Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Người có phúc biết trồng 10 đức tính này


Trí tuệ Đạo Đức Kinh: Người có phúc biết trồng 10 đức tính này
San San/ĐKN


Những bài học của cổ nhân cũng có lúc rơi vào quên lãng. Nhưng nếu tình cờ đọc lại, suy ngẫm và áp dụng trong đời sống hàng ngày, chúng ta sẽ thấy chân lý sẽ không bao giờ thay đổi dù trải qua hàng nghìn năm.
Lão Tử, họ Lý, tên Nhĩ, tự là Đam, người thời Xuân Thu, viết cuốn “Đạo Đức Kinh” 5000 chữ, chính là tinh hoa đạo học của mình lưu lại hậu thế. Đây cũng là một trong những cuốn sách được xuất bản nhiều nhất trên thế giới với nội dung bác đại tinh thâm. Lão Tử khuyên người ta phải biết tu thân dưỡng tính, sống thuận theo tự nhiên, chất phác, không tranh giành, vạn sự tùy kỳ tự nhiên. 
Gần đây, trên mạng internet lưu truyền bài viết về trí tuệ nhân sinh trong Đạo Đức Kinh, người có phúc thường vun trồng 10 đức tính này. 
Xem nhẹ: Công lao thuộc về người khác
Trong Đạo Đức Kinh có câu: “Sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, công thành nhi phất cư”. Câu này tạm dịch là: “Sống mà không cầu, làm mà không cậy, thành công mà chẳng nhận”. 
Cái gì là của mình thì sẽ vẫn là của mình, không mất được. Thứ không phải của mình thì dù có tranh giành cũng không được. Chúng ta chỉ cần làm sao sống cho tốt, Thượng Thiên đều có sắp đặt mọi thứ. Trong chuyện Tái Ông mất ngựa là một ví dụ. Ban đầu Tái Ông mất một con ngựa, sau một thời gian thì con ngựa trở về và mang theo một đàn ngựa, nhưng sau đó, con trai ông vì cưỡi ngựa mà ngã gãy chân, nhưng nhờ vậy mà cậu mới thoát nghiệp đi lính, bảo toàn tính mạng. Người có phúc biết xem nhẹ và biết thế nào là đủ. 

Lời nói cẩn trọng: Bậc trí giả thường ít nói
“Người biết không nói, người nói không biết”, người hiểu biết thường ít nói, người nói lời chê bai ở khắp nơi cũng không phải là thông minh. “Bệnh từ miệng đến, họa từ miệng ra”. Lưỡi vô cùng mềm mại nhưng đôi khi lại là vũ khí vô cùng sắc bén. 
Vị tướng của triều đại Bắc Chu sống rất thật thà nên không chú ý đến lời nói của mình. Trước khi chết, ông gọi con trai đến bên cạnh rồi lấy dùi chọc vào lưỡi cậu đến chảy máu để cảnh báo con trai cần thận trọng khi mở miệng. Người có phúc thường thận trọng lời nói, kiểm soát tốt cái miệng cũng chính là giữ được phúc đức của bản thân. 
Khiêm tốn, khiêm tốn hơn nữa
“Đôn hề kỳ nhược phác, khoáng hề kỳ nhược cốc”, câu này tạm dịch là: “Thành thực như mộc mạc, trống rỗng như hang sâu”. Người có biểu hiện một chút khiêm tốn chính là người có phúc khí. Trong Mã thái phúc âm viết: “Người khiêm tốn thường nhìn thấy thiếu sót của bản thân, biết chăm sóc và tôn trọng người khác, không tự cao tự đại. Điều này làm cho người khiêm tốn sống khiêm nhường.  
Khoan dung: Tan hết băng giá
Trái tim con người không thể chinh phục bằng vũ lực mà bởi tình yêu và sự bao dung. Phúc đức không được trồng bằng tiền tài vật chất mà đổi về bằng tình yêu thương và sự khoan dung. Trong triều đại nhà Minh có Dương Chứ trọng đức, hàng xóm mất gà liền quay sang chửi nhà họ Dương ăn cắp. Sau khi nghe được, Dương Chứ không những không bực tức mà còn quay ra khuyên người nhà rằng: “Hàng xóm láng giềng không phải chỉ có mình nhà ta là họ Dương”.
Khi trời mưa đến, người hàng xóm khác để nước chảy vào sân nhà Dương Chứ, thấy vậy ông chỉ nói: “Có nhiều ngày nắng hơn và ít ngày mưa hơn”. Dần dần, hàng xóm của Dương Chứ cũng bị ông làm cho cảm động. Sau này, có trộm đột nhập vào nhà Dương Chứ, hàng xóm đã tự đến nhà ông gác đêm. 
Biết mình biết người
Khi Tào Tham được phong làm Tướng quốc, ông thực biện biện pháp “Không làm mà trị”. Khi bị Hán Huệ đế khiển trách, ông liền tạ tội trước Hoàng đế nói: “Bệ hạ so với Cao tổ, ai thánh minh hơn ạ?”. Hán Huệ đế đáp: “Trẫm không bằng tiên đế”. Tào Tham lại hỏi: “Thần và Tiêu Hà, ai tài đức hơn?”. Hán Huệ đế đáp: “Ngươi dường như thua kém hơn Tiêu Hà”. 
Trong Đạo Đức Kinh có nói: “Biết người là người trí, biết mình là người minh”. Phải là người có phúc khí lớn mới có thể nhìn rõ chính mình, giữ vững bổn phận của mình, không làm quá phận.  
Kiên trì: Có tài nhưng thành đạt muộn 
Một người càng trải qua khổ ải mà càng kiên trì, tương lai người này sẽ càng có phúc khí. Trong Đạo Đức Kinh có viết: “Đại phương vô ngung, đại khí vãn thành”. Người có phúc khí đều trải qua nhiều khổ ải, chỉ cần có ý chí kiên cường thì người đó sẽ có phúc phận. Quá trình kiên trì bước qua nhiều thăng trầm chính là tài sản quý giá của một người. Vương Hi Chi luyện viết thư pháp, suy nghĩ về bố cục chữ viết, kiên trì không ngừng qua bốn mùa xuân hạ thu đông, cuối cùng mỗi nét bút đều viết rất có hồn có sắc. Chính sự kiên trì này đã giúp ông thành công và có nhiều phúc khí. 
Hình Vương Hi Chi do họa sĩ Tiền Tuyển thời Nguyên vẽ (ảnh: Wikipedia).
Hiền hòa
Hiền hòa là điều đáng quý, người hiền lành sẽ đắc được phúc khí. Trong Đạo Đức Kinh có viết: “Đại âm hi thanh, đại tượng vô hình” (tiếng lớn nghe không thấy, tượng lớn, không có hình). Người hiền hòa có thể nhìn thấy ưu điểm của người khác, không tự tư, không ích kỷ, không câu nệ hình thức, biết cách thích nghi. Hiền hòa là một loại thái độ tích cực. Lưu Bị mời được Gia Cát Lượng xuống núi trợ giúp và thu phục được nhiều tướng giỏi giúp đỡ, khi đánh trận lại được nhiều dân chúng không màng sống chết tương trợ. Giang sơn nhà Thục Hán lấy được đúng là dựa vào sự hiền hòa của Lưu Bị. 
Hành động cẩn thận 
Lão Tử có viết: “Hợp bao chi mộc, sinh ư hào mạt; cửu tằng chi đài, khởi ư lũy thổ; thiên lí chi hành, thủy ư túc hạ”. Câu này có nghĩa là: “Cây đại thụ nhiều người ôm, mọc từ mầm nhỏ bé. Đài cao chín tầng được khởi đầu xây bằng hòn đất nhỏ. Đường đi ngàn dặm bắt đầu từ bước đầu tiên”. 
Phúc khí có được là nhờ vào việc người đó hành động, làm việc đến nơi đến chốn chứ không phải dựa trên lời nói suông. Nếu muốn có phúc đức, người đó phải nỗ lực làm việc chăm chỉ, cẩn thận từ đầu đến cuối. Nếu làm việc qua loa kiểu đầu voi đuôi chuột nhằm ứng phó tình thế thì không đạt kết quả tốt. Chỉ có làm việc một cách cẩn thận từng chút một cùng với nỗ lực không ngừng nghỉ từ đầu đến cuối thì mới có được phúc khí. 
Tiết kiệm, giản dị: Mặc áo vải thô, ôm ngọc trong lòng
Phúc khí là nhờ tích lũy từng chút mà có được. Người càng quý trọng càng biết cảm ơn lại càng có phúc khí. Nếu không hiểu biết về tiết kiệm thì dù bản thân có phúc khí dày rồi cũng tiêu tan. Nhân từ mới có thể dũng, cần kiệm cho nên có thể rộng rãi. Làm từ việc nhỏ mà nên, không ganh đua so sánh, không lãng phí mới có thể để lại phúc cho con cháu. Sau khi Tô Thức bị giáng chức đến Hoàng Châu, để tiết kiệm chi tiêu, ông lấy tất cả số tiền mang theo chia thành 12 phần, mỗi tháng chi tiêu một phần, không thể chi tiêu vượt quá số đó, số tiền còn lại ông dùng để ứng phó với bất kể tình huống nào. 
Hiếu thuận
Ăn cho là ngon, mặc cho là đẹp, ở cho là yên, sống cho là sướng. Cha mẹ là phong thủy tốt nhất của gia đình, hiếu kính mẹ cha gia đình hòa thuận, phúc khí dài lâu. Trong Phật Pháp có câu: “Nếu muốn Thần Phật đến nhà, bạn cần biết hiếu thuận với cha mẹ”. Chuyện kể rằng, cha và mẹ kế cùng em trai muốn hại chết vua Thuấn, nhưng ông đã nhiều lần tránh được mà thoát chết. Nhưng sau đó ông đối với cha mẹ vẫn vô cùng hiếu thuận, vẫn yêu thương em trai hết mực. Lòng hiếu thuận của ông đã cảm động trời đất. Do vậy, muốn có phúc báo hãy hiếu kính cha mẹ một cách tốt nhất. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét