Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Lê Thị Hiệu viết từ những ước mơ...

Lê Thị Hiệu viết từ những ước mơ...


Phong Điệp thực hiện


"Côn Trùng - một lối viết độc đáo về nhân tình cuộc sống và những mảng đời thực ngoài xã hội. Truyện được giãi bày một cách xa xót và nuối tiếc một cách dũng cảm và day dứt về một mối tình không bao giờ tàn lụi. Vẻ đẹp của mối tình không bao giờ được xã hội công nhận này vừa như ánh sáng lung linh soi rọi vừa như loài côn trùng rỉ rả gặm nhấm; vừa làm hồi sinh cõi sống tinh thần vừa làm héo úa vẻ đẹp của hạnh phúc.Truyện được chia làm 2 mảng: kể chuyện và tự sự. Tuy là tác phẩm đầu tay nhưng tác giả đã chứng tỏ bút lực của mình tương đối mạnh mẽ và hấp dẫn người đọc". ( Võ Thị Xuân Hà)

Khác với những gì tôi tưởng tượng về một dịch giả nghiêm ngắn cẩn trọng;  Lê Thị Hiệu đón tôi bằng nụ cười rạng rỡ và nồng nhiệt. Suốt cuộc trò chuyện của chúng tôi chị hầu như không ngồi yên được mươi phút. Chị sinh động và mộc mạc. Chất phác và hồn hậu. 37 tuổi - ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay - chị trở nên đáng yêu với những giây phút bất chợt đỏ mặt khi nói về cuốn sách của mình. Đây là thông tin trích ngang về chị:Lê Thị Hiệu (Hiệu Constant) sinh ngày 12 tháng 10 năm 1971 tại Thắng Lợi Thường Tín Hà Tây.Học đại học Tổng hợp khoa tiếng Pháp khóa 1989 - 1994. Sang định cư sinh sống và làm việc tại Paris Pháp năm 1998. Trước đây được biết đến như một dịch giả với bút danh Hiệu Constant. 
260674-2.jpg  116 KB-         "Côn trùng" - một nhan đề sách khá gây tò mò. Song phải đến tận trang 227 - 228  của cuốn sách nghĩa là phần cuối của cuộc trò chuyện giữa nhân vật tôi với bà bác sĩ tâm lý người đọc mới có được những lý giải từ phía nhân vật: "tình yêu của tôi nỗi niềm của tôi cùng những kỉ niệm bỗng chốc bay biến lên bầu trời kia. Trong tôi bỗng có như biết bao con côn trùng rỉ rả vật vã than khóc ai oán". Và cũng cách lý giải ấy mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có những con "côn trùng" của chính mình - vấn đề là ở chỗ họ có muốn/ đủ sức  thoát khỏi chúng hay không mà thôi...
-         Nếu độc giả tinh ý thì sẽ thấy rằng nhịp điệu cuốn sách của tôi chính là nhịp điệu của loài côn trùng. Chúng rỉ rả vật vã. Ban đầu thì rất hỗn loạn. Nhưng càng về sau càng mạch lạc hơn. Nếu ai đã từng một lần lắng nghe tiếng kêu của loài côn trùng thì sẽ thấy rất rõ điều này. Và sở dĩ tôi chọn nhịp điệu khác lạ ấy cho câu chuyện của mình là bởi nhân vật chính trong tác phẩm là một cô gái không còn trẻ. Cô ta bị trầm uất cô ta hoàn toàn bối rối trong một thế giới mông lung của tâm tưởng của dĩ vãng. Bởi vậy cô ta phải cầu cứu đến một bác sĩ tâm lý để mong thoát khỏi tình trạng rối loạn ấy. Và bà bác sĩ đã làm được việc hết sức có ý nghĩa: biết khơi gợi đúng lúc đúng chỗ để cô gái kể ra câu chuyện của chính mình những câu chuyện hỗn độn nhưng dần sáng tỏ hơn.Chính điều đó giải thoát cho cô ta.
-         Chị đã ngay lập tức chọn được nhan đề cuốn sách ngay từ khi đang viết?
260674-2.jpg  116 KB-         Không thực ra tôi cũng đã khá bối rối khi chọn cho cuốn sách một nhan đề phù hợp nhất. Tôi đã thử những phương án khác nhau. Cho tới một hôm "định mệnh": một buổi tối trời đổ mưa. Tôi ngồi trong căn phòng của mình với tâm trạng day dứt. Day dứt vì cuốn sách mình vừa viết xong. Day dứt vì chưa tìm được một tên sách phù hợp - đúng với tâm trạng của nhân vật mà tôi đã diễn tả. Đúng lúc đó tôi nghe thấy tiếng côn trùng râm ran bốn bề. Tiếng kêu của chúng ban đầu hết sức hỗn loạn nhưng càng nghe càng thấy thê thiết và đầy tâm trạng. Và hai chữ "Côn trùng" hiện lên rõ ràng trong đầu tôi. Đó chính là tên sách mà tôi tìm kiếm bấy lâu nay. Không còn gì có thể chuẩn xác hơn nữa.

-         Chọn cách kể miên man của một người đang trong cơn bệnh trầm uất chị có nghĩ rằng mình đang tự "làm khó" chính mình và làm khó cho cả độc giả? Bởi nếu người viết không vững tay thì cuốn sách sẽ trở nên lộn xộn với những trường đoạn quá khứ đan xen vào nhau như một mớ bòng bong. Và độc giả cũng thật khó nhập tâm được cùng với nhân vật trong mớ bòng bong đầy những ẩn ức riêng tư ấy...
-         Trước khi viết cuốn sách này tôi  tự nhận mình là một "thợ dịch" cũng có chút ít "vốn liếng" về văn chương. Và tôi rất chú ý đến điều này:  để chuyển tải nội dung một câu chuyện cần phải chọn được hình thức/ văn phong phù hợp. Đặt trường hợp cuốn sách này - nhân vật chính đang lâm tình cảnh bị trầm cảm thì không thể làm công việc chia mốc thời gian để cô ta kể lại những chuyện mình đã trải qua một cách mạch lạc. Khi người ta trong trạng thái hoang mang người ta sẽ không thể nhớ việc gì xảy ra trước việc gì xảy ra sau. Mọi thứ hiện ra bất chợt theo xúc cảm của câu chuyện. Song cũng chính trong "mớ hỗn loạn" ấy ẩn ức của nhân vật được bộc lộ một cách chân thật nhất. Còn tôi cũng không biết điều này có phải là "làm khó" cho độc giả hay không (cười)
-         Điều gì kích thích chị viết cuốn sách này?
-         Viết - với tôi là để giải toả là để được sẻ chia. Tôi quan niệm mình viết ra chỉ cần có hai người độc trở nên đã là hạnh phúc lắm rồi. Tôi có dự định viết cuốn này từ rất lâu. Nhưng cứ viết rồi lại sửa. Nhiều lúc giở bản thảo ra định viết tiếp nhưng đọc những gì mình viết trước đó tôi lại khóc không thể viết được nữa. Một cuốn sách tôi đeo đẳng hàng năm trời. Khi viết xong tôi có gọi điện cho nhà văn Võ Thị Xuân Hà để chia sẻ. Tôi còn nhớ cảm giác của mình khi đó. Tôi ấp úng nói qua điện thoại. Và phải mất một lúc tôi mới giải thích cho chị Hà hiểu điều mà tôi muốn nói: đó là cuốn sách đầu tay của tôi. Tôi muốn chị đọc nó.
-         Chị có một thuận lợi là đã từng dịch nhiều đầu sách. Mà công tác dịch thuật cùng có thể coi là một quá trình đồng sáng tạo với tác giả...
-         Đúng là dịch và sáng tác có nhiều điểm tương đồng. Nó đều là công việc đòi hỏi tính sáng tạo. Tuy nhiên tôi quan niệm dịch thuật giống như một người nghệ sĩ đang đóng vai trên sân khấu anh ta cần phải chuyển tải được nội dung tinh thần của vở kịch (ở đây là  nguyên tác) tới công chúng (thông qua bản dịch). Còn khi anh tự cầm bút viết nên tác phẩm của chính mình thì anh được hoàn toàn tự do suy nghĩ tự do sáng tạo. Trong thực tế có những vần đề mình phải trực tiếp viết ra. Quá trình sáng tác ấy - những gì không cần thiết sẽ "theo gió bay đi" những gì có ý nghĩa có giá trị sẽ được gạn lọc lưu giữ bằng chính những con chữ.
-         Sau khi "Côn trùng"  xuất bản và nhận được những hồi âm đầu tiên chị có hài lòng với nó?
-         Thực ra sau khi  viết xong tôi đọc lại bản thảo và thấy nhiều chỗ tự mình chưa ưng ý. Nhiều người cũng động viên tôi chỉnh sửa lại giống như chuốt lại một bức tượng cho bớt thô mộc thế nhưng tôi vẫn bảo thủ giữ nguyên trạng bản thảo của mình như lúc nó được đóng dấu chấm hết. Bởi tôi nghĩ như thế này: những câu chữ ấy tôi viết trong trạng thái cảm xúc ấy. Khi đọc lại bản thảo cảm xúc của tôi đã thay đổi rất nhiều rồi. Vậy thì cứ giữ tác phẩm ở trạng thái "nguyên sơ" như khi nó được viết ra. Nó sẽ chân thực hơn chăng? Có thể ở những cuốn sau tôi sẽ biết cách chiều độc giả hơn. Nhưng với cuốn này thôi thì hãy để tôi tự "chiều mình" vậy (cười)
-         Trong cuốn sách của chị có khá nhiều chi tiết gây sốc. Ví dụ như sự bội phản phi luân lý của người vợ sau khi người chồng đã hi sinh ngoài mặt trận; hoặc mối tình ngang trái của nhân vật Tôi với N.V... Chị không sợ gặp phải những phản ứng từ phía độc giả sao?
-         Thực ra những câu chuyện tôi viết ra đã đều xảy ra trong đời thực. Và tôi tin những người hiểu biết sẽ biết nhìn nhận điều đó một cách đúng đắn. Chuyện tình giữa nhân vật Tôi và N.V hoàn toàn là một mối tìm trong câm lặng và trong sáng.Họ biết điểm dừng của mình và biết hy sinh vì nhau. Chả lẽ điều ấy lại đáng chê trách hay sao?
-         Những vấn đề mở ra trong "Côn trùng" còn khá bề bộn. Ví dụ vấn đề  về những người lính thời hậu chiến là một vấn đề hết sức lý thú. Chị có ý định triển khai tiếp mạch mà cuốn tiểu thuyết đã mở ra?
-         Tôi sẽ dừng "Côn trùng" ở đây và sẽ có những kế hoạch sáng tác mới cũng như sẽ vẫn tiếp tục công việc dịch thuật mà tôi yêu thích.
-         Chị có ý định sẽ chuyển ngữ cuốn sách của mình?
-         Cũng đã có người đặt vấn đề đó với tôi. Nhưng khi viết sách ý định của tôi là viết cho người Việt. Tôi không nhằm mục đích viết ra rồi chuyển ngữ cuốn sách rồi lo xuất bản ở nước ngoài cho bằng được. Trong "Côn trùng" tôi đã gửi gắm khá nhiều tình cảm của mình trong những trường đoạn về quê hương. Tôi sống xa Việt nam 10 năm. Đó không phải là một thời gian quá dài song tình cảm hướng về Việt nam chưa bao giờ thôi day dứt nồng nàn trong tôi. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến tôi cầm bút viết nên cuốn sách của mình.
-         Bút danh Hiệu Constant của chị khiến nhiều độc giả tò mò...
-         Tôi dùng bút danh này cho những tác phẩm dịch. Constant là họ của chồng tôi. Sở dĩ tôi dùng bút danh này bởi lẽ chính người bạn đời là người khích lệ động viên tôi tự tin bước vào con đường dịch thuật. Tôi yêu văn chương từ nhỏ và cũng từng có khát vọng trở thành nhà văn nhà thơ. Nhưng khi đó tôi chỉ là một cô bé quê mùa gia cảnh nghèo khó cha mẹ làm nghề nông. Ước mơ đó quá xa vời đối với tôi khiến tôi không dám nghĩ tới nữa. Nhưng rồi ước mơ ấy được chính người bạn đời nhem nhóm và khích lệ tôi. Tuy nhiên ở tác phẩm đầu tay vừa xuất bản của mình viết về quê hương ruột thịt của mình tôi giữ nguyên tên cha sinh mẹ đẻ: Lê Thị Hiệu.
-         Thiết nghĩ trong cuộc sống con  người cần phải có ước mơ và biết phấn đấu không ngừng để thực hiện ước mơ ấy. Tôi tin sẽ được đọc thêm nhiều tác phẩm có chất lượng của chị trong thời gian tới. Chúc chị thành công
Phongdiep.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét