Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

KIỀU BÀO VỚI TRƯỜNG SA(Hiệu Constant): Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ ở Biển Đông

Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ ở Biển Đông

http://vannghequandoi.vn/sach-ve-nha-so-4/hoang-sa-truong-sa-khong-chi-o-bien-dong_12003.html?fbclid=IwAR1hCUwzhEfwtVpmXhfU5xlcVPCg5ZMZKFX0nnqZvi2M9y5V_L78cnsDIGs

http://vannghequandoi.com.vn/thumbnail/VNQD-65-2020-7-13/chu-phoong-arial-moi-copy.jpgSự quan tâm tới biển đảo không độc quyền ở ai. Điều này được khẳng định qua 15 năm làm biên tập ở Văn nghệ Quân đội của tôi. Tòa soạn liên tục nhận được thư từ, điện thoại, tin nhắn từ độc giả mọi thành phần cả trong và ngoài nước bày tỏ cảm xúc khi đọc những tác phẩm viết về về Hoàng Sa, Trường Sa. Dễ hiểu, bởi Văn nghệ Quân đội luôn coi biển đảo là máu thịt, dành mọi sự ưu tiên cho đề tài này. Các nhà văn nhà báo cũng có những rung động chân thành về biển đảo nên viết rất hay và luôn chọn Văn nghệ Quân đội là nơi gửi gắm tác phẩm. Những chia sẻ của độc giả giúp chúng tôi có một niềm tin vững chãi: Hoàng Sa, Trường Sa đã, đang và sẽ sống mãi trong tâm trí hàng triệu người Việt khắp năm châu.

Niềm tin này càng trở nên rõ ràng khi tôi đọc cuốn Kiều bào với Trường Sa của nhà văn Hiệu Constant.

Năm 2018 Hiệu Constant có mặt trong Đoàn công tác số 10 gồm 70 kiều bào sinh sống ở nhiều nước trên thế giới ra thăm Trường Sa. Trở về nước Pháp, với cảm xúc đầy ắp về chuyến đi quá ấn tượng, chị đã dành tâm huyết viết hẳn một tập truyện kí dày 180 trang in.

Mặc dù đề tên thể loại là truyện kí, nhưng cuốn sách không có trang nào hư cấu. Tất cả nhân vật, sự kiện đều là thật thông qua những phỏng vấn, ghi chép của tác giả. Chính điều này đã tạo nên sự cuốn hút của cuốn sách.

Dù sinh sống ở Mĩ, Canada, Anh, Pháp, Hungari, Cộng hòa Séc, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...; dù là chính khách, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên hay công nhân...; dù nghề nghiệp, tuổi tác, quan điểm chính trị... có thể khác nhau, nhưng trong huyết quản mỗi kiều bào đều là dòng máu Việt thấm đẫm ý thức chủ quyền lãnh thổ lãnh hải mà các thế hệ người đã tốn bao mồ hôi xương máu khám phá, giữ gìn. Trái tim của họ đã cùng quặn đau khi những chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam bị giặc thảm sát tại đá Gạc Ma. Những trái tim ấy cùng đập những nhịp sục sôi căm giận khi Giàn khoan 981 của Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép xuống vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những trái tim ấy đều rung lên nhịp bồn chồn lo lắng khi nhà giàn DK1 oằn mình trong bão tố...


Ra với Trường Sa, đối với những người con xa xứ là được về nhà, về với “Miền đất thứ 4” của Tổ quốc. Những trang viết của Hiệu Consant đã ghi lại tình yêu chân thực của kiều bào với biển đảo quê hương. Tình yêu ấy không chỉ thể hiện ở những lời nói, bài viết, mà bằng cả những hành động: Triển lãm tranh ảnh Biển đảo Việt Nam ở các nước, triển khai các dự án dân sinh tại Trường Sa, quyên góp ủng hộ chiến sĩ Trường Sa...

