Hoa Việt số 151 ra ngày 10/07/2021)


Ngày 25 tháng sáu vừa qua, tại trụ sở Đại quán Việt Nam tại Pháp, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam Đinh Toàn Thắng cùng tập thể cán bộ Đại sứ quán đã tổ chức Lễ tiếp nhận hỗ trợ Quỹ vắc xanh đợt 1 của một số cá nhân, tập thể, và hội đoàn tại Pháp. Trong đó có hội người Việt Nam tại Pháp, hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp, hội Hữu nghị Pháp - Việt. Buỗi lễ trao nhận diễn ra trong sự thâm tình đoàn kết. Các cá nhân, chủ tịch và đại diện thay mặt hội đoàn trao quà và bảy tỏ trước đại sứ những suy nghĩ và nguyện vọng trong ý tưởng kề vai sát cánh cùng đồng bào trong nước với tinh thần lá lành đùm  lá rách để cùng nhau vượt qua những khó khăn trong thời đại dịch Covid.

Tiếp nhận số tiền, Đại sứ Đinh Toàn Thắng bày tỏ niềm xúc động và trân trọng những tình cảm hướng về đất nước của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, cũng như những tình cảm tốt đẹp của Hội Hữu nghị Pháp - Việt dành cho Việt Nam. Đại sứ khẳng định Đại sứ quán Việt Nam sẽ chuyển số tiền trên về nước trong thời gian sớm nhất. Vừa sang nhận nhiệm sở tại Pháp chưa được một tuần và chủ trì buổi lễ rất có ý nghĩa này, Đại sứ nói “rất cảm kích được tiếp nhận sự đóng góp của cộng đồng và các bạn bè tại Pháp cho quỹ Vắc Xin phòng chống Covid tại Việt Nam”. Đại sứ rất trân trọng những hoạt động truyền thống mang tình đoàn kết nhân ái mà cộng đồng kiều bào và bạn bè Pháp luôn dành cho Việt Nam “… và tôi cũng mong muốn là sẽ tiếp tục được chứng kiến những hoạt động có ý nghĩa như thế này trong thời gian tới”, - Đại sứ nói thêm.

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

Truyện ký: Kiều bào với Trường Sa

Truyện ký "Kiều bào với Trường Sa" được giới thiệu trên kênh truyền hình VTV4

 Kiều bào với Trường Sa là tác phẩm mới nhất mà nhà văn Hiệu Contant, hiện đang sống và định cư tại Pháp vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam. Tác phẩm là kết quả của chuyến thăm Trường Sa và nhà dàn DK1 trong 10 ngày do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tháng 04 năm 2018. Nhà văn cùng bà con kiều bào từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã thăm 10 đảo thuộc quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Có thể nói, chứa chan trong tác phẩm này là những tình cảm của bà con kiều bào đối với quê hương và vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.






Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

Tấm lòng kiều bào với Trường Sa

 Tấm lòng kiều bào với Trường Sa

Báo Nhân Dân điện tử

Nhân Dân điện tử : Sau ba năm thực hiện, tháng 5/2021 vừa qua, truyện ký “Kiều bào với Trường Sa” của nữ nhà văn Hiệu Constant - Việt kiều Pháp đã chính thức ra mắt, thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả trong và ngoài nước.


Nhà văn Hiệu Constant tại cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa. 

Tác phẩm là những ghi chép chân thực, sống động về chuyến công tác của đoàn kiều bào tới từ 24 quốc gia trên thế giới ra thăm quần đảo Trường Sa năm 2018. Nhà văn Hiệu Constant chia sẻ với Nhân Dân điện tử về cuốn sách đặc biệt này.

“Miền đất thứ Tư” của Tổ quốc

Phóng viên: Quần đảo Trường Sa luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam. Chị có thể chia sẻ cảm xúc của mình trước và sau khi đến với Trường Sa?

Nhà văn Hiệu Constant: Người xưa đã từng nói “Trăm nghe không bằng một thấy”, tôi thấy câu này đúng 100% đối với bối cảnh ở Trường Sa, hay chí ít cũng là với tôi. Như tất cả những người dân Việt Nam và đặc biệt hơn là người Việt viễn xứ, tôi quan tâm nhiều đến đất nước mình, đến sự phát triển và những cải thiện trong cuộc sống hằng ngày ở các vùng sâu vùng xa, nhất là ở các vùng lãnh hải, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trước đây, tôi đã đọc khá nhiều sách, tài liệu, tham gia các buổi chiếu phim, hội thảo, lắng nghe các nhà báo và nhà làm phim kể chuyện về Trường Sa và trên các mạng xã hội, tôi cũng được xem không ít những bài viết, hình ảnh,… Và tôi đã ngỡ mình biết nhiều về Trường Sa lắm rồi. Nhưng khi chính thức được đặt chân lên những hòn đảo ở ngoài khơi xa của Việt Nam, tôi đã rất xúc động và ngỡ ngàng.

Chuyến đi chỉ có 10 ngày thôi mà tôi như sống cả hàng chục cuộc đời, có vui có buồn, có xúc động và cả những phút sợ hãi, nhưng tình thương yêu lúc nào cũng dâng trào. Tôi tin rằng, ai đã một lần được đặt chân đến Trường Sa thì sẽ nhìn cuộc sống không còn giống như trước đây nữa. Trường Sa khiến cho con người cảm thấy mình thật nhỏ bé trước thiên nhiên bao la, Trường Sa khiến cho con người cùng màu da sắc tộc sẵn sàng bỏ qua mọi chính kiến để xích lại gần nhau hơn để cùng hướng về Việt Nam đất mẹ thương yêu.

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021

Le livre Les Kiêu bào avec l’archipel Truong Sa de Hiêu Constant

 Le livre Les Kiêu bào avec l’archipel Truong Sa de Hiêu Constant

https://www.lecourrier.vn/le-livre-les-kieu-bao-avec-larchipel-truong-sa-de-hieu-constant/923950.html

Publié en mai 2021 par la maison d'édition Dân Tri, le livre Les Kiêu bào avec l’archipel Truong Sa (Spratly) de l'écrivaine et traductrice vietnamo-française Hiêu Constant raconte la visite de ces îles en 2018 par une délégation de Vietnamiens d'outre-mer (Viêt kiêu), venus de 24 pays différents.

>>La vie paisible sur l’archipel de Truong Sa après la réunification 
>>Des potagers verts à Truong Sa malgré les difficultés

La couverture du livre Les Kiêu bào avec l’archipel Truong Sa.

Photo : Hiêu Constant/CVN

Hiệu Constant a pris 3 ans pour écrire son livre de souvenirs de ce voyage de 10 jours à Truong Sa. Sur 185 pages, l’auteure partage beaucoup les sentiments et les émotions ressentis sur île par la délégation au contact des habitants.

Le Courrier du Vietnam a interviewé Hiêu Constant pour mieux comprendre la vie des gens, les habitants mais aussi les soldats stationnés sur place pour protéger la souveraineté nationale de ces îles. 

Quel est votre souvenir le plus marquant du séjour à Truong Sa ?

Pour nous autres, vietnamiens vivant à l'étranger et participant à cette 10e mission en visite de ces îles de Truong Sa, chaque moment et chaque rencontre avec les officiers, soldats et habitants sont à jamais gravés dans nos mémoires. Personnellement, deux événements m’ont marqué particulièrement, et leurs souvenirs résonnent encore très nettement dans ma tête.

Le premier, est la cérémonie organisée par la délégation pour rendre hommage aux officiers et aux soldats qui se sont sacrifiés pour la souveraineté nationale de ces îles. Parmi ces soldats, 64 ont perdu la vie lors de la bataille de Gac Ma. C’était très émouvant. Encore maintenant, assise devant mon écran d’ordinateur à vous parler, je me sens émue. Il faut imaginer tout le monde réuni sur l’héliport du navire pour la cérémonie au milieu de la mer immense.