Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Trung Vũ hầu Gia Cát Lượng: Tài đức song toàn

 

Trung Vũ hầu Gia Cát Lượng: Tài đức song toàn (P.1)

Trường Lạc | DKN 17/01/2022 631 lượt xem

https://www.dkn.tv/van-hoa/duc-do-van-vo-song-toan-cua-trung-vu-hau-gia-cat-luong-p-1.html

Gia Cát Lượng là một nhân vật tài đức mẫu mực trong lịch sử. Ông là hiện thân của trí tuệ và được hậu thế tôn xưng là Thánh để thờ phụng. Trong suốt cuộc đời, Gia Cát Lượng dùng toàn bộ tài trí của mình tận trung với đất nước. Sau khi mất, ông được thụy phong là “Trung Vũ hầu” – danh hiệu hoàn mỹ nhất dành cho quan viên thời cổ đại.

Lòng trung nghĩa tỏa sáng ngàn năm của Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng có 14 năm giữ chức thừa tướng. Trong đó, đặc biệt nhất là mười hai năm ông phò tá Hậu chủ Lưu Thiện, xây dựng một nước Thục hùng mạnh từ xuất phát điểm không chút ưu thế. Đỗ Phủ tại bài “Thục tướng” viết về Gia Cát Lượng có những câu thơ ca ngợi sự tận tâm của ông như sau:

“Tam cố tần phiền thiên hạ kế,
Lưỡng triều khai tế lão thần tâm.”

Diễn nghĩa:

Ba lần đến thăm khiến ông phải phiền muộn suy nghĩ kế sách thiên hạ
Tấm lòng của bậc công thần khai quốc làm nên sự nghiệp cho hai triều đại

Tranh vẽ Gia Cát Lượng. 

“Ba lần đến thăm” mà Đỗ Phủ nhắc tới là nói ba lần Lưu Bị tìm đến nhà Gia Cát Lượng để mời ông ra giúp sức. Trong số ba nước phân chia thiên hạ lúc bấy giờ, Thục quốc là quốc gia yếu nhất với đất đai nghèo nàn, dân chúng bần tiện thưa thớt. Nói cách khác, điều mà Lưu Bị phó thác cho Gia Cát Lượng chính là trọng trách xây dựng và duy trì cả một vương triều.

Kỳ thực, bản thân việc dựng lập và cai trị Thục quốc vào thời điểm đó đã là vô cùng khó khăn vất vả, mỗi bước đi đều phải trải qua đầy chông gai. Bởi lẽ lãnh thổ của Thục quốc là vùng Ích Châu mà Lưu Bị tiếp quản từ Lưu Chương. Nơi đây vốn là mảnh đất xấu, người dân nghèo khổ, cảnh sắc điêu tàn, đi tới đâu cũng chỉ thấy cỏ dại và đói kém. Vậy nên, việc có thể biến Thục quốc từ một nơi hoang phế thành một quốc gia thịnh vượng cũng đủ cho thấy tài năng hơn người của Gia Cát Lượng. Ông đã lấy đất của một châu, lấy sức dân vỏn vẹn mười vạn người để chống lại Tào Ngụy, hợp nhất Đông Ngô. Đối với Lưu Bị, Gia Cát Lượng có thể nói là hết lòng trung thành, tận lực phò tá. Ông luôn tự lấy mình làm gương mà hành xử, là một nhân tài đáng quý khó tìm.

Những người đầu tiên ca ngợi lòng trung nghĩa của Gia Cát Lượng là vua quan của nước Thục. Sau khi ông mất, Lưu Thiện (người kế vị Lưu Bị) đã biểu dương Gia Cát Lượng trong chiếu thư như một vị công thần khai quốc hết lòng giúp vua xây dựng và cai trị đất nước. Chúng đại thần khi dâng tấu thỉnh cầu Lưu Thiện lập đền thờ cho Gia Cát Lượng cũng viết: đức hạnh của Lượng vang danh khắp chốn, từ khi dựng nước cho đến cuối đời ông đã lập nên vô số công trạng. Đối với hoàng tộc, ông không có chút nào thiếu sót. Còn đối với chư hầu, ông chính là chỗ dựa cho cả triều đình.

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

Ý nghĩa và nội dung của thập nhị nhân duyên

 

Ý nghĩa và nội dung của thập nhị nhân duyên

Thập nhị nhân duyên là một giáo lý rất đặc thù, là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo, được đề cập nhất quán trong tất cả các kinh điển. Nhận thức rõ về học thuyết Thập nhị nhân duyên sẽ giúp Phật tử hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác như nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả...

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Kinh Phật 

Ý nghĩa của học thuyết thập nhị nhân duyên

Đối với những đệ tử Phật, có căn cơ quán sát nhân duyên, thì Phật dạy 12 nhân duyên phát khởi ra luân hồi, để các đệ tử ấy tu tập theo và chứng quả Duyên giác.

Thập nhị nhân duyên là phép tu hành của Duyên giác thừa, phép này chủ yếu quán sát tất cả các sự vật, cho đến luân hồi, đều do nhân duyên mà phát khởi, nhân duyên hội họp thì gọi là sanh, nhân duyên tan rã thì gọi là diệt, sự thật vốn không có cái gì sinh, cái gì diệt cả.

Trước khi Phật ra đời, cũng đã có nhiều vị tu hành giác ngộ được đạo lý nhân duyên, ra khỏi luân hồi, đó là các vị Độc giác.

Các vị Độc giác thường quán tất cả các sự vật, dù thân hay cảnh, dù sống hay chết, đều do các duyên hội hợp mà hóa thành như có, chứ không phải thật có. Các vị thường quán các sự vật, chỉ có tánh đối đãi, chứ không có tự tánh. Ví dụ như tờ giấy, nó có những tính cách là mỏng, là vuông, là trắng, những tính cách đó đều là đối đãi, vì mỏng đối với dày mà có, vuông đối với cái không phải vuông mà có, trắng đối với cái không phải trắng mà có, lại tờ giấy là vật có hình tướng, cũng có đối với không mà thành, rõ ràng tờ giấy chỉ có những tính cách đối đãi, ngoài những tính cách ấy ra, thì không chỉ thế nào là tờ giấy được.

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

Tự nguyện biến thành cánh nhạn đưa Trường Sa đến với Quốc Tế

Tự nguyện biến thành cánh nhạn đưa Trường Sa đến với Quốc Tế

(Báo điện tử Vietnamnet)

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/media/tu-nguyen-bien-thanh-canh-nhan-dua-truong-sa-den-voi-quoc-te-795388.html?fbclid=IwAR1KFEQI-bSZDfdDBot3yCrpcUWRB4uJWYz9ug7LTMxGFHPkN5FaITOGTiY

Vietnamnet: Nhà văn, dịch giả Việt kiều Hiệu Constant, SN 1971, quê quán huyện Thường Tín, Hà Nội. Hiện bà đang sinh sống và làm việc tại Pháp. Bà cũng là nhịp cầu nối giữa nền văn học Pháp với độc giả Việt Nam với hơn 50 tác phẩm dịch và nhiều tiểu thuyết có giá trị. Tác phẩm “100 năm tấm lòng hướng về Tổ quốc” của bà là 1 trong 50 tác phẩm được lựa chọn và trao giải báo chí viết về tấm gương "Dân vận khéo" năm 2019…

1. Phóng viên Vietnamnet: Trường Sa một nơi mà nhiều người ước ao được đến một lần trong đời chị đã từng ra Trường Sa chắc hẳn đó là một sự may mắn và kỷ niệm đẹp. Chị có thể chia sẻ đôi điều về chuyến đi đặc biệt này?

Nhà văn, dịch giả Việt kiều Hiệu Constant: Vâng, đây quả là một chuyến đi đặc biệt, trong cuộc đời mỗi người con dân Việt, nhất là với những kiều bào như chúng tôi. Phải nói đây là một sự may mắn hiếm có, và những gì đã được trực tiếp chứng kiến và thâu nhận tại đó sẽ đi theo chúng tôi suốt cuộc đời này. Một kiều bào trở về quê hương mình tại Đất liền đã xúc động, huống hồ được ra thăm miền đất thứ tư của Tổ Quốc này. Hành trình 10 ngày, thăm nhiều đảo và nhà giàn DK1, đến bất cứ đâu, trong tôi cũng đều ngập tràn những cảm xúc. Chỉ trong mười ngày mà tôi như sống cả nhiều cuộc đời, vui có, buồn có, những nụ cười tươi và cả những giọt nước mặt ngậm ngùi! Tôi nghĩ và hi vọng chuyến thăm Trường Sa đã khiến một số người thay đổi nếp nghĩ, cách sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật, trong đó có tôi! Những lo toan về đời sống vật chất không còn quá quan trọng nữa, bởi trong đời có nhiều thứ thiêng liêng hơn. Tinh thần đoàn kết và chia sẻ được khơi dậy nơi nhiều người! Vâng, đó quả là những kỷ niệm đẹp và những thời khắc khó quên trong đời.