Đọc xong cuốn sách, nhớ lại những câu chuyện trước đây, bất giác tôi có suy nghĩ: Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ là những thực thể vật chất cố định trên biển Đông, mà đã trở thành hồn khí thiêng liêng sống trong máu thịt của mỗi con dân nước Việt toàn cầu.

Nhà văn ĐỖ TIẾN THỤY


Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

“Kiều bào với Trường Sa” của HIỆU CONSTANT: Thêm một cột mốc chủ quyền cho quần đảo Trường Sa

 

“Kiu bào vi Trường Sa”: Thêm mt ct mc ch quyn cho qun đo Trường Sa

  

 https://vovworld.vn/vi-VN/tap-chi-van-nghe/kieu-bao-voi-truong-sa-them-mot-cot-moc-chu-quyen-cho-quan-dao-truong-sa-979289.vohttps://vovworld.vn/vi-VN/tap-chi-van-nghe/kieu-bao-voi-truong-sa-them-mot-cot-moc-chu-quyen-cho-quan-dao-truong-sa-979289.vov

Một cuốn sách mới của dịch giả, nhà văn Hiệu Constant vừa ra mắt có nhan đề “Kiều bào với Trường sa” do NXB Dân Trí ấn hành. Trong lời giới thiệu cuốn sách, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhấn mạnh: “ Cuốn truyện ký này chỉ xoay quanh chuyến thăm quần đảo Trường Sa của bà con Việt kiều ta ….”

“Đã rất nhiều năm nay, kiều bào ta luôn gắn bó với Tổ quốc. Đặc biệt trong khó khăn hoạn nạn, như dịch covid, lụt bão ở Miền Trung. Rồi biên giới Tây Nam, biên giới Phía Bắc. Và đặc biệt là Trường Sa, Hoàng Sa. Nhiều bà con đã quyên góp tiền, giúp người dân hoạn nạn và các chiến sĩ bớt đi rất nhiều khó khăn." “Chúng ta lại có thêm một cột mốc chủ quyền mà nhà văn Hiệu Constant cắm cho quần đảo Trường Sa.”

Nhà văn, dịch giả Hiệu Constant trả lời phỏng vấn phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam về “Kiều bào với Trường Sa”.


Nhà văn, dịch giả Hiệu Constant trong chuyến đi Trường Sa năm 2018

PV: Thưa nhà văn, dịch giả Hiệu Constant, chị có thể chia sẻ là từ ý tưởng nào để ra đời cuốn sách Kiều bào với Trường Sa?

Hiệu Constant: Thực ra từ lâu tôi đã quan tâm đến Trường Sa và gắng tìm hiểu nhiều về quần đảo này. Kể từ gần chục năm trở về đây tại Paris có rất nhiều các cuộc hội thảo hoặc các sự kiện liên quan đến Trường Sa. Mỗi khi có những sự kiện như vậy, tôi cố gắng đến tham dự nhiều nhất có thể và cố gắng ghi lại những nhận xét của mình, hoặc là cố gắng trao đổi nhiều với các diễn giả hoặc với những người đã từng đi đến Trường Sa về chẳng hạn.

Cho đến năm 2018 khi nhận được thông tin tôi sẽ có mặt trong danh sách đoàn đại biểu được về nước đi thăm và tặng quà các chiến sỹ và các hộ dân tại một số đảo trên quần đảo Trường Sa, thì tôi rất vui. Và chỉ trong lúc sắm sửa va li hành lý để về nước thì ý tưởng viết một cuốn sách về Trường Sa mới hình thành. Khi đó thì nó chỉ lờ mờ trong đầu. Tôi gắng mang cuốn sổ thật dày, máy ảnh có dung lượng cao để chụp thật nhiều ảnh và tôi cũng còn mang theo cả mấy cái điện thoại để có thể phỏng vấn nhanh một ai đó chẳng hạn khi bất chợt cần.

Thế nhưng về đến Cam Ranh tôi đã gặp gỡ tất cả các anh chị em kiều bào trở về từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ. Và khi trò chuyện với họ thì ý tưởng viết sách mới hiện lên rõ nét hơn trong tôi. Trong suốt chuyến đi đó tôi đã gắng quan sát thật nhiều, thật chi tiết từng nơi mà mình đã đặt chân đến đây, chụp thật nhiều ảnh, trò chuyện với thật nhiều người, ghi nhận những sắc thái và tình cảm của họ. Bởi viết một bài báo thì nhẹ nhàng và đơn giản hơn, nhưng mà khi viết một cuốn sách thì cần rất nhiều yếu tố, đa dạng, đầy đủ các khía cạnh.

Vâng nếu chị hỏi về thực chất ý tưởng viết cuốn sách, thì nó hiện lên rõ nét nhất trong tôi là ở Cam Ranh, khi tôi gặp các anh chị em kiều bào trở về từ 24 quốc gia  và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

PV: Nếu phải noí lời gửi gắm về cuốn sách để giới thiệu với độc giả, chị sẽ chia sẻ những điều gì?

Hiệu Constant: Vâng, Trường Sa thì mênh mông lắm mà tôi cũng mới chỉ đến được 10 hòn đảo và một nhà giàn thôi. Và hơn nữa, cuốn sách hơn 200 trang thì không thể nói hết được. Nhưng mà tôi thú thật rằng tôi đã rất cố gắng trò chuyện, phỏng vấn, ghi nhận những tình cảm của kiều bào dành cho những hòn đảo mà chúng tôi đã vinh hạnh được đặt chân đến.

Nhưng trên hết, tôi gắng nêu những đặc điểm của mỗi nơi như con người, cảnh vật, cuộc sống, hình ảnh kiêu hùng của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam dũng cảm, kiên trung luôn giữ vững tinh thần để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, của đất nước. Và cả mối quan hệ quân và dân trên những hòn đảo, trường học dành cho các cháu nhỏ có cha mẹ là các chủ hộ dân trên đảo nữa. Những ngôi chùa như là những cột mốc tâm linh vv..., tức là rất là khá đầy đủ. Ngoài ra tôi cũng nêu một số hoạt động của kiều bào Pháp hướng về Trường Sa.


Dịch giả, nhà văn Hiệu Constant trò chuyện với các y bác sĩ trên đảo Phan Vinh trong chuyến thăm quần đảo Trường Sa do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ ngoại giao) tổ chức cho đoàn kiều bào.

Tóm lại là đọc cuốn sách nhỏ của tôi, ai mà đã từng đi Trường Sa rồi thì sẽ có thể giữ lại được những kỷ niệm của mình được đóng khung trong các con chữ. Còn ai mà chưa đến Trường Sa thì sẽ có thể ít nhiều khám phá được vùng biển thiêng liêng này trong một cuốn truyện ký liền mạch như vậy. Theo tôi thì, dưới góc nhìn của một nhà văn kiều bào Pháp chắc chắn sẽ có sự khác lạ.

PV: Ký ức nào về Trường Sa sâu đậm nhất trong lòng chị?

Hiệu Constant: Với những đại biểu kiều bào chúng tôi được tham gia trong đoàn công tác số 10, thì bất cứ bất kỳ nơi nào mà chúng tôi đặt chân đến trên quần đảo Trường Sa thì đều trở thành những ký ức sâu đậm khó phai trong đời mình. Với cá nhân tôi, thì có lẽ hai sự kiện ghi dấu ấn nhất mà cho đến tận bây giờ đã ba năm trôi qua mà những hình ảnh đó, những âm thanh ấy vẫn luôn hiển hiện và văng vẳng trong đầu tôi.

Lần thứ nhất là khi đoàn làm lễ tưởng niệm và tri ân các cán bộ chiến sỹ đã hy sinh vì biển đảo Việt Nam và nhất là 64 chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma, phải nói là rất xúc động. Bây giờ tôi ngồi nói chuyện với chị như thế này, nhưng mà thực ra tôi cũng vẫn đang rất xúc động. Toàn đoàn đã tập trung trên bãi đáp trực thăng của tàu để làm lễ giữa biển trời mênh mang. Toàn đoàn mấy trăm người im phăng phắc, không gian thì thoang thoảng mùi hương trầm và chỉ có văng vẳng tiếng nhạc lễ thôi. Sau đó chuẩn đô đốc Đỗ Minh Thái đọc bài tri ân đối với các chiến sĩ. Giọng chuẩn đô đốc nghẹn ngào, còn các đại biểu thì cố kìm những tiếng nức nở. Và sau đó là đêm mà đoàn chúng tôi rời đảo Trường Sa lớn.

Có lẽ sẽ không một đại biểu nào quên được, những tiếng hát vang còn văng vẳng và những câu như Kiều bào yêu Trường Sa và từ dưới vọng lên là Trường Sa yêu kiều bào, cứ lưu luyến như thế. Những cánh tay vẫy. Và cả những giọt nước mắt trên những khuôn mặt đang cười.

Còn tôi thì lại có một kỷ niệm cá nhân hơn, đó là tại đảo Trường Sa đó tôi đã gặp được hai sĩ quan đồng hương Thường Tín của mình, đó là trung tá Nguyễn Văn Trường và thiếu tá Nguyễn Bá Đoàn. Thật vui và xúc động. Kể lại đây thì rất là dài. Nhưng tôi có kể một đoạn trong cuốn sách của mình. Trước khi sách được xuất bản thì tôi được tin là anh Trường đã ra quân về nghỉ hưu, còn em Đoàn thì đã về lại Cần Thơ nơi em đóng quân trước khi được phái đi chi viện cho Trường Sa. 

Xin cảm ơn nhà văn, dịch giả Hiệu Constant về cuộc trò chuyện này.

P.Hà

 

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

Nắng Cuối Chiều: Mưa sẽ tạnh, giông bão sẽ qua đi và mặt trời sẽ xuất hiện

 Hiệu Constant: mưa sẽ tạnh, giông bão sẽ qua đi và mặt trời sẽ xuất hiện

https://vovworld.vn/vi-VN/tap-chi-van-nghe/hieu-constant-mua-se-tanh-giong-bao-se-qua-di-va-mat-troi-se-xuat-hien-893620.vov

(VOV5) - Nhà văn Hiệu Costant, người Việt ở Pháp, vừa trình làng tập truyện ngắn Nắng cuối chiều, do NXB Dân trí ấn hành.

Đây là tập truyện ngắn đầu tiên, và hứa hẹn là dễ đọc, “ăn khách” hơn, sau một số truyện dài, tiểu thuyết của chị đã ra mắt bạn đọc trước đó.

“Nắng cuối chiều” với hơn 200 trang, gồm 8 tuyện ngắn, trong đó có những truyện được giới thiệu, được in, được đọc trên báo chí, trên một số kênh phát thanh, truyền hình trong nước. VOV5 phỏng vấn nhà văn Hiệu Constant về tập truyện ngắn này.

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây: 

  05:43            10:33         
 
 
Hiệu Constant: mưa sẽ tạnh, giông bão sẽ qua đi và mặt trời sẽ xuất hiện - ảnh 2
Hiệu Constant tốt nghiệp khoa Ngoại ngữ, khoa tiếng Pháp, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Hiện chị sinh sống, làm việc tại Pháp, là dịch giả của hàng chục đầu sách, và là tác giả của 5 tiểu thuyết, truyện dài  đã xuất bản trong nước "Côn trùng", "Đường vắng", "Đời du học", "À bientot… hẹn gặp lại" và "Tiếng dế" cùng tự truyện "Làm dâu nước Pháp".