Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Bob Dylan, Thi sỹ cuộc đời

Giới thiệu tác phẩm Bob Dylan, Thi sỹ cuộc đời
(Cuộc đời và sự nghiệp của Bob Dylan)




Với sự nghiệp đàn ca hơn nửa thế kỷ, hơn năm trăm bài hát luôn hàng ngày ngân vang, từ khá lâu rồi người nghệ sỹ này đã được nhắc tới như là một ứng cử viên cho giải Nobel Văn chương, ông là một trong những gương mặt điển hình cho nền ca nhạc quần chúng.
Sinh ngày 24 tháng Năm năm 1941 tại Duluth thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ và tên khai sinh là Robert Allen Zimmerman, Bob Dylan là nhạc sỹ sáng tác, ca sỹ, họa sỹ, thi sỹ, ông là  một nhà chuyên viết thời luận của những cuộc đấu tranh xã hội trong những năm 1960 với Like a Rolling Stone, Ballad of a Thin Man hoặc với cả Gates of Eden. Một số ca khúc của ông như Blowin’in the Wind đã trở thành những bài thánh ca chống chiến tranh tại Việt Nam.
Kể từ hai chục năm nay, mỗi năm ông thường tổ chức hàng trăm buổi biểu diễn ở khắp nơi trên thế giới, tập hợp đủ các thành phần lứa tuổi. Jean-Dominique Brierre đã theo sát quá trình hình thành và phát triển sự nghiệp sáng tác ca hát và biểu diễn của ông, đã khắc họa lại bức chân dung đặc biệt khác người của ông.
« Với một quan điểm cá nhân thì tôi chưa bao giờ từng là một người đơn độc cả. Tôi có lẽ chỉ là thế thôi, và tôi cũng đã chứng minh cho một số người thấy rằng sự không thể là có thể thực hiện được. Nếu tôi có điều gì đó để nói với ai đó, thì đó sẽ là ta có thể làm được điều không thể. Mọi thứ đều là có thể. Và chỉ thế thôi. Không gì hơn nữa. »
« Các bài hát của tôi có cái gì đó, một kiểu như trổ tài, chỉ thế thôi. »
« Tôi thực sự chưa bao giờ hơn thế được đâu : một nhạc sỹ dân ca chăm chú dò xét làn hơi đọng phía đằng sau một màn hình nước mắt, mà những ca khúc chấp chơi bay trong một làn sương mù lấp lóa. »
Tôi cố gắng sống trên dải phân cách giữa sự trầm uất và niềm hi vọng. »

Người ta thường nói về Dylan rằng ông ấy thường giữ khoảng cách với công chúng của mình, thậm chí là khinh khỉnh. Lí do chủ yếu đó là  bởi ông không thuộc những người mà ở Mỹ được gọi là entertainer, một người của công chúng nói với các fan hâm mộ của mình, khiến họ hát cùng với ông và khiến được họ vỗ tay. Theo ông, công việc của ông trên sàn đã là đủ và không nhất thiết cần đến bất kỳ sự tham gia nào của ai trong phòng biểu diễn hết. «Những ca khúc của tôi đến từ một thứ âm nhạc cá nhân, chúng không phải là tập thể. Tôi không muốn mọi người cùng lẩm bẩm hát cùng với tôi. Tôi thấy điều đó rất kỳ cục. Tôi không chơi trước những đám lửa trại. Tôi không nhớ ai đó đã từng lẩm nhẩm hát Elvis, Carl Perkins hay Little Richard. Cần phải làm sao đó để mọi người cảm nhận được chính sự xúc cảm của riêng họ. Một nghệ sỹ sân khấu, nếu anh ta thực sự thực hiện điều mà anh ta cần làm, thì chính bản thân anh ta không cảm nhận được bất kì một sự xúc động nào.
Đức tin và sự trùng hợp
Vào tháng chín năm 2012, Mikal Gilmore, phóng viên của Rolling Stone, đến nhà Bob Dylan, khi ấy đã bảy mươi hai tuổi, để phỏng vấn ông. Vào giữa buổi trò chuyện, ca sỹ đứng lên đi tìm một cuốn sách và chìa cho nhà báo xem. Đó là cuốn Hell’s Angel (Anh hùng xa lộ), một tác phẩm mà trong đó tác giả Sonny Barger kể lại cái chết trong một tai nạn xe mô tô vào năm 1964 của một « anh hùng xa lộ » trên Bờ Tây có tên là Bobby Zimmerman. Theo lời Dylan, không nghi ngờ gì nữa, tâm hồn của con người trùng tên với mình này đã được chuyển vào thân thể ông, hai năm sau khi mà chính ông cũng đã gặp một tai nạn xe mô tô. Nhà báo Mikal Gilmore kia đã hết sức ngạc nhiên và cố gắng hiểu rõ sự tình. Dylan đã giải thích cho ông hiểu rằng đó là một lĩnh vực được rất nhiều người biết, đã được miêu tả trong Kinh thánh dưới cái tên là sự biến thân. Nói cách khác, Dylan hẳn đã  trải qua những thử thách chết đi sống lại mà những người «tái sinh» thường nói tới. Có thể bắt đầu từ tháng Bảy năm 1966, ông đã trở thành một con người khác. Từ đó mà có lời nhận xét này với Gilmore : «Khi anh hỏi tôi một số câu, thì thức chất là anh đang hỏi một người đã chết từ lâu rồi. Nhưng mọi người thì đều phạm sai lầm này khi nói về tôi. Tôi đã sống và trải qua rất nhiều thứ. Sự biến thân là điều cho phép ta tự thoát khỏi sự hỗn loạn và tự bay lên. Chính nhờ điều đó mà tôi có thể thực hiện được những gì tôi làm, viết được những ca khúc, hát được và tiến về phía trước.» Những điều hết sức quá lố như chúng có thể trưng ra, chứng tỏ rằng Dylan đã không bao giờ mất niềm tin nơi Chúa Jésus.
Danh Phận
Vào năm 1978, ít lâu trước khi chuyển đạo sang Công giáo, thì Dylan đã giữ khoảng cách với đạo Do thái «Tôi chưa bao giờ được giáo dục khắc nghiệt trong Do Thái giáo. Tôi chẳng bám víu vào bất kì một đức tin nào. Tôi tin vào tất cả và lại chẳng tin gì hết. » Luôn luôn mang trong mình ý nguyện dời xa nguồn gốc của mình, thậm chí chối bỏ chúng, rồi ông còn lật lại cả vấn đề về phả hệ của chính mình : «Nghe này, tôi không biết tôi là Do thái ở điểm nào, bởi tôi có cặp mắt màu xanh lơ. Ông bà tôi là người Nga, và nếu như ta đi ngược xa hơn về quá khứ, thì ai trong số những phụ nữ ấy đã không bị những con người tàn bạo ấy cưỡng hiếp chứ ? »…
Jean-Dominique Brierre đã tiến hành một công cuộc tìm kiếm đặc biệt công phu về lối viết tự nhiên của Bob Dylan, nguồn cảm hứng, những thần tượng và cả những ảnh hưởng của ông, phương thức làm việc, và những bức tranh dán, ý thức về gia đình và niềm đam mê của ông đối với sàn diễn và những con lộ, những nghịch lí tồn tại trong con người ông, sự chối từ của ông trước một cuộc sống thường nhật và cách nuôi nấng con cái trong khổ hạnh, các ca khúc của ông, những ca khúc mà phần đông luôn  mới mẻ và chỉ đơn giản là những câu thơ được đặt nối nhau, phản kháng, bị nghiền ma túy? Không chắc lắm, bị cuồng ám ? Có thể, xu hướng tượng trưng chăng? Đúng thế, bị ám ảnh, thích làm sáng tỏ công lí ? Hăng say công việc, Tự do vô chính phủ… Liệu Bob Dylan có thể tự mình định nghĩa được không, tại sao lại là ông ?
Dylan đã luôn luôn nói rằng ông đã viết bởi vì những ca khúc mà ông mong muốn được hát thì không tồn tại… Đúng ra thì chính những lời ca đưa đường chỉ lối cho âm nhạc tiến vào chứ không phải là ngược lại. Điều đó có thể đang cố gắng chứng tỏ rằng Dylan nghiêng về là một thi sỹ hơn là một nhạc sỹ. Chiêm nghiệm suy tư chăng ? « Rất nhiều những ca khúc của tôi đã được sáng tác sau khi hoàng hôn đã tắt. Và tôi rất thích những cơn giông, tôi thích ngồi ngẩng cao đầu  trong những cơn giông. Tôi rất thường xuyên ngồi trầm tư mặc tưởng. »
Đôi lời về tác giả : Say mê Bob Dylan từ thuở học trò, nhà báo và sử gia về âm nhạc, Jean-Dominique Brierre đã viết rất nhiều tác phẩm về các ca khúc dân gian và Rock, nhất là viết về Leonard Cohen, và Johnny Hallyday, Barbara, Piaf…
Chúng tôi trân trọng giới thiệu
Paris 17/10/2016
Hiệu Constant

Tên sách nguyên bản : Bob Dylan, poète de sa vie
Tên tiếng Việt : Bob Dylan – Thi sỹ cuộc đời (Cuộc đời và sự nghiệp)
Nhà xuất bản : Archipel
Số trang : 374
Năm xuất bản : 2016


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét