Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Thích Nhất Hạnh, một cuộc đời chánh niệm

Giới thiệu TP Thích Nhất Hạnh, một cuộc đời chánh niệm



Cuộc đời của Thầy Thích Nhất Hạnh là chứng nhân của sự tĩnh tâm. Sinh tại Việt Nam năm 1926, Thầy đã chứng kiến những thời khắc nóng bỏng sôi sục của đất nước và hai cuộc chiến tranh khiến đất nước tan hoang. Xuất gia ở tuổi 16, nhà đại thiền sư này chưa khi nào tách hoạt động chính trị và xã hội ra khỏi những thao tác thực hành hàng ngày để nuôi dưỡng tinh thần. Đặt cao giá trị giáo dục các nhà tu hành nhưng dẫu vậy thầy luôn lên tiếng chống lại những cách thức rườm rà nặng nề của các cách giáo dục truyền thống và góp phần làm thay đổi sâu xa nền tảng trong đó. Lòng trắc ẩn thương người của Thầy vượt mọi quan niệm đảng phái, cái nhìn của thầy bao bọc và không bao giờ chia rẽ. Quan niệm về «chánh niệm » của thầy được áp dụng cho những việc làm khiếm tốn nhất cũng giống hệt như quan niệm chính trị của thầy về thế giới. Một quan điểm mà theo đó chúng ta được kết nối với những người khác, nhưng cũng còn kết nối với thiên nhiên. Cuốn tiểu sử đầu tiên của Thầy tiết lộ sự phong phú đa dạng suốt chặng đường đi của thầy : sự tỏ rõ thái độ chống chiến tranh ở Việt Nam của thầy, tình bạn của thầy với Martin Luther King, cuộc đấu tranh hòa bình của thầy nhằm ủng hộ các thuyền nhân hoặc bàn tay thầy chìa ra cho các cựu chiến binh Mỹ, nhưng cũng phải kể đến di sản tinh thần mãnh liệt của thầy.

Thầy đã làm việc không ngừng để trợ giúp những đồng bào Việt Nam tị nạn và truyền bá Phật pháp bằng cách hiện thực hóa Phật pháp để dân chúng Tây phương có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn, và nhất là để cổ vũ những ai muốn dấn thân vào một con đường tinh thần mà không chê bai bài xích chính trị, kinh tế và thế giới vật chất nói chung.
Với những ai muốn tìm hiểu thêm, thì sẽ được đọc những nguyên tắc đạo đức về giáo dục của thầy chỉ dẫn ở phần cuối sách. Sự tận tâm của thầy về dạy chánh niệm ngay cả cho những công ty lớn như Google đã làm dấy lên những cuộc tranh luận, cũng hệt như khi thầy quyết định khai hướng về phía kẻ thù của mình – nước Mỹ, nêu ra những điều về Thầy như vậy để chứng tỏ rằng ta không thể tự xưng là mở rộng vòng tay, là hành thiện nếu ta hành xử với sự phân biệt đố kị.
Đây là một cuốn tiểu sử khiến người đọc xúc động sâu xa. Sự đớn đau được bộc lộ và được nhìn thấy dưới những góc độ trần trụi nhất – như đức Phật vẫn dậy các đệ tử làm : hãy mở lòng với đớn đau để đón nhận và chữa trị nó được tốt hơn, để biến nỗi đau ấy thành niềm vui sống. Và còn gì tốt hơn một ví dụ cụ thể được trích rút từ thực tế để chỉ ra cho chúng ta thấy rằng những điều tốt đẹp mà sự êm dịu, ý thức và trí thông mình của con tim có thể đem lại. Cuốn sách kể lại một cách mạch lạc những diễn biến của lịch sử Việt Nam có liên quan đến chặng đường phát triển trí tuệ tinh thần tôn giáo của thầy Thích Nhất Hạnh. Nhất là việc hình như Thầy đã nhìn thấy mọi chuyện ngay trước khi sự việc diễn ra, nhưng thầy luôn nhìn thấy những tiềm năng ẩn chứa nơi con người cũng như thiện chí nơi mỗi người và thầy đã không ngừng cổ vũ khuyến khích họ thay đổi hướng thiện và thầy luôn luôn cố gắng để hiểu họ.
Cuộc đời của Thầy được gắn liền với những ngữ cảnh lịch sử, được các tác giả tra cứu tư liệu rất tỉ mỉ. Có những trang ta được chứng kiến thầy – một nhà tu hành còn trẻ - đang tranh luận với chính mình, tìm những lí lẽ hơn thiệt để tiếp tục chặng đường để rồi rút cục rất thường xuyên chọn con đường nhân từ và bao dung. Chỉ có sự suy ngẫm chiêm nghiệm và chánh niệm mới giúp được thầy khi còn ở Việt Nam và những năm sau này khi thầy phải sống cuộc đời viễn xứ, cũng như thầy đã cương quyết từ chối nhân nhượng trước bạo lực. Những bài giảng của thầy còn ngân vang mãi ở Mỹ và châu Âu.
Một cuốn sách cho ta những bài học sâu rộng về cuộc đời và chánh niệm.  

Chúng tôi trân trọng giới thiệu
Paris 21/04/2017
HIệu Constant

Tên sách nguyên bản : THICH NHÂT HANH - UNE VIE EN PLEINE CONSCIENCE
Tên tiếng Việt: Thầy Thích Nhất Hạnh – Một cuộc đời chánh niệm
Tác giả: BERNARD BAUDOUIN, CÉLINE CHADELAT
Nhà xuất bản: Archipel
Năm xuất bản: 2016
Số trang: 288


Đoạn trích
Sự trở về của tu sỹ tỉnh táo
Năm 2005 sẽ là năm thứ ba mươi chín và là năm cuối cùng viễn xứ của thiền sứ Thích Nhất Hạnh sống ngoài biên giới Việt Nam. Sau nhiều cố gắng mà không có kết quả, thì cuối cùng Hà Nội đã chấp thuận cấp phép cho Thầy được bước đi trên nền đất của tổ tiên mình, cho thời hạn là ba tháng giữa tháng Giêng đến tháng Tư năm 2005. Nếu như sự lưu vong đã muốn kết án nhà sư ra đi để đến Hoa Kì mang theo bức thông điệp vì Hòa Bình vào sự quên lãng, thì những năm tháng đã chỉ khiến Thầy sống động hơn. Thầy trở về với uy thế bậc thầy tỉnh táo, một sự công nhận tỏa bóng hào quang . Trong suốt những năm tháng sống chia cắt với quê hương mình, Thầy Thích Nhất Hạnh đã không ngưng nghỉ gieo những hạt giống hòa bình trong các trái tim và tinh thần nhờ sự thực hành chánh niệm. Trong khi bạo lực thường xuyên nảy lên như một sự hiển nhên, hàng ngàn người, từ Paris đến New York, chen lấn nhau để đến ngeh Thầy giảng giải về Hòa Bình. Nhân danh là thầy tinh thần, sự nổi tiếng kể từ đây đặt thầy đứng sau có Đạt Lai Lạt Ma. Những phần thưởng quí báu đã đến công nhận sự cam kết chân thành của thầy trong sự phục vụ những cá nhân yếu đuối nhất, sự can đảm đặc biệt của thầy cũng như sự cương quyết làm nảy nở tình yêu và sự tôn trọng dành cho tất cả các  hình dạng đời sống. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim đã tuyên bố về giáo lý của thầy rằng cho phép “được chia sẻ sự cảm thông sâu sắc với những con người đang phải chịu đau khổ[1]”.
Nhà sư, thiền sư, nhà bảo vệ hòa bình, nhà thơ, nhà văn và nghệ sỹ, tác phẩm của Thích Nhất hạnh bao trùm lên tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống: như mối liên hệ gắn kết ông với đất nước yêu thương của ông làm chứng cho điều đó, không có sự khác biệt giữa tình yêu con người và tình yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống. Với cuộc đời ba mươi chín năm sống viễn xứ, và bối cảnh là cuộc chiến tranh lạnh, thầy Thích Nhất Hạnh đã liên kết sự hiểu biết khéo léo của “cái nhìn sâu rộng”, hé lộ cho thầy thấy rằng hòa bình không phải đi kiếm ở những lời tuyên bố hoành tráng mà nó ẩn nấp sâu trong lòng mỗi người và trách nhiệm thuộc về mỗi người phải tiết lộ nó ra. Rằng sự thay đổi không ép buộc mà nó bắt đầu trong chính từ trong mỗi  chúng ta. Rằng qua những xung đột lớn thì các sức mạnh mới xuất hiện và chúng thường xuyên vượt quá sức của con người. Nhưng rồi cuối cùng vẫn là chính họ, từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, tự chọn lựa cách thích hợp nhất để tham gia vào cuộc chơi của đời người và đưa nó ra áp dụng vào thực tế. Nhà Hiền triết sẽ chỉ lối, một cách khiêm nhường.
Bên ngoài đường biên giới quê hương mình, cuộc đời thầy Thích Nhất Hạnh, nhờ sức mạnh của chánh niệm, được dành toàn bộ để xoa dịu một thế giới vùng vẫy trong những dằn vặt của thế giới luân hồi mênh mông và những con sóng giận dữ, hận thù, đớn đau. Thầy dạy chánh niệm nhiều đến nỗi mà điều này trở thành người dạy lại thầy. Chánh niệm là gì? “Nó là nghị lực được coi là từ những gì diễn ra trong thời khắc hiện tại. Khi bạn đang ở giữa một thực tại, thì bạn hoàn toàn là đang ở giữa cuộc sống . Đó là một cách để sống hết mình từng khoảng khắc của cuộc sống của bạn. Nguồn sinh lực này bảo vệ bạn và làm sáng tỏ mọi hoạt động của bạn. Chánh niệm là khả năng nhân biết vạn vật như chúng vốn thế”, - Thầy nói.





[1] « Deeply passionate and compassionate toward those who are suffering », Jo Confino, « Thich Nhât Hanh: is mindfulness being corrupted by business and finance ? », The Guardian, 18 tháng Ba năm 2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét