Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Chuyến bay không tới đích

Giới thiệu tác phẩm Chuyến bay không tới đích


Viện Hàn lâm Pháp thường trao giải thường Grand Prix de l’académie cho những tác phẩm kịch tính, mới mẻ trong cách đề cập vấn đề của tác giả và nhất là cốt truyện thường gần gũi với đời sống thật. Trung thành với tiêu chí truyền thống của mình, năm nay trong hàng trăm cuốn tiểu thuyết dự giải, họ đã chọn được một tác phẩm tiêu biểu nhất.
Đó là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn trẻ Pháp Adrien Bosc có tên Chuyến bay không tới đích.
Gần đây những vụ tai nạn báy bay đã xảy ra càng ngày càng thường xuyên hơn, và vụ nào cũng thảm khốc và gây đầy đau thương cho những người ở lại. Nhưng chuyến bay không tới đích ngày 27 tháng mười năm 1949 ấy đã ghi dấu ấn đậm trong lịch sử hàng không cũng như dân tộc Pháp. Bị kiệt quệ sau cuộc Đại chiến thế giới thứ II, phải gò mình khắc phục những hậu quả nên bất kỳ niềm vui nào cũng khiến họ hân hoan và Marcel Cerdan đã góp phần vào niềm vui ấy. Năm trước, anh đã vô dịch hạng trung của môn quyền anh, một môn thể thao mà thời kỳ ấy, người Mỹ luôn đứng đâu trên thế giới. Năm sau, anh tiếp tục sang Mỹ đấu để bảo vệ ngôi vị của mình, và chuyến bay chở anh đi đã không bao giờ tới đích...
Constellation là tên của chiếc máy bay đêm ấy, một chuyến bay định mệnh đã đi vào lịch Pháp. Sự ngẫu nhiên là gì? Tại sao đến một lúc nào đó nó lại xuất hiện? Làm thế nào để phân biệt được nó từ sự cần thiết, sự trùng hợp và định mệnh đây? Trong tác phẩm của mình tác giả trẻ Adrien Bosc đã ra đặt những câu hỏi này và tìm hướng giải thích và cố gắng hiểu qua chuỗi luật nhân quả nào mà một con đại bàng sắt chinh phục bầu trời lại đột ngột biến thành một nấm mồ kim loại.
Năm 1949, máy bay Constellation chở trong mình nó gần năm chục du khách, ngoài hai nhân vật nổi tiếng Marcel Cerdan – người tình yêu mến của “Sơn Ca” Pháp Edith Piaf, và nữ nhạc công vỹ cầm huyền thoại Ginette Neveu, nhưng những hành khách khác thì sao? Trên chuyến bay đó, còn có nhà sáng chế ra đồng hồ Mickey, những người chăn cừu xứ Basque, một họa sỹ, một nữ công nhân đánh ống chỉ trong nhà máy dệt ở tỉnh Mulhouse, một người đàn ông li dị ra đi để gặp lại vợ mình... Và tất cả những số phận ấy đã bị gián đoạn, tan vỡ một cách bất ngờ và đột ngột...

Chỉ qua hơn 200 trang sách, Adrien Bocs đã quan tâm đến số phận của cả 46 con người vô danh ấy. Họ là ai? Các mối liên hệ của họ là gì? Tại sao họ lại đến New York?... Khi lần ngược lên câu chuyện đời họ, tác giả như muốn gửi tới những con người đó sự kính trọng, những con người vô danh đã gắn quện lại với nhau “hệt như những chòm sao đêm” vào thời điểm diễn ra vụ tai nạn ấy...
Suốt chiều dài tác phẩm, chúng ta hẳn sẽ nhận thấy rằng tác giả đã dày công tra cứu, đã nghiên cứu tai nạn thảm khốc có thực đó rất kỹ lưỡng, đến từng chi tiết, thêm vào đó là các giai thoại ngẫu hứng vui nhộn và đã tặng cho chúng ta một cuốn sách thật cảm động về số phận của 48 nạn nhân đêm đó. Một tác phẩm dễ đọc. Tác phẩm kể lại cuộc đời của 48 nhân vật đồng thời cũng là nạn nhân mà không bị tách biệt, giữa họ luôn có những “ngẫu nhiên” gắn kết họ lại với nhau. Và sự đớn đau do thảm họa đó gây ra  đã khiến một người khác, dù không ở trong máy bay cũng qua đời đột ngột, vậy là có đến bốn mươi chín nạn nhân...
Ngoài việc kể lại những sự kiện, những hoài niệm của các nạn nhân, tác giả còn khiến chúng ta suy nghĩ về sự ra đi, về số phận, cảnh mong manh của  sự nổi tiếng hoặc tiền tài. Một chủ đề thú vị lại được hàm chứa đầy mê hoặcvà trữ tình. Cuốn sách vừa như một cuộc điều tra bậc thầy về một tai nạn huyền bí vừa mang tính kỹ thuật và chuẩn xác với hàng loạt những câu chuyện hồi hộp, lại vừa như một câu chuyện lãng mạn và đầy hoài niệm mà trong đó các nhân vật đều mang trong mình biết bao niềm hi vọng và triển vọng tiềm tàng... thế rồi bỗng chốc tất cả đều tan biến, vỡ vụn trong màn đêm của không gian, tựa như những chùm sao sáng. Văn phong nhẹ nhàng tươi sáng mà không bi lụy. Điều khiến bạn đọc khá ngạc nhiên, cũng giống như các lữ hành trên con tàu Titanic huyền thoại, các hành khách trên chuyến bay đêm ấy đều có những số phận đăc biệt, một số giàu có, số khác nổi tiếng và những người vô danh, nhưng họ đã leo lên chuyến bay ấy bởi có những cơ hội tốt đẹp bỗng nhiên dành cho họ ở Thế giới Mới, những con người mà rốt cục cơ may, niềm hạnh phúc đã mỉm cười với họ, và ngay cả khi đã kết thúc truyện, ta vẫn không hết ngẩn ngơ bởi số phận họ đã bất ngờ bị rẽ sang hướng khác.

Tác giả hình như cũng có hơi hướng đặt câu hỏi liệu có nên tin vào những dấu hiệu thần bí thông báo điều nguy hiểm, ví như nhà chiêm tinh học đã khuyên Cerdan Marcel không nên đi chuyến bay ngày hôm ấy...

Đôi lời về tác giả:
Tác giả Andrien Bosc sinh năm 1986 ở thành phố Avignon. Chuyến bay không tới đích là cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh.
Chuyến bay không tới đích đã nằm trong sáu tác phẩm vào đến trung kết của giải Goncourt và nhiều giải văn chương danh tiếng của Pháp.

Bìa bốn
Ngày 27 tháng 10 năm 1949, một phi cơ mới tinh của hãng hàng không Pháp, phi cơ có tên Constelletion, được Howard Hugues - nhà sáng chế và sản xuất máy bay mới tung ra khai thác, đón nhận ba mươi bảy hành khách cùng phi hành đoàn. Ngày 28 tháng 10, máy bay không còn trả lời trạm kiểm soát mặt đất nữa. Máy bay đã biến mất trong lúc hạ cánh xuống đảo Santa Maria, thuộc quần đảo Açore. Không một ai sống sót. Vấn đề mà Andrien Bosc đặt ra trong cuốn tiểu thuyết đầu tay đầy tham vọng này không phải là thế nào, mà là tại sao? Đâu là chuỗi liên kết quan hệ nhân quả dù là rất nhỏ, mà chúng được dựng lên từng phần từng phần một, đã đẩy máy bay xuống đỉnh núi Redondo? Đâu là sự ngẫu nhiên khách thể, khái niệm vốn được những nhà siêu thực yêu thích, đã biến nấm mồ sắt ấy là sự “cần thiết”? Và những hành khách trên chuyến bay đó là những ai? Nếu chúng ta biết rõ Marcel Cerdan, vận động viên quyền anh nổi tiếng và là người tình của Edith Piaf, nếu như chúng ta còn nhớ nữ nhạc công vỹ cầm đầy tài năng Ginette Neveu, mà một phần chiếc vỹ cầm của bà sẽ được tìm thấy trong nhiều năm sau đó, tác giả đã gắn kết số phận họ lại với nhau. “Nghe những người quá cố, tái tạo sự huyền thoại nho nhỏ của họ qua những trang viết và tặng lại cho bốn mươi tám con người một cuộc đời và câu chuyện kể lại, tựa như những chòm sao lung linh trên bầu trời”
Một số nhận xét của báo chí:
Tuần báo le Figaro: Như thể anh không muốn làm nhàu ký ức của những người quá cố, Bosc tiến hành cuộc điều tra của mình hết sức tinh tế. Anh phác họa lại một thời kỳ mà nước Pháp đang ở trong một hình hài khác, vẫn còn bị tổn thương bầm dập do chiến tranh nhưng tràn đầy hi vọng vào tương lai. Một Vũ Đài hùng vỹ của Jacques Chancel, những ca khúc của Gainsbourg hay của Bashung, những bài thơ của Cendras: Bosc tìm thấy những dấu hiệu, những sự tương ứng nói liền và thắp lại bốn mươi tám vì sao được thổi bùng lên vào cũng ngày 27 tháng mười năm 1949.
Tạp chí Lepoint: Điều tra viên cần mẫn đến từng chi tiết, anh lục tìm trong những đống đổ nát, làm những người đã chết sống lại, vén màn những ngẫu nhiên. Nối lại một cách đơn giản, nhưng hết sức huy hoàng, với quy tắc của lối kể chuyện đã được Didiot xưa kia đưa ra: Họ đến từ đâu? Họ đi đâu? Họ là ai?
Nhật báo Libération: Giữa công việc của một người tham khảo, phương pháp tiến hành của nhà lưu trữ, và sự bay bổng cá nhân hoặc những dòng tụ, đó là một tac sphaarm của một sự thông mình rất đương đại do (hoặc nhờ) chủ đề mang tính lịch sử, ngày hôm nay đã được nhận phần thưởng.
...
Chúng tôi chân trọng giới thiệu
Hiệu Constant
Paris 20 tháng 11 năm 2014


Tên sách nguyên bản: Constelletion
Năm xuất bản: 2014
Số trang: 200
Tác giả: Adrien Bosc
Nhà xuất bản: Stock


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét