Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Di sản đông dương – Hà nội và một số địa danh khác.

Di sản đông dương – Hà nội và một số địa danh khác.


Hà nội năm 2010 đã tổ chức lễ kỷ niệm 1000 tuổi của mình. Đây là một trong những thành phố thủ đô có thâm niên sống động lâu nhất ở bán đảo Đông nam Á. Trong một bầu phát triển đô thị một cách nhanh chóng trong những thập niên mới đây, lịch sử của thành phố này vẫn luôn hiện hữu thông qua những công trình nổi tiếng được trùng tu, chúng đem lại những giá trị đích thực của những năm tháng trước khi được công nhận là Di sản quốc gia và thế giới. Chủ yếu là trong thời kỳ Pháp đô hộ.
Thủ đô Hà Nội của Việt nam đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong lịch sử đô thị hoá mới đây ở đông nam Á.
Trong tác phẩm Di sản Đông dương – Hà nội và những địa danh khác, France Mangin đi đúng vào trọng tâm của vấn đề, những mối liên hệ phức tạp từ công trình nghệ thuật đến thành phố đang trong thời kỳ chuyển đổi, nhưng cũng không tách rời khỏi những khó khăn mà thành phố vấp phải. Thoạt đầu là phải tuân thủ sự cần thiết, song song với những điều kiện xây dựng của công trình lịch sử như vốn có, hướng phát triển đô thị vẫn còn ít được biết đến. Cuốn sách đi sâu phân tích chặng đường đúp mà Hà nội đang gặp phải: sự đối đầu giữa việc phát triển đô thị hiện hành và bảo tồn các di sản văn hóa.
Bằng những ví dụ thực tế, những tham khảo, nghiên cứu trong các hồ sư lưu trữ có từ nhiều thế kỷ nay, những phân tích sát sao khúc triết, những bức ảnh minh họa và những họa đồ, là những minh chứng giúp bạn đọc hiểu sâu hơn một thành phố cổ.

Tác phẩm này giúp chúng ta thẩm thấu được sự đầu tư của người Pháp vào thủ đô Việt Nam giữa những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX và những năm 1930, giới thiệu cụ thể làm thế nào mà, trong ngữ cảnh đó khái niệm Công trình lịch sử đã được thâm nhập. Tác giả chỉ rõ vai trò chủ yếu của Trường Viễn Đông Pháp khi lựa những công trình phải được gìn giữ, trong những lựa chọn tuân thủ theo những luận thuyết trùng tu và trong những tu sửa được thực hiện không chỉ ở Hà nội mà còn ở cả miền Bắc Việt nam, hay miền Trung, Lào và Ankor. Khai thác những hồ sơ lưu trữ, những bản đồ thành phố Hà Nội và những ấn phẩm chuyên ngành của từng thời kỳ, làm xuất hiện sự không tương thích về ý nghĩa giữa “Công trình lịch sử” và nhận thức của người Việt Nam trước những yếu tố biểu tượng của Di sản đô thị, mà một số thành phần sẽ bị mất dần đi trong việc tái tạo và xây dựng của thành phố hiện đại.
Phần mục lục:

Bài giới thiệu tác phẩm của Charles Goldblum
Lời giới thiệu của tác giả:
- Về di sản đô thị
- Về những bài viết và tư liệu được chọn lựa.
- Hướng đương đại trong Di sản
KHÁI NIỆM DI SẢN TRONG NGỮ CẢNH Ở HÀ NỘI
Chương I
 Thành cổ Hà Nội, màn can thiệp của Pháp trong suốt thế kỷ XIX
- Thời kỳ đầu tiên: 1803, xây dựng các thành lũy
- Những giai đoạn khác
Chương II
Những “di tích nghệ thuật” của Hà Nội trong nửa thế kỷ XIX
- Bản đồ “Hà Nội 1873” và truyền thuyết của Hà Nội
- Những bản diện khác của thành phố và những công trình của nó trong những năm 1885 và 1886
Chương III
Hai phong trào song song: Sự phá hủy ban đầu như là những cơ sở cho sự xây dựng thành phố của Pháp, nghiên cứu về những “chùa chiền” như là sự mở đầu cho sự bảo vệ những công trình đền đài của Việt Nam
- Những phá hủy
- Những công trình đại diện của thành phố và những đền đài di tích giữa những năm 1890 và 1894
- Một thế đôi ngả trước sự biến mất của công trình nghệ thuật: di dời
- Một hình ảnh của thành phố và những công trình nghệ thuật vào năm 1902
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHỆ THUẬT LỊCH SỬ CỦA HÀ NỘI GIỮA NHỮNG NĂM 1900 VÀ 1940
Chương IV
Về hướng những “công trình lịch sử” của Hà Nội
- Vai trò của Trường Viễn –Đông Pháp
- Câu hỏi về những công trình nghệ thuật điển hình: với những quy mô khác nhau, và theo các lựa chọn thay thế khác nhau
- Bản danh sách xếp hạng đầu tiên của những Công trình nghệ thuật lịch sử của Hà Nội
Chương V
Việc quản lý những Di tích Lịch sử những danh sách xếp hạng của thế kỷ XIX và những năm 1930
- Luận thuyết của Trường Viễn Đông Pháp
 - Bên cạnh Champa và Angkor, sự xuất hiện của các mối quan tâm khác
- Vấn đề trùng tu bảo trì các “tòa nhà phục vụ cho các nghi thức lễ nghĩa” ở Miền Bắc
- Hai cực mới có sức hấp dẫn: một đình làng và những phố của khu phố cổ Hà Nội
- Những can thiệp đầu tiên của Trường Viễn Đông Pháp (EFEO) vào các Dich tích lịch sử của Miền Bắc: sự trùng tu Văn Miếu của Hà Nội
- Những điều bất ngờ của các hành động bảo tồn
- Sự phát triển của các bản danh sách về Di tích lịch sử
Chương VI
Bản danh sách chung của Di tích Lịch sử của Đông Dương năm 1930 và những ảnh hưởng của nó
- Dự án quy hoạch đô thị của Ernest Hébrard về hướng tạo một hình ảnh mới cho thành phố
- Cuộc điều tra về sự trùng tu phục hồi chung cho các dich tích lịch sử của Miền Bắc
- Về sự trùng tu Nhà Bảo Tàng của EFEO
- Bản danh sách xếp hạng chung các Di tích lịch sử năm 1930
- Những “ngôi chùa của Hà Nội”, những địa điểm dành cho nghi lễ dươci sự giám sát
-  Các mẫu phác thảo mới và sự thay đổi quy mô của những hoạt động của EFEO
- Bản diện của những di tích Dông dương tại Triển lãm thuộc đại năm 1932 trong những danh sách xếp hạng cuối cùng
- Về những viễn cảnh khác trong các lĩnh vực Đô thị hóa và di sản của Hà Nội
- Một bản diện của Hà Nội năm 1943
Kết luận
- Sự tiếp tục không gian và thay đổi văn hóa
- Tài liệu tham khảo cổ trong sự kết nối với một bối cảnh ý thức hệ mới
- Toàn cầu hóa trong việc xem xét về Di tích
Lời cám ơn của tác giả:
Cuốc sách này hẳn sẽ khó ra đời nếu thiếu sự ủng hộ của rất nhiều người. Tôi gửi lời cám ơn trân trọng đến Charles Goldblum, người đã đồng ý giúp tôi trong thời kỳ thực hiện luận văn, tôi cũng cám ơn Pierre Clément, về sự giúp đỡ của hai người, nhưng chỉ bảo của họ và nhất là họ đã dành công sức và thời gian đọc lại bản luận văn của tôi, về những phần soạn thảo khác nhau của cuốn sách này.
Tôi chân thành cám ơn Franciscus Verellen, Hiệu trưởng Trường Viễn Đông, Yves Goudineau và Philippe Papin vè sự ủng hộ và ý kiến của họ.
Tôi bảy tỏ sự cám ơn sâu sắc của mình đến Florence Pétry, nhà xuất bản Recheches, cũng như đến các nhà lãnh đạo của Phòng Nghiên cứu Kiến trúc và Đô thị vì sự giúp đỡ của họ để xuất bản tác phẩm này.
Tôi gửi lời cám ơn chân thành đến Michel Goutal, Kiến trúc sư trưởng về Di tích Lịch sử, người đã cho phép tôi tổ chức được thời gian biểu làm việc, ngay trong hãng của ông, để có thể hoàn thành tốt bản luận văn của tôi.
Ở Hà Nội, tôi trân trọng cám ơn giáo sư Phan Huy Lê: nhờ ông mà tôi đã có thể tra cứu những tư liệu của viện Lưu trữ Quốc gia của Việt Nam và gặp gỡ Giám đốc Ủy ban Quản lý Di tích của Hà Nội. Tôi đặc biệt cám ơn Ngô Thiếu Hiệu và Vũ Thị Minh Hương, của viện Lưu trữ Quốc gia, cũng như Nguyễn Doãn Tuân, Giám Đốc Ủy ban Quản lý Di tích của Hà Nội
Đôi lời về tác giả:
France Magin là kiến trúc sư, bà đã theo học và có Chứng chỉ nghiên cứu chuyên ngành về kiến trúc tại Métropoles d’Asie Pacifique, rồi đến chương trình DEA Di sản và Chuyển đổi đô thị. Bà là tiến sĩ về ngành đô thị hóa của trường Đại học Paris VIII.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc, tác phẩm vừa mang tính kiến trúc trùng tu những công trình cổ, nhưng lại hàm chứa biết bao điều đã từng diễn ra trong lịch sử, từ thời trung cổ đến nay, của một đất nước ngàn năm văn hiến, dẫu có nhiều mất mát trong chiến tranh, vẫn cố gắng gìn giữ những phong tục cổ truyền, nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận những điều mới mẻ đến từ phương Tây, đồng thời những cố gắng để bảo tồn những di sản dân tộc. Có nhiều chi tiết mà chúng ta còn chưa biết, được tác giả lục tìm trong những tư liệu được Pháp lưu giữ.
Hiệu Constant

Tên tác phẩm nguyên bản: Le patrimoine Indochinois Ha noi et les autres sites
Tên tiếng Việt: Di sản đông dương – Hà nội và những địa danh khác
Nhà xuất bản: Éditions Recherches/Ipraus
Tác giả: France Mangin
Số trang: 381

Khổ sách: 24 X 17 cm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét