Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2024

Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật chiếm Đông Dương

 

Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật chiếm Đông Dương

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tấn công các đồn trú của Pháp ở Đông Dương. Qua việc này, họ đã giáng một đòn chí mạng vào sự hiện diện của Pháp ở thuộc địa Đông Nam Á.

Quân lính Thuộc địa Pháp rút khỏi biên giới TQ nhân vụ đảo chính của quân Nhật diễn ra vào tháng 3/1945

Pháp bị lật đổ

Người Nhật trong cuộc chiến chống Trung Quốc đã lợi dụng sự thất bại của Pháp trước Hitler để chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp. Ngày 25/9/1940, họ đã chiến thắng quân Pháp ở Đông Dương nhưng vẫn giữ nguyên chính quyền thuộc địa và Thống đốc toàn quyền - Đô đốc Jean Decoux -, do chính phủ Vichy bổ nhiệm.

Ngài Thống đốc toàn nguyền Jean Decoux đã gắng gượng hết sức để duy trì sự hiện diện của Pháp tại vùng thuộc địa xa lắc xa lơ này và đảm bảo an ninh cho dân cư của mình, tuy nhiên Pháp vẫn kiểm soát Đông Dương và khai thác cao su tự nhiên (vào năm 1939, nơi đây chiếm 15% xuất khẩu của trên toàn thế giới).

Hướng tới sự hỗn loạn

Năm năm sau, do khắp nơi đều bị cuộc phản công của Mỹ đẩy lùi, Nhật lo sợ người Pháp ở Mẫu quốc sẽ tìm cách đuổi họ ra khỏi Đông Dương. Và đó chính là lý do mà ngày 9/3/1945, họ tấn công các đồn binh của Pháp ở đó một cách đột ngột và dã man. Không dưới 2.650 người Pháp thiệt mạng, trong đó có tướng Émile Lemonnier, chỉ huy lữ đoàn 13 ở Lạng Sơn. Viên tướng này đã hai lần từ chối ký đầu hàng vô điều kiện. Ông bị người Nhật dùng kiếm chém đầu vào ngày 10 tháng 3 (hiện giờ ở Paris, đại lộ nằm giữa NBT Louvre và Vườn Tuileries được mang tên ông).

3.000 tù binh Pháp được áp giải đến các trại tử thần, trong đó có trại ở Hòa Bình. Trong số 19.000 thường dân Pháp, có 3.000 người cũng bị giam giữ và đôi khi cũng bị tra tấn. Những người khác bị buộc phải ở tại nơi cư trú dưới sự cai trị của Kempeitai (cảnh sát chính trị của Quân đội Hoàng gia Nhật Bản).

Tuy nhiên vào ngày 10 tháng 8 năm 1945 Hồ Chí Minh, lãnh tụ đảng Cộng sản và Dân tộc chủ nghĩa, đã lên án sự giám sát của Nhật Bản và tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam).

Cùng lúc, như để tăng thêm sự bối rối hỗn loạn đang bao trùm trên vùng lãnh thổ này, quân Đồng Minh đã nhóm họp ở Potsdam đã lên kế hoạch chia đôi bán đảo Đông Dương dọc theo vĩ tuyến 17 (biên giới tương lai giữa Bắc và Nam Việt Nam). Việc duy trì trật tự ở phía bắc của đường tuyến này sẽ rơi vào tay Tưởng Giới Thạch, người TQ theo chủ nghĩa dân tộc, còn ở phía nam sẽ do người Anh kiểm soát!

Nỗ lực tái chiếm

Tướng Charles de Gaulle, khi đó đứng đầu Chính phủ lâm thời của Cộng hòa Pháp, làm mọi cách có thể để khôi phục chủ quyền của Pháp đối với các nước thuộc địa. Ông muốn xóa bỏ ký ức về thất bại của Pháp năm 1940 và khôi phục lại sự vĩ đại ở khắp mọi nơi. Ông cũng muốn chấm dứt những nỗ lực giành độc lập của các nước thuộc địa thuộc đế chế Pháp.

Ngày 24 tháng 3 năm 1945, ông tuyên bố ý định thành lập ở Đông Dương một liên bang gồm các thuộc địa và xứ bảo hộ, gồm ba tỉnh của Việt Nam (ba kỳ: Bắc Kỳ, An Nam/Trung kỳ và Nam Kỳ), Campuchia và Lào.

Ngày 23 tháng 9, quân Pháp theo lệnh của Trung tá Jacques Massu chiếm Sài Gòn, thủ đô của Nam Kỳ (Miền Nam Việt Nam). Chiến dịch diễn ra thuận lợi nhờ sự đầu hàng chính thức của Nhật Bản đã diễn ra ba tuần trước đó.

Vài ngày sau, một lực lượng viễn chinh đến dưới lệnh của Tướng Leclerc de Hauteclocque, người hùng của Quân Giải phóng (Pháp) được Tướng de Gaulle bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh Quân đội  vùng Viễn Đông, dưới lệnh của Đô đốc Georges Thierry d'Argenlieu, Thống đốc Toàn quyền Đông Dương.

Bằng cách thức táo bạo của mình, Leclerc đã đuổi quân Nhật và Trung Quốc ra khỏi Việt Nam và Campuchia và ngày 18 tháng 3 năm 1946 vị tướng này đã tiến thẳng vào Hà Nội...

Nhưng sự khải hoàn của quân đội Pháp chẳng được bao lâu. Sau cuộc viếng thăm Pháp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được diễn ra cùng năm. Khi trở về, Hồ Chủ Tịch tung lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến vào cuối năm ấy…

Và đó là đoạn khởi đầu của cuộc Kháng chiến 9 năm. Cuộc kháng chiến này kết thúc với sự bại trận của Pháp tại Điện Biên Phủ.

Và đó cũng là bắt đầu thời kỳ Việt Nam bị chia cắt làm đôi miền: Bắc Nam và biên giới sẽ là vỹ tuyến 17.

Paris 09/03/2024

Hiệu Constant

(Theo tạp chí Herodote)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét