Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Cảnh giới trí tuệ: Núi cao không lời, nước sâu không sóng

 Cảnh giới trí tuệ: Núi cao không lời, nước sâu không sóng

Người sống nơi thế gian, tâm trí cần thoáng đạt một chút, được – mất xem nhẹ một chút, mục tiêu giảm xuống một chút, tâm danh lợi ít đi một chút, cân nhắc suy nghĩ vì người khác nhiều hơn một chút. Đây chính là cảnh giới của trí tuệ.

Lòng tham là thứ đáng sợ nhất, không những chỉ phá hủy, hủy hoại đi những thứ hữu hình, mà còn có thể làm đảo loạn thế giới nội tâm của bạn, khi đứng trước tâm tham lam còn khiến lòng tự tôn cùng những nguyên tắc bạn tuân thủ đều có thể sụp đổ.

Ngu si cùng cố chấp, oán cùng hận, sẽ chỉ làm cho tâm trí quay cuồng, khiến người bất an. Buông xuống những “có – không”, “đúng – sai”, tâm trí mới có thể thông suốt, nhẹ nhõm tự nhiên và đẩy xa tâm vô minh ngu si. Thiên đường và địa ngục chỉ cách nhau có một niệm, một khi phiền não buông xuống liền sẽ hóa thành tâm bồ đề, suy nghĩ một khi đã chuyển biến tâm tình liền trở thành bầu trời quang tạnh.

"Dưới chân Hòn Dáu": Mãi mãi một tình yêu


"Dưới chân Hòn Dáu": Mãi mãi một tình yêu

http://vov6.vov.vn/doc-truyen-dem-khuya/duoi-chan-hon-dau-mai-mai-mot-tinh-yeu-c11-32629.aspx?fbclid=IwAR3Ufl4ZKWI_jh7R3u9bGYiriCDaXxGARtwEJoHjuwVQADOa2itPeD9qscM

(Bấm vào link để nghe)

VOV6 - Nhà văn Hiệu Constant từng chia sẻ, ngay từ nhỏ, chị đã rất thích nghe chương trình Đọc truyện đêm khuya trên Đài Tiếng nói Việt Nam, và chị rất thích giọng đọc của các phát thanh viên trong chương trình này. Trong đêm thanh vắng, giọng đọc từ chiếc đài vô tri phát ra nhưng lại thấm đẫm tình người, khi thì thăm thẳm xa vời, lúc lại thì thầm như đang tâm sự với chính khán thính giả, họ như đang ở cạnh ta vậy. Truyện ngắn Dưới chân Hòn Dáu ra đời từ một tình cảm như vậy. Toàn bộ câu chuyện Dưới chân Hòn Dáu như toát lên điều gì đó huyền bí, thầm thì, mơ hồ xa vắng nhưng thực chất lại rất gần gũi qua cách kể của tác giả. Cuộc hẹn hò của Loan và Tuấn, đôi con người tưởng như chưa quen nhưng thực chất họ lại là người yêu của nhau, chỉ xa cách nhau có mấy chục năm. Lúc đầu là chương trình trò chuyện giữa đài phát thanh với khán thính giả trong đêm muộn. Hai nhân vật: Loan là nhà báo trực tổng đài và Tuấn là thính giả gọi đến, họ được mặc định là chưa hề gặp nhau, nhưng qua cuộc đàm thoại thì người đọc người nghe dần nhận ra hình như họ đã từng quen biết nhau từ lâu. 

Chạm vào ngàn năm

 

Chạm vào ngàn năm 

(Báo Hà Nội Mới 10.11.2019)

https://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/van-hoa/821564/cham-vao-ngan-nam

Đã nghe nhiều huyền thoại về chùa Tây Phương, tôi tự nhủ lòng sẽ có lần ghé thăm và vãn cảnh nơi đây. Trăm hay không bằng mắt thấy, mắt thấy không bằng cảm nhận, và lần hồi hương vừa qua, tôi đã được toại nguyện.


Mới sáng sớm tôi đã náo nức lên đường. Trời Hà Nội hôm ấy mưa rất to, nhưng tôi vẫn đi ! Tôi dùng xe mô tô, được đi trong mưa dưới vùng trời quê hương như ngày xưa là một diễm phúc đối với tôi! Đã lâu lắm tôi không được hưởng niềm vui ấy và nhoẻn cười khi phát hiện rất nhiều người đi xe máy với cái cái túi ny lông bọc chân – họ bảo vệ đôi giày, còn tôi thì không! Mưa như trút, tôi dừng xe tại Mỹ Đình để dốc nước khỏi giày và đợi bạn.

Trời ngớt dần và bạn đã đến, giày của tôi đã ráo nước và chúng tôi lên đường. Xe chúng tôi bon nhanh trên chặng đường gần ba chục kilomet. Càng đến gần chùa thì phong cảnh càng gần gũi với thiên nhiên hơn, mặc dù đã đô thị hóa khá nhiều. Hai bên đường lác đác những thửa lúa đã chín xen lẫn những nơi đã gặt, chỉ còn trơ gốc rạ. Lác đác vài đầm sen nhỏ. Sen mùa này đã rũ lá, để lộ những cọng khẳng khiu đỡ những chùm lá đã gục úa, đen đúa…

Thiện lương là tấm vé thông hành có giá trị nhất

 

Trên không thẹn với Trời, dưới không lỗi với người, thiện lương là tấm vé thông hành có giá trị nhất


Trong cuộc đời mỗi người, tự thân đã có một điều vô giá mà không mấy ai biết được, cũng không mấy người quan tâm để ý đến nó. Đó chính là một tâm hồn thiện lương, một trái tim nhân hậu, nó chính là thứ mà không có tiền bạc nào trên thế gian có thể mua được.

Khi một người có đủ đầy sự thiện lương, người đó sẽ có được niềm vui và hạnh phúc, thiện lương cũng chính là tấm vé thông hành có có giá trị nhất. Con người có được nó có thể đến bất kỳ đâu mình muốn, đi đến đâu cũng được hoan nghênh đón tiếp.

Nếu người người đều làm việc thiện, nhà nhà đều làm việc thiện thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu. Người nhân hậu biết cách đặt mình vào vị trí của người khác mà lo nghĩ cho họ, dốc hết sức mình để làm những gì có thể được cho người khác. Vậy nên khi tiếp xúc với những người nhân hậu thì chúng ta không phải đề phòng. Họ sẽ luôn biết nghĩ tới bạn, và tìm cách giúp đỡ khi bạn cần.

Có một câu châm ngôn viết rằng: “Sống trên đời hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục.” Mỗi người hãy luôn luôn để mắt xem người khác đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo, không cần khoe mẽ cho mọi người biết, người có tấm lòng nhân hậu sẽ khiến những người khác ngưỡng mộ và kính trọng.

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

Trao giải Sinh viên xuất sắc UEVF

 

Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp trao giải Sinh viên xuất sắc UEVF năm 2019

(Bào Đạo Đoàn Kết 25.07.2021)

http://daidoanket.vn/trao-giai-sinh-vien-xuat-sac-uevf-5659005.html

Vui, hồ hởi và tự hào, đó là cảm nhận của các ứng cử viên may mắn trong kỳ xét giải thưởng Sinh viên xuất sắc UEVF năm 2019, cũng như của tất cả các khách tham dự lễ trao giải. Thành quả học tập và nghiên cứu của những người đoạt giải phải nói là hết sức ấn tượng, qua đó mà ta thấy được những nỗ lực và cố gắng của họ.

Ngày 20 tháng 07 vừa qua, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp nằm ở quận VIII thành phố Paris đã diễn ra lễ trao giải thưởng dành cho chín sinh viên và nghiên cứu sinh xuất sắc đang du học tại Pháp năm 2019. Giải thưởng lẽ ra đã được trao vào năm 2020 nhưng do dịch Covid kéo dài nên hiện giờ mới tổ chức. Giải thưởng do Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) tổ chức với sự ủng hộ của hội Chuyên gia và trí thức Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Tham dự buổi trao giải, ngoài các cá nhân đoạt giải, có ông Đinh Toàn Thắng - đương kim Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp, và bà Lê Thị Hồng Vân - Đại sứ Việt Nam bên cạnh Unesco, cùng các đại diện của UEVF và AVSE Global.

Trường Sa trong trái tim kiều bào

 Trường Sa trong trái tim kiều bào

 https://baokhanhhoa.vn/van-hoa/202109/truong-sa-trong-trai-tim-kieu-bao-8229071/?fbclid=IwAR2ycxczFjSKWEg-moWfGkqIVl-F8wI9GkIqbTB6FwR4MpOzKIGQ2j_PNPc

Nhà văn, dịch giả Hiệu Constant vừa ra mắt bạn đọc cuốn truyện ký “Kiều bào với Trường Sa” (Nhà xuất bản Dân Trí, tháng 4-2021). Đây là cuốn sách khá sinh động viết về Trường Sa và những tình cảm sâu nặng của kiều bào ta ở nước ngoài đối với vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.


Là nhà văn Việt Nam sống và làm việc tại Pháp, vào tháng 4-2018, Hiệu Constant đã may mắn được về Việt Nam và tham gia chuyến đi thăm đảo Trường Sa trong 10 ngày cùng gần 70 kiều bào khác đang sống, làm việc ở 24 quốc gia trên thế giới. Hành trình của chuyến đi cùng con tàu Hải quân KN491 từ cảng Cam Ranh đến các đảo chính là nguồn cảm hứng để tác giả viết nên cuốn sách dày hơn 180 trang.

Chuyện chống dịch viêm phổi cấp ở Paris

 

Chuyện chống dịch viêm phổi cấp ở Paris

(Người Pháp ứng phó với nạn dịch viêm phổi cấp tính Coronavirus)

 (Báo Cảnh sát toàn cầu số 501, ra ngày 11.02.2020)

https://cand.com.vn/Muon-mau-cuoc-song/Chuyen-chong-dich-viem-phoi-cap-o-Paris-i553940/

Dịch viêm phổi cấp do Coronavirus/nCoV đang ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp và đang lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã ra lệnh khẩn toàn cầu. Và Chính phủ Pháp và Tòa thị chính Paris cũng đã ra các sắc lệnh và huy động mọi biện pháp để ngăn ngừa và phòng chống nạn dịch này. Theo thông tin mới nhất vào ngày 04/02 thì Pháp hiện đã phát hiện 6 trường hợp dương tính với nCoV, và các nạn nhân đã ngay lập tức được chuyển đến phòng cách ly và được chăm sóc đặc biệt. Chưa có trường hợp tử vong nào do nCoV tại Pháp.

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

Khám phá di tích trong ngõ nhỏ, phố nhỏ ở Paris

 

Khám phá di tích trong ngõ nhỏ, phố nhỏ ở Paris

 (báo Hà Nội Mới, số ra từ hôm 29/08/2020)


           Ngoài những điểm du lịch di sản nổi tiếng, Paris cũng có những điểm đến dễ chịu và thú vị khác trong những ngõ nhỏ, phố nhỏ, ghi dấu ấn đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Có thể kể đến Khu Gobelins quận 14, 75014. Nhà hàng Foyer Việt Nam nằm trên quận V Paris là địa điểm ẩm thực Việt Nam yêu thích của kiều bào Việt và rất đông khách quốc tế cũng như bạn bè Pháp. Sau bữa cơm đậm đà chất Việt, bạn có thể đi dạo quanh đây. Khu vực này cũng là nơi Nguyễn Ái Quốc từng sống và làm việc trong thời kỳ đầu người lưu trú tại Paris. Từ phố Marcadet đến ngôi nhà số 6 phố Gobelins thuộc quận V, rồi đến con phố nhỏ mang tên phố Du Marché des Patriarches cạnh đó. Tại đây, nơi con phố nhỏ này, dưới một căn hầm ngầm mà giờ đây đã trở thành một phòng thể thao dành cho trẻ em, Bác đã làm công việc của một thợ rửa ảnh, rồi những trang đầu của tờ báo Le Paria (Người cùng khổ), một tờ báo châm biếm đả kích chế độ thực dân Pháp, cũng ra đời ngay tại căn hầm mà người chủ bút không ai khác là Nguyễn Ái Quốc. 

Paris – thành phố lưu giữ những ký ức về vị lãnh tụ của cách mạng Việt Nam

 

Paris – thành phố lưu giữ những ký ức  về vị lãnh tụ của cách mạng Việt Nam

(Báo Hà Nội Mới, số ra từ hôm 29/08/2020) 


Paris vào thu thật tuyệt, những hàng cây bên đường đã bắt đầu đổi màu, chỗ nhẹ vàng óng ả, nơi khác lại đỏ rực. Trong các công viên, bên kè sông Seine, trên đường phố, tại các điểm du lịch nổi tiếng, khách tham quan vui vẻ dạo bộ dưới màu nắng của buổi chiều thu. Với riêng tôi, nhiều địa điểm du lịch di sản nổi tiếng của Pháp còn mang đến một trải nghiệm xúc động khác, gắn liền với ký ức về nền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Có thể kể tới nhiều địa chỉ thu hút khách tham quan ở Paris mùa thu này như Vườn Luxembourg, quảng trường Sorbonne, đại lộ Saint-Michel, đại lộ Saint-Germains, khu Latin, Nhà thờ Đức bà, đồi Montmartre, xa hơn một chút ở vùng ngoại ô là lâu đài Versailles, lâu đài hoàng gia Pháp, một trong những nơi được du khách tới thăm nhiều nhất trên thế giới…  

Lâu đài hoàng gia Versailles nằm ở thành phố Versailles, vốn là nơi ở của nhiều đời Vua Pháp, từ Louis XIII cho đến Louis XVI. Nơi đây là biểu tượng cho quyền lực thượng đẳng của các triều đại quân chủ Pháp. Lâu đài nằm trong một quần thể vườn thênh thang, con kênh dài thẳng tắp, những bồn nước và những bức tượng mĩ miều cùng các công trình kiến trúc cực kỳ đồ sộ, lộng lẫy. Nhưng trên hết, nơi đây mang đậm dấu ấn của lịch sử Pháp cũng như là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng đối với các dân tộc trên thế giới và đã được UNESSCO công nhận là di sản thế giới.

Các băng đảng tại Tây Ban Nha và Pháp đưa người nhập cư trái phép để trồng cần sa

Các băng đảng tại Tây Ban Nha và Pháp đưa người nhập cư trái phép để trồng cần sa

(Báo CẢNH SÁT TOÀN CẦU số 532 ra ngày 15/09/2020)

Tờ nhật báo La Vanguardia, tờ báo lớn thứ hai của Tây Ban Nha có trụ sở tại thành phố Barcelona đăng tải thông tin vào ngày mùng 9 tháng 9 năm 2020, đã trích đăng bản báo cáo của cảnh sát xứ Catalogne liên quan các băng đảng mafia đã bóc lột những người Việt Nam di cư trái phép, dưới hình thức bắt họ trồng cần sa và đối xử với họ trong những điều kiện bị coi như là những kẻ nô lệ, trong rất nhiều trang trại ở Tây Ban Nha.

Theo bài báo: “Cần sa là loại ma túy bị thu giữ nhiều nhất ở Catalogne trong từ 8 năm nay. Bất kỳ chiến dịch nào của cảnh sát nhằm truy quét một tổ chức tội phạm thì trước sau đều liên quan đến cần sa. Đây là điều không thể tránh khỏi. Loại thực vật độc hại này đã ăn sâu bám rễ vào các băng đảng mafias truyền thống đến mức ngày càng có nhiều tội phạm dám lao vào kinh doanh mặt hàng này.”

Bản báo cáo về Thị trường Cần sa ở vùng Catalonge, do đội cảnh sát Mossos d'Esquadra đưa ra và tờ nhật báo La Vanguardia này đã cung cấp rất nhiều thông tin. Bản báo cáo đã tập hợp 150 mạng lưới tội phạm buôn bán cần sa bị triệt phá ở Catalonia trong vòng sáu năm qua. Một mạng lưới mà các nhà phân tích tập hợp thành nhóm theo quốc tịch, đã tiết lộ một số điều khiến bạn đọc tò mò như sự có mặt của những công dân Việt Nam bị mắc kẹt trong các đường dây vượt biên trái phép này và bị bọn cầm đầu bóc lột một cách thậm tệ. Những công dân Việt Nam này bị buộc phải làm việc tại các “trang trại” trong điều kiện hết sức nghiệt ngã để trang trải số tiền khi họ được chuyển đến Tây Ban Nha. Họ là nạn nhân của các băng đảng mafias Trung Quốc. Các băng nhóm này dịch chuyển họ đi khắp châu Âu, chúng lợi dụng sự cẩn thận chuyên cần và kiên nhẫn của những người Việt Nam này khi biết họ có thể trồng và chăm sóc tốt cho cây cần sa.

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Đời sống tại Pháp sau gần sáu trăm ngày sống cùng dịch Covid-19

 

Đời sống tại Pháp sau gần sáu trăm ngày sống cùng dịch Covid-19

 (Báo An Ninh Thế giới, số 2.106, ra ngày 25.08.2021)

Đại dịch Covis-19 tràn đến trái đất như một cơn gió hoang, để lại hậu quả nặng nề về cho nhân dân trên toàn thế giới nói chung và nước Pháp nói riêng. Những ca dương tính đầu tiên được phát hiện tại Pháp vào ngày 24 tháng Một năm 2020. Nạn dịch Covid-19 đã khiến nhiều thói quen của người dân bị thay đổi. Thoạt đầu nhiều người khá lúng túng trước sự kiện đột ngột này nhưng sau gần sáu trăm ngày, dù muốn dù không họ đã dần thích ứng với cuộc sống mới, dẫu sự chật vật là không thể tránh khỏi.

Đời sống chung tại Pháp

Sau gần sáu trăm ngày vi rút corona hoành hành, cuộc sống trên toàn bộ nước Pháp cũng như phần còn lại trên thế giới đã bị thay đổi rất nhiều. Chúng ta đã trải qua từ choáng váng, suy sụp đến dần dần gượng đứng dậy. Dịch Covid-19 ngày càng hoành hành dữ dội buộc đương kim Tổng thống Pháp Emmanuelle Macron đăng đàn thông báo ba đợt cách li tại gia trên toàn quốc, đợt một từ 17 tháng 3 đến 11 tháng 5, đợt hai từ 30 tháng 10 đến 15 tháng 12 năm 2020. Đợt ba từ 03 tháng 4 đến ngày 03 tháng 5 năm 2021. Lúc đầu thực sự rất khắt khe rồi sau đó dần nới lỏng. Ví như người dân chỉ được phép ra khỏi nahf đi dạo tỏng bán kính 100 m, sau đó là 1 km, và sau nữa là 10 km. Cùng lúc, để tránh sự cách li tại gia kéo dài, gây nhiều bức xúc trong dân chúng và cũng nhằm từng bước phục hồi kinh tế, Chính phủ Pháp đã quyết định gỡ bỏ cách li tại gia nhưng ra lệnh giới nghiêm, có nhiều đợt và lúc đầu từ 18h hôm trước cho đến 7h sáng hôm sau, sau đó cũng nới dần đến 20h rồi gỡ bỏ hẳn. Cho đến thời điểm này, người dân Pháp dần quen với cuộc sống « sống chung với Covid-19 » bởi họ ý thức được rằng vi rút Covid-19 vẫn âm thầm hiện hữu ở khắp nơi. Tính đến ngày 15 tháng Tám năm 2021, liên quan đến dịch Covid, những con số được tổng kết sơ bộ tại Pháp : Số ca dương tính 6. 449 863 ; số ca đã được chữa khỏi : 5. 881 325 và số ca tử vong là 112 612. 

NHỮNG TẤM LÒNG LUÔN HƯỚNG VỀ TỔ QUỐC

   NHỮNG TẤM LÒNG LUÔN HƯỚNG VỀ TỔ QUỐC

(Báo Văn Nghệ Công An, số 566 ra ngày 2.9.2021)

Tôi đọc tập truyện ký Kiều bào với Trường Sa của nhà văn Hiệu Constant trong tâm thế của một người chưa bao giờ được đặt chân đến Trường Sa, chỉ hình dung ra quần đảo thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió này qua báo, đài, qua những bài thơ khúc nhạc. Tập truyện ký dung lượng vừa phải - gần 200 trang cả minh họa bằng hình ảnh đã dẫn dắt tôi đến Trường Sa theo một con đường khác: Con đường đồng hành với gần bảy mươi kiều bào trở về từ hai mươi bốn quốc gia trên khắp thế giới qua lộ trình hơn 1000 hải lý và 10 ngày đến với Trường Sa của kiều bào.

Nhà văn  Hiệu Constant quê ở Thường Tín (Hà Tây cũ) - Hà Nội. Chị theo chồng sang Pháp từ năm 1998. Là một kiều bào sống tại Paris hoa lệ, nhưng tấm lòng chị luôn hướng về đất mẹ Việt Nam. Theo dấu chân chị trong suốt cuộc hành trình, người đọc bị dẫn dụ bởi một lối kể chuyện tâm tình thủ thỉ, văn phong giản dị, ghi chép chắt lọc tinh tế. Từ những câu chữ mộc mạc những liên tưởng sâu xa, giàu hình ảnh người đọc cảm nhận được con người và cuộc sống ở Trường Sa cũng như tình cảm của đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc hướng về quê hương xứ sở.