Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Barack Obama, giấc mơ mới của người Mỹ

Barack Obama, giấc mơ mới của người Mỹ
Tác giả Guillaume Seguina - Dịch giả Hiệu Constant

Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ, một Tổng thống da màu đã đắc cử. Một sự kiện có một không hai. Trong chiến dịch vận động tranh cử, không chỉ người dân Mỹ hồi hộp mà toàn thảy dân chúng trên thế giới đổ dồn về phía chính trường Mỹ. Kẻ hồi hộp lo âu, người quá khích kích động. Cuộc vận động tranh cử cũng thu hút về Mỹ và trong mỗi chuyến đi của từng ứng cử viên hàng tá các nàh báo, phóng viên tới từ các lục địa khác nhau. Barack Obama, ứng cử viên đảng Dân chủ đã phải lần lượt đối mặt với bang của mình. Cuộc vận động tranh cử sơ bộ vô cùng kắhc nghiệt khi phải đối diện với cựu Đệ nhất phu nhân rất được lòng các thành viên trong đảng Hillary Clinton. Guillaume Séguina, một nhà báo Pháp, phóng viên thường trực tại Hoa kỳ đã theo chân ông ngay từ những ngày đầu tiên trong các chuyến công du “dọn sân”, rồi đến các cuộc vận động tranh cử sơ bộ trong đảng, và sau cùng là cuộc chạy đua tới Nhà trắng, đối mặt với một chính trị gia dày dạn kinh nghiệm John M’Cain. Hành trình của ông diễn ra như thế nào, chiến lược của ông ra sao, tất cả đã được nhà báo G. Séguina khắc họa rất nổi bật trong tác phẩm Barack Obama, giấc mơ mới của người Mỹ. Trong cuốn sách không chỉ có những cuộc tranh cãi nảy lửa trên truyền hình, những cuộc vận động tranh cử, sôi sục, những lần gặp gỡ dân chúng rất xúc động, mà còn có những trường đoạn viết về tuổi thơ của ông, về người thân gia đình. Đoạn diễn cảm nhất có lẽ là khi cha ông, một tri thức Phi châu, xuất thân từ một ngôi làng nghèo khó, heo hút trong vùng ngoại ô xa lắc của đất nước Kenya, thuộc bộ tộc Luo, nơi mà nền văn hóa truyền khẩu vẫn rất còn nổi tiếng, còn cha của ông là một người chăn dê. Do ham học mà ông đã có được một xuất học bổng đi Mỹ. Tại đây, ông đã gặp Ann Dunham, mẹ của Baracck Obama con. Nhưng cuộc tình duyên đã không kéo dài, họ bỏ nhau khi cậu con trai mới lên hai tuổi. Từ đây, vị Tổng thống Hoa kỳ tương lai sống một cuộc sống mòn mỏi không có cha. Bù lại, ông ngoại và bà ngoại đã chăm sóc cậu rất nhiệt tình. Khi mẹ tái giá, cậu lại theo mẹ đến sống ở Indonésia. Chính giai đọan này đã giúp cậu có được sự hiểu biết đa văn hóa sau này và đã giúp cậu rất nhiều trong con đường lập nghiệp cũng như chính trường.

Cuốn sách còn gây nhiều xúc động khi một chàng sinh viên mới lớn, đến sống trong một thành phố đầy phồn hoa và cạm bẫy, và cũng đã có lần cậu thử hút một chất kích thích và cũng đã “lâng lâng”. Cuốn sách rất chân thực, đến độ đã bóng gió lật tẩy những vẫn đề mà Barack Obama đã viết trong những cuốn gọi là tự sự của mình. Sau nhiều cuộc phỏng vấn, nói chuyện với những đồng nghiệp cũ của ông, G. Séguina đã viết rằng rất nhiều chỗ, ông đã tiểu thuyết hóa để gây lòng thương cảm của bạn đọc.
Viết về một chính trị gia nổi tiếng và đã đắc cử Tổng thống của một cường quốc lớn nhất trên thế giới, thì tác giả cũng không bỏ qua những chiến lược, chính sách… Làm thế nào mà ông đã thuyết phục được người Mỹ bỏ phiếu cho ông?! Ông đã làm thế nào để chinh phục được cộng đồng da trắng, cộng đồng Mỹ Latin, cộng đồng châu Á… Tất cả đều được trình abỳ rõ ràng, khúc triết chân thực trong tác phẩm.

Tác phẩm được công ty truyền thông Hà Thế cộng tác với Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản và phát hành tháng tư năm 2009. Mời các bạn đón đọc.
Đoạn trích:
Khi một chàng châu Phi gặp một nàng châu Mỹ
Hawaii, vào cuối những năm 1950, vả lại cũng hệt như ngày nay thôi, là một sự pha trộn kỳ cục. Tiểu bang thứ năm mươi của Hợp chủng quốc[1], vùng này được Mỹ hóa nhanh chóng. Nhưng nền văn hóa vẫn giữ phong thái «Thái Bình Dương» cực đậm và cư dân là những người «Ai Len - Thái Bình Bương», hệt như kể từ đó người ta vẫn nói thế khi phân loại chính phủ. Những truyền thống, được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì rất cổ xưa. Chính trong cảnh Melting pot, vào năm 1959 mà Obama cha, con trai một gia nhân trong chế độ thực dân Anh và là người chăn nuôi dê. Xuất thân từ bộ tộc Luo, Barack Obama sinh ra trong một ngôi làng nhỏ Alego, nằm bên bờ hồ Victoria. Học sinh chăm chỉ, chàng trai trẻ nhận được một xuất học bổng ở Nairobi, thủ đô Kenya. Rất nhanh, chàng có khả năng đi học khoa Toán kinh tế ở Hawaii[2].
Sinh viên Phi châu đầu tiên giữa trường Đại học Honolulu nhanh chóng có một cuộc gặp gỡ định mệnh. Cô gái có tên là Ann Dunham và học cùng khóa tiếng Nga. Đó là một thiếu nữ mười tám tuổi, nhút nhát. Tóc dài đen và thẳng, thường xuyên được cột cao bằng băng giữ tóc, nàng có khuôn mặt thon dài, cằm hơi nhọn. Cặp mắt sẫm khiến khuôn mặt dịu lại, dưới cặp mí hơi chảy xuống là hàng mi dài. Ann tới từ vùng sâu thẳm nước Mỹ, từ Kansas, một tiểu bang xa xôi, nằm giữa lãnh thổ Bắc-Mỹ. Trong vùng đồng bằng phì nhiêu bao la được dòng sông Missouri tưới đẫm, những trang trại nối tiếp những trang trại. Ở đó, người ta trồng lúa mỳ, ngô và đậu. Ann tới từ một thành phố nhỏ, Wichita. Cha nàng làm việc trên cánh đồng dầu lửa trong thời kỳ Tình trạng suy sụt thảm hại, rồi tham gia vào trung đoàn của tướng Paxton, đến châu Âu trong cuộc Đại chiến Thế giới II. Mẹ nàng làm việc trong một hãng dây chuyền lắp ráp Bombardiers[3]. Sau cuộc đấu tranh này, cặp trẻ đó đã có thể theo học tiếp nhờ chương trình «G. I. Bill», một quyết định trợ giúp những cựu chiến binh trở về sau chiến tranh, cho vay mượn. Họ chuyển tới Hawaii và mua một đồn điền.
Có thể nói khi chàng Obama và cô Dunham gặp nhau, thì hai thế giới đã đụng nhau. Hai con người trẻ tuổi này say đắm nhau và tổ chức lễ cưới vào năm 1960, trong lúc bí mật đi đến đảo Maui. Ở thời kỳ đó, phong trào về quyền công dân đã bắt đầu vận hành ở Hoa Kỳ[4] nhưng một mối nương duyên giữa một nàng da trắng với một chàng da đen, dẫu chàng là người châu Phi chứ không phải xuất thân từ một gia đình nô lệ Mỹ, thì bị chê bai rất nhiều. Và, không hề hợp gu với cha mẹ của Ann…
Một cậu bé, tiểu Barack, ra đời ngày mùng 4 tháng tám năm 1961 ở Honolulu. Hai năm sau khi sinh, Barack cha đã dành được một học bổng để tiếp tục theo học tại trường đại học danh giá Harvard, gần ngay Boston, trong bang Massachusetts, ở giáp đông bắc Hoa Kỳ. Nhưng điều kiện kinh tế không cho phép anh đem theo cả gia đình; mối quan hệ không sống sót được do sự xa cách này. Mặc cho những lời hứa của mình, nhưng Barack cha sẽ chẳng quay lại thăm vợ và con trai, vẫn ở lại Hawaii. Barack con sẽ chỉ gặp lại cha mình, đã quay về Kenya ngay năm 1963 sau khi học xong ở Harward, một lần duy nhất. Nghiện rượu, mọi người được biết anh đã chết trong một tai nạn xe hơi[5]. Ann khám phá ra rằng anh đã cưới vợ ở quê nhà trước khi họ gặp nhau. Anh đã khẳng định rằng cuộc hôn lễ này là không có giá trị. Dối trá. Khi quay trở về Kenya, Barack Obama cha còn tái hôn với một phụ nữ Mỹ khác. Tổng cộng, anh có tới chín người con với bốn bà vợ khác nhau.
Nhìn lại quá khứ, người đàn ông sẽ trở thành Thượng nghị sĩ của bang Illinois sau này khẳng định rằng đã thiếu thốn rất nhiều do sự vắng mặt của người bố. Trong khi ông mang cùng một tên họ, Barack Obama chỉ còn nhớ những câu chuyện về mẹ. Một bộ sưu tập những kỷ niệm mờ ảo, được những người khác kể lại. Có thứ để biến bộ mặt người cha thành một người hùng… hay là một kẻ hèn hạ. «Việc cha tôi không hề giống với những người xung quanh tôi - rằng ông đen như một chấm tròn và mẹ tôi trắng như sữa - đã gần như không để lại bất kỳ dấu vết nào trong trí óc tôi», ông đã viết như vậy trong những năm sau này. Theo những gì mẹ và bà ngoại đã kể lại cho nghe, Barack Obama biết cha mình là một tay lái xe rất tồi, có giọng nói âm cuối thường lướt nhanh và một cách phát âm kiểu Anh rất rõ. Rằng ông có thể trở nên rất cục tính và phán xét những người khác một cách dễ dàng. Nhưng «có một thứ mà cháu có thể học được ở cha mình», một hôm ông ngoại đã nói với Barack: «Niềm tin. Đó là bí mật thành công của một người đàn ông». Lời khuyên này sẽ không ở mãi như là một từ chết.
Ann dẫu vậy cũng làm lại cuộc đời. Quyến rũ, mới hai mươi tuổi vào thời kỳ họ ly dị, nàng đã gặp một người đàn ông ngoại quốc khác. Một người In-đô-nê-xi-a, có tên là Lolo Soetoro. Gần người này, Ann cảm thấy an toàn. Nàng ý thức rằng anh sẽ đảm bảo cho con trai mình một sự cân bằng. Lên sáu tuổi, cậu bé Barack nhọc nhằn với sự thiếu vắng tình phụ tử. Ngoài ông ngoại, cậu không quan hệ hàng ngày với những người đàn ông trưởng thành. Thế nên, suy nghĩ chín chắn, khi Lolo ngỏ lời chuyển đến In-đô-nê-xi-a sống với anh, thì nàng vui vẻ quyết định ngay. Vào năm 1967, gia đình lắp ghép ấy dời đi Djakarta.




[1] Hawaii vào trong Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1959, cùng năm với bang Alaska. Là những bang thứ 49 và 50 của Hoa Kỳ. TG.
16  «Những mối quan hệ giữa những ứng cử viên của Nhà Trắng và cha họ», đọc bài báo «Like father, like candidate», US New &World Report, ngày 17 tháng mười hai năm 2007. TG.
[3] Một tập đoàn công nghiệp lớn.
[4] Các sử gia đánh dấu thời kỳ đầu của phong trào, trong miền nam Hoa Kỳ, từ năm 1955. Các bộ luật của Civil Right Act, chấm dứt sự tách biệt, được bỏ phiếu tại Đại hội trong những năm 1964 và 1965 dưới sự chủ tọa của Tổng thống Dân chủ Lyndon B. Johnson. TG.
[5] Xem chương 10 về thân phận của Barack Obama. TG.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét