Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Nối dài vòng tay yêu thương và tinh thần Việt ở Paris


Nối dài vòng tay yêu thương và tinh thần Việt ở Paris


Chủ nhật ngày 17 tháng tư năm 2016, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, số 19 phố Albert thuộc quận XIII Paris, các bạn trẻ yêu nhạc rock Việt và Hội người Việt Nam tại Pháp đồng tổ chức buổi nhạc Rock với tiêu đề  “Trần Lập- Lửa Rock sống mãi" để tưởng niệm một tháng ngày ca sỹ-nhạc sỹ này đã vĩnh viễn ra đi, tôi cũng nhận được giấy mời tham dự.
Nói đến Rock, chúng ta ngỡ sẽ chỉ có các bạn trẻ yêu thích thể loại âm nhạc này, như cô MC xinh đẹp duyên dáng của buổi biểu diễn đã tâm sự rằng đa phần giới trẻ và nhất là giới sinh viên Việt Nam hiện này đều sinh ra và lớn lên với nhạc Rock... Nên tôi đã hơi ngỡ ngàng bởi đến tham dự sự kiện còn có khá nhiều các cô bác cao tuổi và nhiều bạn Pháp cũng đến chia sẻ.
Buổi biểu diễn nhạc Rock hôm ấy không có ca sỹ chuyên nghiệp, mà chỉ là các bạn hoặc anh chị em yêu nhạc Rock, yêu Trần Lập và ban nhạc Bức Tường, tham gia... Sau khi đã đứng lặng một phút tưởng niệm thì hội trường Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam đôi lúc như rung lên dưới những bản nhạc rock hay nhất của Trần Lập, nhưng thi thoảng cũng lặng đi để nghe ai đó kể lại một kỷ niệm sâu đậm về ca sỹ. Những lời tự sự tâm tình của các bạn trẻ khiến tôi hiểu thêm về con người và những suy nghĩ của Trần Lập. Trần Lập qua đời ở tuổi 42, độ tuổi vốn được coi là sung sức và tràn ngập những ý tưởng chín muồi trong cuộc đời một con người làm nghệ thuật, thật tiếc cho anh và cho những bạn yêu nhạc Rock. Qua những ca khúc của anh, ta thấy nổi bật hơn hết là tinh thần Việt. Trần Lập là một trong những người đưa nhạc Rock vào Việt Nam, tôi thấu hiểu những khó khăn và trải nghiệm ban đầu của anh để dẫn đến thành công và gây dựng được sự yêu mến và hâm mộ của khán thính giả.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Phỏng Vấn Hiệu Constant về tác phẩm "À Bientôt..."

Phỏng Vấn Hiệu Constant về tác phẩm "À Bientôt..."
Đài Tiếng Nói Việt Nam, trong chương trình văn nghệ, mục Dành cho Đồng bào Việt Nam ở xa Tổ Quốc.
Ngày 23 tháng 4 năm 2016.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Hiệu Constant và tiểu thuyết mới À bientôt - Hẹn gặp lại

Hiệu Constant và tiểu thuyết mới À bientôt - Hẹn gặp lại
Bài phát và đăng trên trang của đài tiếng nói Việt nam VOV phát ngày 23/04/2016

26 Tháng Tư 2016 - 14:43:20
(VOV5)- Hiệu Constant cho biết, đây là tác phẩm chị nung nấu từ rất lâu, một tác phẩm như cuộc hội thoại về văn hóa đông tây mà đại diện là nước Pháp và Việt Nam.

Mấy năm trở lại đây, tên tuổi Hiệu Constant được bạn đọc Việt Nam biết tới với vai trò dịch giả của nhiều đầu sách Pháp nổi tiếng sang tiếng Việt, cũng như là tác giả những cuốn tiểu thuyết Đường vắng, Côn Trùng, Đời du học. 
A Bientôt vừa ra mắt tại Việt Nam, do Bách Việt và Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành. Hiệu Constant cho biết, đây là tác phẩm chị nung nấu từ rất lâu, một tác phẩm như cuộc hội thoại về văn hóa đông tây mà đại diện là nước Pháp và Việt Nam. Tác phẩm này xuất phát từ "duyên gặp gỡ kỳ ngộ" với một nhân vật mà tác giả rất ngưỡng mộ, nhưng như Hiệu Constant tâm sự:"Nội dung tác phẩm hoàn toàn hư cấu. Cuốn sách này hoàn toàn khác với những cuốn trước đây của tôi, khác cả về mặt văn phong và cách thể hiện. Khi viết xong tác phẩm tôi cảm thấy mệt mỏi, trống rỗng và sợ. Bởi vì tình cảm của mình tôi dồn vào đấy rất nhiều và có những trang viết tôi vừa viết vừa quá thương nhân vật của mình và đã khóc vì thương cảm cho thân phận của họ. Tôi muốn viết một tác phẩm nào đó có sự đan xen của hai nền văn hóa, ví dụ như trong tác phẩm này là sự giáo dục: giáo dục con cái, giáo dục học đường…Nhưng phải tìm ra sự kiện, nhân vật sao cho phù hợp. Cách đây một thời gian tôi tìm ra nhân vật của mình và tôi bắt đầu bắt tay vào viết tác phẩm. Khi tôi tìm thấy hai nhân vật của mình, họ xứng tầm và có thể đại diện cho mỗi một nền văn hóa để nói lên suy nghĩ mà họ có thể đại diện."

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Bạo Lực Tác phẩm mới của Karine Giebel

Giới thiệu tác phẩm Bạo Lực


Một gia đình giàu có (Reynier) sinh sống tại một biệt thự trong một thành phố nhỏ gần Nice. Ngôi nhà lộng lẫy là ước mơ của bao người.
Armand Reynier là bác sỹ phẫu thuật, Giám đốc một bệnh viện tư của chính ông, một bác sỹ tài giỏi, hào hoa và thành đạt.
Charlotte Reynier một thiếu phụ xinh đẹp quyến rũ,
Maud Reynier, một thanh nữ xinh đẹp, sinh viên văn khoa,
Luc Garnier 26 tuổi với cặp mắt màu xanh lục, rắn rỏi lực lưỡng, thông minh, đẹp trai hào hoa…. Hành nghề vệ sỹ,
Marianne, một cô gái thông minh dịu dàng và đa tình, là bạn gái của Luc. Liệu cô ấy có tồn tại thật không, hay chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng ?
Amanda, một cô gái lai Pháp-Việt là quản gia của gia đình Reynier.
Mở đầu truyện là một lời giới thiệu đầy bí ẩn khơi gợi sự tò mò của bạn đọc về nhân vật này, và chỉ khi đọc đến trang cuối, chúng ta mới hiểu được nhận vật đó là ai ?

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Chuyến bay không tới đích

Giới thiệu tác phẩm Chuyến bay không tới đích


Viện Hàn lâm Pháp thường trao giải thường Grand Prix de l’académie cho những tác phẩm kịch tính, mới mẻ trong cách đề cập vấn đề của tác giả và nhất là cốt truyện thường gần gũi với đời sống thật. Trung thành với tiêu chí truyền thống của mình, năm nay trong hàng trăm cuốn tiểu thuyết dự giải, họ đã chọn được một tác phẩm tiêu biểu nhất.
Đó là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn trẻ Pháp Adrien Bosc có tên Chuyến bay không tới đích.
Gần đây những vụ tai nạn báy bay đã xảy ra càng ngày càng thường xuyên hơn, và vụ nào cũng thảm khốc và gây đầy đau thương cho những người ở lại. Nhưng chuyến bay không tới đích ngày 27 tháng mười năm 1949 ấy đã ghi dấu ấn đậm trong lịch sử hàng không cũng như dân tộc Pháp. Bị kiệt quệ sau cuộc Đại chiến thế giới thứ II, phải gò mình khắc phục những hậu quả nên bất kỳ niềm vui nào cũng khiến họ hân hoan và Marcel Cerdan đã góp phần vào niềm vui ấy. Năm trước, anh đã vô dịch hạng trung của môn quyền anh, một môn thể thao mà thời kỳ ấy, người Mỹ luôn đứng đâu trên thế giới. Năm sau, anh tiếp tục sang Mỹ đấu để bảo vệ ngôi vị của mình, và chuyến bay chở anh đi đã không bao giờ tới đích...
Constellation là tên của chiếc máy bay đêm ấy, một chuyến bay định mệnh đã đi vào lịch Pháp. Sự ngẫu nhiên là gì? Tại sao đến một lúc nào đó nó lại xuất hiện? Làm thế nào để phân biệt được nó từ sự cần thiết, sự trùng hợp và định mệnh đây? Trong tác phẩm của mình tác giả trẻ Adrien Bosc đã ra đặt những câu hỏi này và tìm hướng giải thích và cố gắng hiểu qua chuỗi luật nhân quả nào mà một con đại bàng sắt chinh phục bầu trời lại đột ngột biến thành một nấm mồ kim loại.
Năm 1949, máy bay Constellation chở trong mình nó gần năm chục du khách, ngoài hai nhân vật nổi tiếng Marcel Cerdan – người tình yêu mến của “Sơn Ca” Pháp Edith Piaf, và nữ nhạc công vỹ cầm huyền thoại Ginette Neveu, nhưng những hành khách khác thì sao? Trên chuyến bay đó, còn có nhà sáng chế ra đồng hồ Mickey, những người chăn cừu xứ Basque, một họa sỹ, một nữ công nhân đánh ống chỉ trong nhà máy dệt ở tỉnh Mulhouse, một người đàn ông li dị ra đi để gặp lại vợ mình... Và tất cả những số phận ấy đã bị gián đoạn, tan vỡ một cách bất ngờ và đột ngột...

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

NHỮNG NĂM THÁNG LÀM ĐẠI SỨ TẠI VIỆT NAM

NHỮNG NĂM THÁNG LÀM ĐẠI SỨ TẠI VIỆT NAM
Hồi ký của ngài cựu Đại Sứ Pháp tại Việt Nam (1989 - 1993)
Tác giả: Claude Blanchemaison; Dịch giả: Hiệu Constant
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản và phát hành tháng Tư năm 2016

Đôi lời của người dịch:
Lần đầu tiên tôi đọc tác phẩm này bằng phiên bản gốc, tôi thấy thú vị pha lẫn nhiều cảm xúc. Thích thú vì khám phá ra đất nước mình dưới cái nhìn của một nhà ngoại giao nước ngoài, xúc động vì sau một khoảng thời gian mối quan hệ giữa hai nước bị gián đoạn thì hiện giờ Pháp Việt đã xích lại gần nhau hơn, một trang sử mới trong mối quan hệ giữa hai nước đã được mở, dẫu chỉ là bước đầu, nhưng cũng có một chút gì đó khó giải thích khi thấy một Đại sứ Pháp lại có những tình cảm trìu mến và quyến luyến đến nhường ấy với đất nước con người và văn hoá Việt. Sau những cuộc trò chuyện, tôi hiểu thêm về con người của ngài Đại sứ và quyết định chia sẻ và giới thiệu những suy nghĩ của ông với những người đã từng cộng tác làm việc và biết ông, và nhất là với các bạn đọc Việt Nam.
Do sự khác biệt về văn hoá, cách nhìn nhận và phân tích của tác giả đôi khi có lẽ  sẽ khiến bạn đọc Việt cảm thấy khó hiểu nên tôi quyết định mạnh dạn hỏi ý kiến ông để chỉnh sửa đôi chỗ trong tác phẩm nguyên bản và ngài Đại sứ đã đồng ý.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm Những năm tháng làm đại sứ tại Việt Nam của ngài cựu Đại sứ Pháp Claude Blanchemaison.

Paris tháng giêng năm 2016

Hiệu Constant

Đoạn trích:

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Một "Hẹn gặp lại" ấn tượng của tác giả "Làm dâu nước Pháp"

Một "Hẹn gặp lại" ấn tượng của tác giả "Làm dâu nước Pháp"


Nhà văn Hiệu Constant vừa cho ra mắt tiểu thuyết mới có tựa đề: À bientôt… Hẹn gặp lại.

Hiệu Constant tên thật là Lê Thị Hiệu, nữ nhà văn, dịch giả Việt kiều sinh năm 1971, tại Thường Tín - Hà Tây (cũ), hiện đang sinh sống tại Pháp. Chị đã có 4 tác phẩm in riêng, một tập truyện ngắn in chung và khoảng gần 50 dịch phẩm. 
Năm 2014, Hiệu Constant cho ra mắt tự truyện Làm dâu nước Pháp, tác phẩm nằm trong series sách “Làm dâu xứ lạ” do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành. Cuốn sách gây tiếng vang khi họa lại chân thật bức tranh về cuộc sống của một cô dâu Việt ở trời Âu xa xôi, một điển hình của người phụ nữ thời hội nhập: chủ động kiếm tìm hạnh phúc, tạo dựng mái ấm, xử lý hài hòa các mối quan hệ cá nhân – gia đình – xã hội và đặc biệt là không đánh mất bản sắc của chính mình và của dân tộc. 
Vừa qua tác giả Hiệu Constant đã chính thức tái ngộ độc giả quê nhà thông qua tác phẩm mới có tựa đề đậm chất Pháp: À bientôt… Hẹn gặp lại

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Hiệu Constant: Học người để tự chỉnh mình

Học người để tự chỉnh mình
Trả lời mục Quán Văn của TC VNQĐ

http://vannghequandoi.com.vn/Binh-luan-van-nghe/Hoc-nguoi-de-tu-chinh-minh-6917.html

- Chào nhà văn, dịch giả Hiệu Constant. Rất vui vì được gặp chị tại không gian này. Từ Pháp, chị về Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ III (tháng 3/2015) này với tâm thế như thế nào?
+ Cám ơn bạn! Từ Paris trở về nước tham dự Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần này, tôi đem theo mình tâm nguyện của một nhà văn, một dịch giả tha thiết muốn quảng bá văn học của nước nhà ra toàn thế giới, và đặc biệt là tại Pháp, nơi mà tôi đang sinh sống.
- Với tham vọng làm một sứ giả văn hóa, một cầu nối văn hóa, thời gian qua chị đã nỗ lực dịch xuôi, dịch ngược những tác phẩm văn học Việt Nam và văn học Pháp, tuy nhiên cán cân giữa hai loại dịch phẩm này của chị có vẻ không cân bằng, nhỉ? Chị có thể tường giải đôi chút về vấn đề này, được không?
+ Thật thú vị khi được người quan tâm đến công việc của mình để nhận thấy có sự khác biệt. Vâng, nguyên do của việc chênh lệch cán cân giữa hai loại dịch phẩm của tôi thì cũng dễ hiểu thôi. Tôi sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, và chỉ đến Pháp khi đã trưởng thành, và như vậy, hồi đầu vốn tiếng Việt của tôi đương nhiên là vượt trội so với tiếng Pháp. Tôi hi vọng dần dần sẽ khiến cho cán cân được trở nên cân bằng hơn.
- Đến thời điểm này, trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được bản thân dịch ra tiếng Pháp, tác phẩm nào khiến chị dịch một cách hứng khởi nhất, và ra sản phẩm tâm đắc nhất?
+ Tôi hứng khởi và tâm đắc với cuốn sách của nhà văn Hoàng Minh Tường. Một tác phẩm đồ sộ theo đúng các nghĩa của từ này. Tác phẩm đã được tôi chuyển ngữ và xuất bản vào cuối tháng 10 năm 2014 tại Pháp, và trở thành đầu sách khá nổi trong cuộc Hội sách quốc tế diễn ra tại Paris vào tháng 11 cùng năm đó.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Những giải Goncourt bị lãng quên


Jury du prix Goncourt le 12 décembre 1933 au restaurant Drouant à Paris 
***
Hơn một trăm năm kể từ khi giải Goncourt được thành lập tại Pháp. Một giải thưởng cao quý chỉ dành cho một tác phẩm văn học đặc sắc nhất trong năm, và tác giả của nó đương nhiên dành được một vị trí trang trọng trong làng văn học, không chỉ ở Pháp mà còn trên toàn thế giới. Liệu thời gian tỏa sáng của vòng nguyệt quế vinh quang ấy có kéo dài lâu, và có dành cho tất cả mọi nhà văn Pháp hay không, thì câu trả lời có lẽ là không. Trong bảng danh sách dài các tác giả nhận giải Goncourt thì có khá nhiều đã bị lãng quên, bị tách khỏi bộ nhớ của cộng đồng. Chúng ta cùng tạp chí Expresse điểm qua một số nhân vật vang bóng một thời, chân dung, sự nghiệp cũng như đứa con tinh thần đã đưa họ lên đỉnh cao trong nền văn học Pháp.


Claude Farrère, nhận vòng nguyệt quế năm 1905 (Les civilisés)
Với tác phẩm Những người văn minh, Claude Farrère đã nhận giải Goncourt năm 1905. Tại sao lại là C. Farrère? Chính là bởi tính cách khác người của ông và hành trình đặc biệt, chúng biến ông thành một điểm khởi đầu cho sự khám phá những Goncourt bị lãng quên này.
Claude Farrère, tên thật là Frédéric-Charles Bargone sinh ngày 27 tháng tư năm 1876 tại Lyon, mất ngày 21 tháng sáu năm 1957 tại Paris. Năm 1884, ông nhập trường đại học hải quân, khi tốt nghiệp, ông được điều về Hải Đoàn Levant, dưới lệnh của Pierre Loti, - một sỹ quan hải quân đồng thời cũng là một nhà văn nổi tiếng, và sau này họ đã trở thành bạn thân của nhau. Thân cận với Pierre Loti, Claude Farrère cùng ông thường xuyên thực hiện những chuyến đi xa, đến các hải phận khác như Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỹ, Đông Dương...: Những nơi xa lạ thường xuyên thu hút và tạo nguồn cảm hứng cho ông.
Những người văn minh là tác phẩm quan trọng trong sự nghiệp văn chương của Claude Farrère, minh họa tình yêu đối với du lịch, sự quyến rũ của các vùng đất khác. Thiên hùng ca ngoại lai và bản buộc tội chống-thực dân chủ nghĩa, cốt truyện của ông chủ yếu định vị ở Sài Gòn, quay xung quanh ba nhân vật: Mévil – bác sỹ, Torral – kỹ sư, và Fierce – sỹ quan hải quân. Ba nhân vật này là hiện thân của một nền thực dân mục rữa, bị rày vò bởi các thói hư tật xấu và những thèm muốn miền đất Á châu. Thuốc phiện, ruồng rẫy cơ thể:  các ứng xử đạo đức tan thành mây khói khi tiếp xúc với thực tế thuộc địa.
Farrère muốn tố cáo những hệ tư tưởng chính thức và quay về với những tiền-giả định còn hiệu lực thời đó. Ai là hoang dã? Ai là văn minh? Các vai trò phải chăng đã được định nghĩa rõ ràng nhường ấy sao? Ông, người vốn thông hiểu Đông Dương, đặt câu hỏi và trả lời: “... những con người này (người châu Á) tiến sớm hơn trong thời đại chúng ta, là những người văn minh, còn chúng ta chính là những kẻ hoang dã”. Được bầu với số phiếu áp đảo, Những người văn minh đoạt giải Goncourt thứ ba trong lịch sử của nó, và trên thực tế cũng đem lại thành công nhất định.
Nếu như tác phẩm của Claude Farrère hình như thu được sự chú ý do sự khác biệt và thuyết tương đối về những giá trị phương Tây, thì chặng đường chính trị của ông lại u tối hơn. Vốn là người Quốc gia chủ nghĩa và Cộng hòa, những suy nghĩ mang tính hệ tư tưởng của ông đi thẳng đến cánh cực hữu. Bị ghi dấu ấn bởi cuộc Đại chiến thứ nhất (1914 – 1918) và trải nghiệm trấn động tinh thần trong các đường hầm hào, ông ra nhập thoạt đầu vào Hội các nhà văn chiến binh, do José Germain thành lập năm 1919, hội này tập hợp các tác giả Pháp đã từng chiến đấu trong cuộc Đại chiến. Sau đó, mọi thứ biến thoái dần. Ông cộng tác với tờ Flambeau, một tạp chí ra hàng tháng của liên minh Croix de feu, và trong những năm 1950, người ta lại thấy ông xuất hiện trong Hội bảo vệ ký ức của Nguyên soái Pétain.