Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Hãy gắng sống

Be Save (Hãy gắng sống)
(Truyện dành cho lứa tuổi từ 13 trở lên)
***

Theo mạch truyện thì dần dần ta phát hiện chuyện xảy ra tại Mỹ, trong một thành phố nhỏ thanh bình mà nạn thất nghiệp diễn ra khá phổ biến, nhất là với đám thanh niên mới lớn.
Nhân vật chính của tác phẩm là Oskar, 16 tuổi, học sinh trung học. Oskar kể về gia đình mình, gồm anh trai Jeremy, cha mẹ và bà nội. Và còn có Marka, cô bạn gái đầu tiên nhưng cũng là bạn học và bạn diễn, và Jef - anh trai của Marka… Ngoài ra còn có nhiều nhân vật khác, các bạn học cùng trường với Oskar và Marka… Oskar thích nhạc rock và cậu vẫn thường chơi cùng với anh trai Jérémy trước khi anh tòng quân, sau đó thì cậu lại chơi cùng với Marka và gộp thành ban  nhạc O &M để chơi tại trường trung học của họ.  
Do đã tốt nghiệp trung học mà không có việc làm, và trường học vốn không phải là thứ mà Jeremy say mê nhất, nên Jeremy đầu quân vào quân đội khi được họ hứa sẽ đào tạo cậu thành một «người xây dựng cầu đường», ngành mà cậu vốn mơ ước. Nhưng thc tế không phải vậy. Do có tài năng về bắn súng, Jérémy được đào tạo nhanh chóng và gửi sang Irak. Tại đó, Jeremy đã khám phá ra địa ngục trần gian, sự phi lý của tình trạng thc tế, những cái chết thảm thương, những vụ đánh bom cảm tử và nhất là Jef, người bạn cũng phố, cùng học, bị thương bất ngờ do bị tấn công bằng bom và bác sỹ đã buộc phải cưa chân của Jef, rồi cảnh khắc nghiệt của chiến tranh đã khiến một người bạn khác là Léon đào ngũ…  Nhưng khó nhất có lẽ là làm thế nào để kể sự thật diễn ra ở doanh trại chiến trường cho người thân ở nhà mà không khiến họ bị choáng đây ?

Nhưng một tối, trước khi tòng quân, hai anh em Jeremy và Oskar đã khám phá ra cuốn album ảnh bí mật của bố trên gác sép và phát hiện ra sự thật về một cái tên, một nhân vật mà bố họ luôn nhắc đến nhưng họ không bao giờ gặp mặt thì lại chính là… bố của họ. Bố của Jeremy và Oskar (Frank) thực ra là một tay súng bắn tỉa kỳ khôi và là một cựu chiến binh đã tng tham chiến tại Việt Nam, nhưng ông lại không bao giờ kể về cuộc đời ấy, mà sau này ông đã gọi khoảng thời gian ấy là «một cuộc đời khác». Vết thương khiến ông đi cà nhắc một cách khó nhọc cũng không bao giờ được đề cập  đến. Với ông, chiến tranh thc là khủng khiếp…
« Và bất thình lình, một khuôn mặt méo mó, vặn vẹo vì đau đớn. Khuôn mặt của bố nằm trên băng ca, ống quần dính đầy máu ở ngang tầm chân trái, cái chân mà hiện giờ bị vặn vẹo hoàn toàn ấy. Nó gần như dời hẳn khỏi cơ thể của bố. Quảng trị, 13 tháng bảy, năm 1970.
- Chân của bố, Oskar ạ ! Xem này ! Câu chuyện ở nhà xe, đúng là vớ vẩn hết chỗ nói! Tất cả những gì bố kể cho tụi mình nghe cho đến tận lúc này thì toàn là phịa cả thôi ! Anh không thể tin nổi.
Hổn hển, tôi hết nhìn đăm đăm khuôn mặt của bố lại nhìn xuống cái chân của ông. Jeremy gần như phải lôi tôi ra khỏi cảnh tượng hãi hùng đó để lật sang trang cuối cùng. Chỉ còn bốn bức nữa thôi, trong đó có ba bức chụp trong một bệnh viện… »
Và quả như thế, Jérémy đã sống cùng những thảm cảnh mà bố của cậu đã từng sống khi tham ra chiến tranh tại Việt Nam. Nhưng dẫu sao, qua những lá thư điện tử, Jeremy đã kể cho Oskar nghe cuộc sống thường ngày của mình và luôn kết thúc thư bằng một câu «Be safe», (Hãy gắng sống), và cậu đã dặn em trai là phải giữ bí mật những điều mình kể, không được để cho bố mẹ biết. Oskar đã khám phá ra sự khốc liệt của chiến tranh qua những lá thư điện tử của anh trai mình như vậy, những điều trái ngược hẳn với cuộc sống bình yên của cậu tại thành phố nhỏ quê hương ấy. Điều này lý giải cho cơn thịnh nộ của Frank khi biết đa con trai đầu của mình đã ghi tên tòng quân. Ông đã giải thích cho con biết rằng thc ra chiến tranh không hoàn toàn như lời hứa mà những người tuyển mộ đã nói với nó. Rằng trong quân đội, người ta không thể để một thiện xạ bắn tỉa đi «xây dựng cầu đường».
Rồi khi Jérémy và Jef tham trận tại Irak, và khi được tin Jef bị thương, đôi bạn Oskar và Marka đã sáng tác những ca khúc dành tặng người chiến binh trẻ tàn phế, những ca khúc gửi đến người anh vẫn còn nơi chiến trận và cùng nhau luyện tập. Và cuối cùng họ đã thành công, các bài hát của họ đã được các bạn, thầy cô cũng trường và các bậc cha mẹ đánh giá cao và ủng hộ nhiệt liệt ! Thế rồi « tiếng lành đồn xa », và đã đến tai Marie, một nhà sản xuất đĩa nhạc, và một CD của ban nhạc O&M đã ra đời.
Thời gian qua đi, chiến tranh càng ngày càng mang tính hiện đại hơn, hủy diệt và gây đau thương nhiều hơn, nhưng cảm xúc của những con người chứng kiến những thảm họa thì vẫn thế, và tình cảm con người dành cho nhau khi cái chết cận kề vẫn vậy. Cho dù chiến tranh ở VN (với bố) hay cuộc chiến ở Irak (với con) thì những người liên quan vẫn  luôn phải gắng chịu sự vắng bóng của người thân với những lo toan mơ hồ do thiếu vắng thông tin, tin tức và nhất là sự thật về những gì đang thật sự diễn ra nơi chiến trận…
Một câu chuyện cảm động về tình anh em ruột thịt trong một thời đại mà «ai biết thân người ấy» và nhất là câu chuyện lại xảy ra tại Mỹ. Qua đây, chúng ta hiểu thêm về quân đội Mỹ và cách tuyển quân «không giống ai» của họ.
«Ngày mai anh Jeremy sẽ lên đường. Mình không được khóc. Hai câu bẳn tiện này cứ không ngừng quay cuồng trong tôi mà không để tôi nghỉ ngơi lấy một giây nào hết. Chúng lao vào nhau, va vào nhau ngay trong hộp sọ tôi hệt như những con chim đang hoảng loạn vậy.
«Ngày mai anh Jeremy sẽ lên đương. Mình không được khóc. Ngày mai anh Jeremy lên đường. Mình không được khóc. Mình không được khóc… Không được khóc… Không được khóc…
Và bất thình lình tôi đã bị đánh lùi, hệt như một con đê bị vỡ vậy. Tôi bắt đầu khóc. Một cơn hồng thủy thực sự ! Một trận lũ lụt thế kỷ ! Tôi khóc tức tưởi hệt như một thằng bé mà không sao dừng lại được…
Ngày mai anh Jeremy lên đường… »
Qua đây, tác giả cũng chỉ ra một số bộ phận thanh niên, vốn đang bị thất nghiệp lại xa dời thực tế nên dễ dàng bị thuyết phục qua những lời hứa màu hồng, bởi theo họ chiến tranh thì quá xa vời, họ không hiểu gì thực tế mà chỉ thi thoảng xem các cảnh trên truyền hình mà họ vốn coi đó là phim ảnh. Đây là một cuốn tiểu thuyết thú vị, dễ đọc, cuốn hút bằng những câu chuyện đời thường và ngôn ngữ giản đơn, lối viết mộc mạc nhưng lại diễn tả được một cách sâu sắc đậm tính nhân văn về tình cảm, về các mối liên hệ và sự chuyển biến của cả một gia đình. Ngay cả khi biết Jeremy đào ngũ, chúng ta thấy cũng có thể thông cảm được và không bị sốc… Một Oskar không thông minh xuất chúng nhưng có cuộc sống sôi động đầy đam mê, Oskar là hiện thân của vô vàn trẻ vị thành niên trong thời đại ngày nay. Cậu loay hoay tìm sự giống nhau của cha mình trong bức ảnh khi tham trận tại Việt Nam, bên cạnh người lính Việt bị thương và người cha hiền lành của mình hiện giờ. Cậu loay hoay tìm cho mình những lời giải đáp…
Một câu chuyện có kết cấu thông minh : các tình tiết trầm trọng được miêu tả bằng nhng ngôn ngữ đơn giản, cách đề cập chuyện, cộng thêm những tình tiết nhẹ nhàng của mối tình đầu của tuổi học trò (giữa Oskar và Marka), những lời cổ vũ của anh trai đối với đứa em… Các nhân vật phụ cũng dễ mến : bố suốt ngày hý húi trong nhà xe để sửa những chiếc xe cổ lỗ, và nhất là điều bí mật cố giấu của ông về những năm tháng tham gia cuộc chiến tranh tại Việt Nam nhưng rút cục đã bị những đứa con khám phá ra. Một bà nội già mà vẫn lái xe đi cả ngàn dặm đến chơi với con cháu với cả thùng các tiểu thuyết tình yêu ủy mị, và khi cần, sẵn sàng « tiếp tay cho đứa cháu ngoại của mình vượt biên để đào ngũ… Bà là hiện thân của chất hài dí dỏm trong tác phẩm…
Truyện dễ đọc, xúc tích và cuốn hút. Một truyện của tác giả Pháp nhưng lại được viết theo lối Mỹ nên có tính lai căng tạo thêm phần thú vị.
Dành cho lứa tuổi từ 13 đổ lên.
Tác phẩm đã được trao 14 giải thưởng văn học và được bộ Giáo dục quốc gia Pháp chọn đưa vào mục Sách đọc tại trường trung học.
Tác phẩm đã được dịch ra khá nhiều thứ tiếng trong đó có Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Catalogne và Italia và Trung quốc.
Ngoài ra, một tác phẩm khác của ông, tác phẩm Trái tim thơ ngây của tôi (Mon petit coeur imbécile) cũng đã được dịch ra nhiều th tiếng như Trung Quốc giản thể, Trung quốc phức hợp (phồn thể), Đức, Ý Hàn Quốc và Nhật Bản và cũng nằm trong sách được Bộ giáo dục Pháp chọn đưa vào học đường.
Đôi lời về tác giả :  Xavier-Laurent Petit sinh năm 1956 trong vùng ngoại ô Paris. Ông đã theo học nhàng Triết học, nhưng sau đó lại làm nghề dạy học, ông là giáo viên dạy cấp I. Trở thành nhà văn, ông dời khỏi ngành giáo dục. Các tác phẩm hầu hết đều được viết cho lứa tuổi trẻ. Ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng cho các tác phẩm của mình. Tác phẩm đầu tiên của ông xuất hiện năm 1994 gồm những tác phẩm khoa học viễn tưởng.
Sách của ông thường xuyên được Bộ giáo dục quốc gia Pháp chọn để đưa vào học đường.
Ông cũng tham gia cộng tác với khá nhiều tạp chí
Chúng tôi trân trọng giới thiệu
Paris 07 tháng 6 năm 2017
Hiệu Constant
Tên tác phẩm nguyên bản : Be save
Tên tiếng Việt : Be save (Hãy gắng sống)
Tác giả : Xavier-Laurent Petit
Nhà xuất bản : L’Ecole des loisirs
Năm xuất bản : 2007
Số trang : 260

Các giải thưởng đã được trao tặng cho tác phẩm Be save (Hãy gắng sống):
 Prix des 13-16 ans de la ville du Mans et département de la Sarthe
Le prix Littérature Jeunesse 2009 organisé par la Ville de Cholet
Le prix des dévoreurs de livres 2008 remis par un jury de collégiens de l'Eure, 
Le prix du Livre Historique 2008 de la ville de Poitiers,
Le prix littéraire départemental des collégiens de l'Hérault 2008, 
Le prix NRP (Nouvelle Revue Pédagogique) 2007, 
Le prix Frissons Vercors 2007, 
Le prix Sésame 2008 du salon du livre de Saint-Paul-Trois-Châteaux,
Le prix Sorcières 2009, le prix littéraire des collégiens de Haute-Savoie 
Le prix "Le livre élu en Livradois-Forez" (ABLF),
Le Scelte di classe 2012 attribué par un jury d'enfants au festival du livre pour enfants à Rome "La tribu dei lettori".

Bìa bốn :
Mới chỉ vài tuần trước, tôi vẫn đang gãi đàn ghi ta cũng với Jeremy trong nhà chứa xe và mơ đến sự vinh quang và mơ đến rock’n’roll trong khi bố đang nằm ngửa dưới gầm xe và trong đám dầu mỡ để hí hoáy thay đổi các loại mô tơ. Phải đến ngày chúng tôi chạm mặt các viên đội tuyển mộ lính, ngay trên parking của siêu thị vào một ngày chúng tôi muốn uống Coca.
Họ đã hứa với anh rằng anh sẽ có một nghề nghiệp tốt, rằng anh sẽ đi xây những cây cầu.
Thế là anh ấy ký giấy tuyển.
«Chiến binh chuyên trách hàng đầu Jeremy O’Neil vĩnh viễn được điều về đại đội Sygma của tiểu đoàn 3, trung đoàn Lính dù 504 thuộc sư đoàn Không vận 82», - trên giấy nói thế.
Nói cho nhanh hiểu, điều đó có nghĩa là Jeremy sẽ đến nơi ấy. Nơi mà chiến tranh đang hoành hành. Anh đến đó để giết người hoặc để cho bị người giết. Chúng tôi sẽ không gặp lại anh trong nhiều tháng tới đây. Anh hứa sẽ viết thư cho tôi.
Và trong tất cả các lá thư của anh, anh đều kết thúc bằng câu : Be save. Hãy gắng sống em nhé !


Các tác phẩm đã nhận các giải thưởng của Xavier-Laurent Petit:
Năm 1998, giải Prix Goya 1998 cho tác phẩm Le Monde d’en haut.
Giải Prix Prométhée 1996 cho L’Année de la Baleine.
Giải Prix de Sorcières 1996 cho Colorbelle-ébène.
Prix du roman historique jeunesse 1998, prix des lecteurs du Mans 1998, prix Tatoulu 1998 cho L'Oasis
Prix de l'Assemblée Nationale 2000, prix du roman historique jeunesse 2001 cho Fils de guerre.
Giải Prix du roman policier jeunesse 2001, prix Ado 2003 cho L'Homme du jardin.
Giải Prix Saint-Exupéry 2003, prix Chronos Suisse cho 153 jours en hiver.
Giải Prix Jacaranda 2008 cho Mæstro. Giải second prix des collégiens 2011 cho L'Attrape-rêves


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét