Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Christina Noble – Trái tim nhân hậu, niềm tin đối với trẻ em tật nguyền do chất độc màu Da Cam tại Việt Nam

Christina Noble – Trái tim nhân hậu, niềm tin đối với trẻ em tật nguyền do chất độc màu Da Cam tại Việt Nam


Xuất thân từ xứ sở Ai Len xa xôi, chính bản thân bà cũng chịu nhiều cơ cực trong cuộc sống: «Thời trước, những đứa trẻ ở đất nước Ai Len cũng chịu lạnh, chịu đói, nên chúng vơ váo những gì chúng tìm thấy trên đường phố», và chính từ những trải nghiệm của mình, bà đã muốn giúp đỡ các trẻ em kém may mắn tại Việt Nam. Bà đã cố gắng hết mình để sáng lập một Hiệp Hội mang chính tên bà CHISTINA NOBLE gồm các cô nhi viện và các trung tâm phục hồi chức năng… Hiện tại Hiệp Hội Christina Noble đã có nhiều chi nhánh trên thế giới, nhằm kêu gọi mọi người giúp đỡ tài chính, đỡ đầu trẻ em tật nguyền và gặp khó khăn tại Việt Nam. Tại Pháp cũng có một chi nhánh. Và mới đây, phương Tây đã làm một bộ phim dài về bà.

Việt Nam, trong chiến tranh chống Mỹ, gần như cả một thế hệ, nếu như họ đã có mặt tại nơi ấy, bị hủy hoại do bom Na-pan và các loại chất độc mà Mỹ thả xuống miền Nam Việt Nam. Bốn mươi năm sau, chất độc màu Da Cam tiếp tục gây ra những tổn thất không thể chối cãi. Hàng năm, hàng trăm đứa trẻ sinh ra vẫn còn bị dị hình, chỉ cần khi mang thai mẹ chúng tiếp xúc với các miền đất hoặc các dòng nước vẫn còn bị nhiễm độc do các loài thuốc diệt cỏ khi xưa và thế là đứa trẻ sinh ra đã bị tật nguyền bẩm sinh.

 Kể từ khi có mặt tại Việt Nam, Christina Noble đã làm việc hết sức mình để những đứa trẻ ấy không còn phải sống xa lánh xã hội nữa. Sao cho những đứa trẻ kém may mắn ấy cũng được quyền hưởng một cuộc sống được tôn trọng, được yêu thương như những đứa trẻ bình thường khác. Bởi cứ như thể sự khốn cùng và cái đói dai dẳng còn chưa đủ, sự chào đời của một đứa trẻ tật nguyền hoặc vướng bệnh thiểu năng khiến cho sự bất hạnh và những khó khăn của gia đình chồng chất thêm. Và các cô nhi viện gần như là nơi trợ cứu duy nhất của họ. «Khi ta bước vào ngôi chùa, thì nhất định phải hít một hơi thật dài trước đã. Cô nhi viện ấy do các thầy chùa điều hành, cảnh tượng khiến tim ta se sắt. Nằm trên nền đất, được đặt cạnh nhau là năm đứa trẻ. Chúng vẫn còn sống, nhưng được bao lâu nữa đây? Bị tràn dịch não lúc chào đời, những đứa trẻ sơ sinh ấy đã không được giải phẫu. Não bộ của chúng chẳng còn điều hành được gì nữa. Đầu chúng to gấp bốn năm lần thân thể, mặt chúng hình như không còn hình hài, nhường như đã bị vũ trụ khủng khiếp này hút mất. Người này thì cho rằng đó là sản phẩm của sự hôn phối cùng huyết thống, người khác thì cho rằng do chất độc màu da cam. Thật khó cưỡng nổi và ta buộc phải nhìn đi nơi khác. Sao lại có thể như thế được chứ ? »
Juliette, một thanh nữ người Pháp đã tình nguyện đến chăm sóc đám trẻ ấy trong vòng sáu tháng. Cô không theo học ngành y, nhưng sáng sáng, cô thay băng cho những đứa trẻ đã bị kết tội lìa đời sớm ấy: «Lúc đầu, - cô tâm sự, - tôi đã nghĩ là mình sẽ không bao giờ đảm đương nổi công việc này, nhưng bây giờ thì tôi lại rất quyến luyến chúng.» Kể từ lúc Juliette đến đây, đã có hai đứa trẻ lìa đời. Juliette đã chăm sóc chúng hết sức tận tâm, bố mẹ cô từ Pháp qua thăm, cha cô đã không chịu nổi ba phút trong cô nhi viện ấy, khắc nghiệt quá chừng !
Những trẻ bị khiếm thị hay bị mù hẳn cũng được Hội Christina Noble đón nhận trong Trung tâm ở Tây Ninh, được thành lập năm 1999. Chúng đến từ khắp mọi miền, một số bị chính gia đình bỏ rơi, một số khác thì được gửi đến và chúng chỉ về thăm gia đình một hoặc hai lần trong năm, gia đình đích thực của chúng là ở đây, cô nhi viện này. Tất cả đều được theo học chữ nổi. Một ngôi nhà nhỏ được dựng lên để cho chúng học quen với việc tự lập hoàn toàn trước khi trưởng thành. Một thiếu nữ ngồi trên nền đất là quần áo, trong khi một số khác nấu bếp, một cậu thì rửa bát… tất cả bọn chúng chỉ thoáng lờ mờ nhận ra khách viếng thăm mà thôi. Hiệp hội mong muốn trao cho chúng những kỹ năng tốt nhất để đối đầu với cuộc sống vốn nghiệt ngã đang chờ đón chúng. Một số đã học được một nghề và kiếm được chút tiền mọn. Một số khác sẽ học trở thành nhân viên mát-xa, một số khác muốn trở thành thợ thủ công làm hạt cườm. Nhưng Hội «Mama Tina» có một tinh chất đặc biệt, họ dạy cho những đứa trẻ khiếm thị niềm vui sống thông qua âm nhạc và các bài hát.
Christina đã không bao giờ quên rằng xưa kia chính các bài hát đã giúp bà vượt qua tất cả mọi nhọc nhằn khổ ải mà bà đã từng phải chịu đựng. «Thế nên phải xem những đứa trẻ này mà chúng chẳng nhìn thấy gì hoặc chỉ hơi nhìn thấy những cái bóng đã trình diễn trước mặt chúng tôi một màn diễn đã được tạo dựng cho riêng chúng. Chúng thực hành với một sự chuẩn xác hoàn hảo trong một làn không khí ẩm ướt. Trước khi được nhận về đây, chúng sống ẩn nấp trốn tránh mọi người, như thể sự tật nguyền của chúng khiến chúng trở nên hèn hạ và đáng khinh. Ở Tây Ninh, chúng vẫn bị mù nhưng chúng được người ta đến thăm, đến xem chúng biểu diễn… »
Trung tâm vận hành với một ngân sách hàng năm là 68.000 đô la cho 150 đứa trẻ. Chính phủ đóng góp một phần và năm nào cũng phải bù. Lại càng phải bù nhiều hơn bởi nơi đây không phải là điểm duy nhất mà bà Christina Noble đã thực hiện tại Việt Nam: còn có một Trung tâm chăm sóc trẻ và trường học nằm ở ngay thành phố Hồ Chí Minh, ở đó đón nhận những đứa trẻ nghèo, những đứa trẻ lang thang đường phố mà không nhận được cơ hội này. Ngoài ra còn có các cô nhi viện dành cho trẻ sơ sinh. Hai trong số chúng sắp tới sẽ ra đi và điểm đến là Paris. Đứa bé gái luôn miệng cười tươi như thể nó biết rằng vận mệnh mình sắp thay đổi hoàn toàn. Tuy nhiên, ngoài sự vắng mặt của cha mẹ thì những đứa trẻ ở đây chẳng thiếu thốn gì. Các nhân viên đầy đủ và làm việc chăm chú. Ở đây không có cảnh tượng thương tâm như ở chùa trên Tây Ninh.
Trên tầng, những đứa trẻ từ 1 đến 2 tuổi chơi đùa. Một bé trai và một bé gái đã được mổ tràng dịch màng não nên hiện giờ phải giúp chúng lấy lại chức năng bẩm sinh. Ba tuổi, chúng bắt đầu tập đi nhờ một cái ghế đẩy mà chúng bám vào. Chúng chưa nói được, nhưng nụ cười trên môi chúng khiến ta cảm nhận được niềm hạnh phúc của chúng khi có thể tự đứng lên được. Sự miệt mài bền bỉ của bà Christina Noble muốn đưa những đứa trẻ ra khỏi cảnh ngộ vốn được gọi là «bụi đời » thì không bao giờ cạn. «Bà không chỉ muốn cho chúng ăn uống và một mái nhà, mà còn muốn mang tới cho chúng một sự giáo dục và sự mở mang trí tuệ », - Donna Burr, một trong những nhà quản lí trung tâm nói.
«Ở đầu kia thành phố, thuộc quận 10, chúng tôi thăm nơi ở, nhà của những đứa trẻ không gia đình. Một cái dành cho đám con trai và một dành cho các em gái. Những đứa bé nhất đến bám chặt chân chúng tôi, đặt bàn tay bé xíu của chúng vào bàn tay chúng tôi, đòi ngồi lên đùi chúng tôi để tìm kiếm sự tình trìu mến thân thiện, hệt như trong bất kỳ cô nhi viện nào trên đời. Ban ngày chúng đi học ở trường bên cạnh, gặp những đứa trẻ may mắn khác có cha có mẹ.

Christina Noble đã cứu giúp được chừng 700.000 trẻ em ở Việt Nam, đấy là còn chưa tính đến những đứa trẻ ở Mông Cổ. Được con gái Henenita Pistolas cổ vũ, cô này cũng được thừa hưởng nghị lực và tinh thần của mẹ, bà còn có hàng ngàn dự án trong đầu. Bà đôn đáo chạy khắp thế giới để tìm nguồn tài trợ. Người đã từng được Thái tử Charles của Anh quốc trao mề đay xem ra đã mang đúng cái tên của mình. Sau 26 năm cố gắng miệt mài, Hội của bà đem đến ước mơ cho những đứa trẻ này, «một ước mơ không phải là lên được trời mà cho phép chúng ra khỏi bụi đất».


Hiệu Constant
Paris 11/2/2016

(Theo tạp chí Paris Matche số ra ngày 3 – 9 tháng chín 2015)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét