Thứ Tư, 4 tháng 10, 2023

Hội thảo về tranh Hàm Nghi tại Pháp

 

Hội thảo về tranh Hàm Nghi tại Pháp




Hội thảo với sự tham gia nói chuyện của nữ Tiến sỹ Lịch sử Nghệ thuật Pháp, cháu năm đời hậu duệ trực tiếp của Vua Hàm Nghi, chị Amandine Dabat.

Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch. Ông thoạt đầu không nằm trong số các thái tử được truyền ngôi, mà sống cùng với mẹ ruột trong cảnh cơ hàn. Do chính biến thời cuộc, ông đã được tôn lên làm Hoàng đế dưới sự phụ chính của Tôn Thất Thuyết, vào ngày 2/8/1884, khi mới 13 tuổi. Sau nhiều thăng trầm trong phong trào Cần Vương, ông bị Pháp bắt và bị đi đày tại thành phố Alger, thủ đô của Algeria. Chính tại đây, ông đã khuây khỏa nỗi hoài niệm cố quốc bằng hội họa.

Trong một số bức tranh của mình, ngài ký tên Xuân Tử. Và theo các họa sỹ cùng thời thì ngài là một nghệ sỹ đích thực. Họa sỹ Nhật Bản Foujita đã bình phẩm về tranh của Hàm Nghi: "Những bức tranh của ngài ấy hết sức thú vị, tỏ rõ tính chất thực sự của người nghệ sỹ và nhất là một sự nhạy cảm tinh tế".

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

Tình Viễn Xứ của Hiệu Constant - CHẤT THƠ CỦA TÌNH NGƯỜI, TÌNH ĐỜI

 

CHẤT THƠ CỦA TÌNH NGƯỜI, TÌNH ĐỜI.

(Đọc tiểu thuyết Tình Viễn Xứ của Hiệu Constant)

Lương Thìn

Đọc một cuốn sách hay cũng như trò truyện với một người bạn thông minh” tôi tâm đắc câu nói này của đại văn hào Lép Tônxtôi, đặc biệt là khi tôi đã hơn một lần trò chuyện với nhà văn Hiệu Constant qua những cuốn sách của chị, và càng ngày thấy những cuộc trò chuyện như có nhiều thêm chất men say không dứt bởi mỗi cuốn sách của chị lại mang đến cho tôi một góc khám phá mới mẻ về người bạn thông minh này, nhất là với cuốn tiểu thuyết vừa ra mắt độc giả của chị: Tình Viễn Xứ- NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành 2023.

Hiệu Constant đã đưa bạn đọc đến một chân trời mới lạ thú vị, vì thế từ mở đầu đến kết thúc mỗi trang đều có sự hấp dẫn riêng.Vậy điều gì làm nên thành công của cuốn tiểu thuyết ấy? Với tôi đó là bởi chất thơ thấm đẫm qua nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Chất thơ chính là tính chất trữ tình - tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn.

 

Đọc “Tình viễn xứ” của nhà văn Hiệu Constant    

Hào Trần)

Tạp chí KIỀU BÀO VỚI QUÊ HƯƠNG

Cuộc đời viễn xứ luôn đầy ắp những bất ngờ, nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không thiếu những khó khăn. Nó hẳn sẽ làm thui chột những ý chí èo uột nhưng sẽ là cơ hội cho những tâm hồn cởi mở, cầu tiến, thích khám phá và tìm hiểu, sẵn sàng hòa nhập với cuộc sống và nền văn hóa mới.

THỜI GIAN NHƯ NGỪNG TRÔI TRONG NGÔI NHÀ CỦA BALZAC

 

THỜI GIAN NHƯ NGỪNG TRÔI TRONG NGÔI NHÀ CỦA BALZAC

Báo AN NINH THẾ GIỚI

Paris là một trong những thành phố nổi tiếng về Văn hóa đọc. Là nơi thường xuyên tổ chức những buổi lễ hội Sách, Hội chợ Sách, Triển lãm sách… Trung tâm Sách quốc gia Pháp, nằm ở quân 7, cũng thường xuyên tổ chức những cuộc trò chuyện của các nhà văn. Hàng năm vào mùa khai trường cũng là lúc khai mùa văn chương, các Nhà xuất bản cũng tổ chức các cuộc giao lưu giữa các nhà văn với các độc giả, Đại diện văn học… khiến khoảng cách giữa tác giả và độc giả không còn quá xa!

 Những nơi ở xưa của các đại danh hào được tu chỉnh để trở thành những tụ điểm văn hóa, nhà bảo tàng. Paris có Nhà Victor Hugo, Lâu đài Monte-Cristo… Đến thăm những nơi ở (Nhà bảo tàng) hôm nay, chúng ta được khám phá thêm khung cảnh sống, hầu như vẫn giữ nguyên trạng, những giai thoại, những thói quen làm việc, sở thích của nhà văn thời ấy. Những gì liên quan đến sự ra đời của các nhân vật, những bút tích bản thảo viết tay còn gạch xóa…

Vị trí những nơi ở này tùy thuộc nguồn tài chính của các nhà văn khi còn đương thời. Hôm nay chúng ta cùng tới thăm Nhà Balzac, giờ đây còn được gọi là Nhà bảo tàng Balzac.

Thăm Lâu đài Monte-Cristo, nhớ Alexandre Dumas

 

Thăm Lâu đài Monte-Cristo, nhớ Alexandre Dumas 

 

Báo An Ninh Thế Giới

«Ở ngay tại chỗ này này, anh hãy họa cho tôi một khu công viên theo kiểu Anh và ở phần trung tâm, tôi muốn có một tòa lâu đài theo phong cách Phục Hưng, đối diện là một biệt thự theo lối Gothique có dòng nước bao quanh… có những con suối chảy róc rách đêm ngày, và anh sẽ tạo cho tôi cả những dòng thác nữa nhé !» - Đó là những gì mà cha đẻ của Ba người lính ngự lâm đã ủy thác cho kiến trúc sư Hippolyte Durand nhân một chuyến đi dạo trong một công viên rộng 9 ha, ở thành phố Port-Marly thuộc tỉnh Yvelines, ngoại ô phía tây Paris hiện nay. Khi phát biểu điều này thì Alexandre Dumas vẫn còn cư trú ở thành phố Saint Germain-en-Laye, cách đó không xa. Khu đất ông vừa tậu được nằm trên một sườn đồi quay ra sông Seine, chế ngự khắp vùng, bao gồm những cánh đồng và rừng cây. Ông muốn cho xây tại đó một dinh thự theo phong cách của riêng mình. Và ông đã thuê một trong những kiến trúc sư nổi tiếng nhất thời bấy giờ là Hippolyte Durand để thiết kế bản vẽ và xây dựng.

Ở tuổi bốn mươi hai, khi cuối cùng Alexandre Dumas cũng đã đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của mình nhờ thành công vang dội của tuyệt tác Ba người lính ngự lâm thì ông vẫn còn muốn tiếp tục xây dựng một tuyệt tác nữa: một tòa lâu đài huyền thoại. Một tòa lâu đài trong đời thực, chứ không phải chỉ được miêu tả trên giấy qua những trang tiểu thuyết. Một tuyệt tác được ra đời, thuần khiết bước ra từ một trí tưởng tượng hết sức phong phú, một dự án gần như quá sức người, nhưng rõ ràng minh bạch, là hình ảnh của người đã sáng tạo ra nó: điên điên khùng khùng, nồng hậu và gần như hoang tưởng! Lâu đài Monte-Cristo.